TIN LIÊN QUAN | |
Đại sứ các nước ASEAN tại Washington D.C. điện đàm với Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ David Stilwell | |
Tin tức ASEAN buổi sáng 22/4 |
Tính tới hết ngày 22/4, ASEAN ghi nhận 33.318 ca mắc Covid-19, trong đó 1.240 người tử vong. (Nguồn: Rappler) |
Singapore vẫn là điểm nóng Covid-19 tại ASEAN
Tính tới hết ngày 22/4, ASEAN ghi nhận 33.318 ca mắc Covid-19, trong đó 1.240 người tử vong. Số ca nhiễm tăng mạnh khiến Singapore phải gia hạn giãn cách xã hội thêm 4 tuần.
Số người mắc Covid-19 ở Đông Nam Á chủ yếu tập trung ở bốn nước: Singapore (10.141 ca), Indonesia (7.418 ca), Philippines (6.710 ca) và Malaysia (5.532 ca). Số ca mắc bệnh ở bốn nước này chiếm tới gần 90% tổng số ca toàn khối ASEAN.
Bộ Y tế Singapore ngày 22/4 cho biết tính nước này đã ghi nhận thêm 1.016 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm ở đây lên thành 10.141 ca. Đây là ngày thứ ba liên tiếp Singapore ghi nhận mỗi ngày trên 1.000 ca nhiễm mới, trong đó phần lớn xuất phát từ các khu nhà ở của lao động nước ngoài. Trong số các ca nhiễm mới ngày 22/4 có 15 ca nhiễm là công dân Singapore và người có thẻ thường trú dài hạn.
Số ca nhiễm trong cộng đồng tại Singapore có chiều hướng giảm, xuống còn bình quân 28 ca/ngày trong tuần qua so với 39 ca/ngày trong tuần trước đó. Tuy nhiên, trong số đó, số ca nhiễm không rõ nguồn gốc lại tăng nhẹ, từ 19 ca/ngày trong tuần trước đó lên 22 ca/ngày trong tuần vừa qua.
Tính đến hết ngày 22/4, Indonesia đã xác nhận 7.418 ca mắc Covid-19, với 635 người tử vong và đã có 913 trường hợp được chữa khỏi. Cùng ngày, tại Indonesia, Thủ hiến Jakarta, ông Anies Baswedan tuyên bố sẽ gia hạn các biện pháp hạn chế tiếp xúc xã hội thêm một tháng cho đến ngày 22/5 và kêu gọi người dân cầu nguyện tại nhà trong suốt tháng lễ Ramadan nhằm ngặn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19.
Bộ Y tế Philippines ngày 22/4 thông báo nước này đã ghi nhận thêm 111 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên thành 6.710 người. Philippines có thêm 9 ca tử vong do Covid-19, nâng số ca tử vong do bệnh này lên thành 446 người ở quốc gia Đông Nam Á này. Cho đến nay, tổng cộng 693 bệnh nhân Covid-19 ở Philippines đã hồi phục.
Ngày 22/4, Bộ Y tế Malaysia thông báo đã ghi nhận thêm 50 trường hợp mắc Covid-19 và 1 người tử vong. Tính đến nay, số ca mắc Covid-19 tại nước này là 5.532, trong khi số người tử vong là 93.
Trong ngày 22/4, Thái Lan ghi nhận thêm 15 ca mắc mới Covid-19 và 1 trường hợp tử vong. Như vậy, tính đến nay, Thái Lan ghi nhận tổng cộng 2.826 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 49 ca tử vong. Thái Lan sẽ cân nhắc và đưa ra quyết định về việc có dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp hay không vào ngày 28/4 tới, dựa trên thông tin cập nhật do Bộ Y tế nước này cung cấp.
Việt Nam, Lào và Campuchia chưa ghi nhận ca tử vong vì Covid-19 tính tới hết ngày 23/4.
(TGVN/TTXVN)
ASEAN cần giảm thiểu chất thải trong chiến dịch chống Covid-19
Nhu cầu về khẩu trang y tế, chất khử trùng và thiết bị bảo vệ tăng cao để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19. Đây là điều cần thiết đối với nhiều người trên thế giới và với người dân ASEAN. Tuy nhiên, lượng chất thải được tạo ra từ các vật phẩm sử dụng một lần đang gây ra mối đe dọa lớn cho môi trường. Do vậy, song song với thực hiện các biện pháp phòng trách lây nhiễm Covid-19, người dân cũng cần phải chú trọng hơn nữa tới việc bảo vệ môi trường xung quanh.
Tại Đông Nam Á, nhiều người dân đã ý thức được việc sử dụng các vật dụng thân thiện với môi trường. Nhiều người làm việc trong ngành tái chế của Philippines đã cùng nhau tìm ra các loại vật liệu thân thiện với môi trường có thể được sử dụng làm các vật liệu bảo vệ con người khỏi dịch bệnh như tấm chắn giọt bắn, quần áo bảo hộ…
"Trong bối cảnh sức khỏe là ưu tiên hàng đầu, điều quan trọng là phải xem xét các vật liệu được sử dụng để bảo vệ chính chúng ta và xem làm thế nào chúng có thể được tái sử dụng và tái chế để bảo vệ môi trường", theo Lao, người sáng lập Liên minh Tái chế và Bền vững Vật liệu Philippines - một tổ chức xã hội nhằm phát triển các chương trình không chất thải.
Trong một ngôi chùa ở Thái Lan, các nhà sư đã tận dụng chai nhựa để làm mặt nạ chống giọt bắn. Chùa đã khuyến khích các tín đồ của mình quyên tặng chai nhựa, sau đó tái chế và làm thành các đồ bảo hộ cho người dân.
(Rappler)
Chuỗi cung ứng thực phẩm trong ASEAN cần được đảm bảo. (Nguồn: Straits Times) |
ASEAN duy trì chuỗi cung ứng thực phẩm trong dịch Covid-19
Đại dịch Covid-19 đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với các nền kinh tế ASEAN. Khi các nước đóng cửa biên giới để ngăn chặn dịch bệnh, an ninh lương thực của khu vực cũng có phần bị ảnh hưởng.
Do đó, điều quan trọng là các chính phủ phải hợp tác với nhau để đảm bảo rằng chuỗi cung ứng thực phẩm vẫn mở và sản xuất thực phẩm tiếp tục không bị cản trở để người tiêu dùng có thể tiếp cận với thực phẩm an toàn, lành mạnh và bổ dưỡng trong đại dịch này.
Việc đóng cửa chuỗi cung ứng thực phẩm trong ASEAN cũng sẽ có tác động kinh tế sâu rộng vì chuỗi giá trị lương thực của khu vực là động lực chính của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và là ngành tạo khối lượng việc làm chủ yếu của các quốc gia thành viên. Chuỗi giá trị lương thực đóng góp khoảng 500 tỷ USD tổng sản lượng kinh tế, chiếm khoảng 17% GDP của ASEAN và tạo ra 113 triệu việc làm.
Để ngăn chặn hệ lụy xấu, gây thêm áp lực cho tình hình vốn đã nghiêm trọng, các chính phủ cần coi ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống là cơ sở hạ tầng thiết yếu và giảm thiểu sự gián đoạn đối với chuỗi cung ứng thực phẩm của khu vực.
Các nước cần đảm bảo rằng chuỗi cung ứng thực phẩm của quốc gia có thể tiếp tục hoạt động hết công suất. Nếu có thể, các ngành có thể hợp tác để áp dụng các biện pháp miễn trừ đối với việc di chuyển của công nhân tại các cơ sở sản xuất thực phẩm để việc sản xuất thực phẩm và đồ uống không bị cản trở.
(Straits Times)
ASEAN – Nhật Bản: Ra Tuyên bố chung về sáng kiến phục hồi kinh tế ứng phó dịch Covid-19
Ngày 22/4, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN – Nhật Bản đã chính thức thông qua “Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN – Nhật Bản về sáng kiến phục hồi kinh tế ứng phó với dịch Covid-19” .
Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN – Nhật Bản về sáng kiến phục hồi kinh tế ứng phó với dịch Covid-19 được được xây dựng trên cơ sở các nội dung chính của Tuyên bố chung do Việt Nam đề xuất và được các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN hẹp lần thứ 26 ngày 10/3 tại Đà Nẵng, Việt Nam.
Tuyên bố chung này khẳng định sự thống nhất giữa các nước ASEAN và Nhật Bản trong việc nỗ lực triển khai các chính sách nhằm đạt được ba mục tiêu chính: (i) duy trì các mối quan hệ kinh tế chặt chẽ giữa ASEAN và Nhật Bản; (ii) giảm thiểu tác động của dịch Covid-19 đối với nền kinh tế; (iii) tăng cường khả năng phục hồi kinh tế.
Để giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đối với nền kinh tế, tại Tuyên bố chung này, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và Nhật Bản thống nhất các nguyên tắc chung về hợp tác kinh tế như: cam kết nỗ lực duy trì mở cửa thị trường và ngăn chặn sự đình trệ của các hoạt động kinh tế, củng cố, xây dựng chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu bền vững, đa dạng, đảm bảo lưu thông các mặt hàng thiết yếu; tìm kiếm các giải pháp sáng tạo như kỹ thuật số để đảm bảo sự hoạt động liên tục của các doanh nghiệp, bao gồm cả các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (MSMEs).
(Công Thương)
| Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng trả lời phỏng vấn về kết quả Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN và ASEAN+3 TGVN. Trả lời phỏng vấn sau khi Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN và ASEAN+3 trực tuyến ngày 14/4 thành công tốt đẹp, Thứ ... |
| Nỗ lực ký kết RCEP vào cuối năm nay tại Việt Nam TGVN. Các đối tác đối thoại của Hiệp định kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đang thúc đẩy việc xem xét các văn bản ... |
| Chuyên gia: ASEAN+3 tạo nền tảng cấp cao để phối hợp chính sách chống dịch TGVN. Hãng thông tấn Tân Hoa xã của Trung Quốc đã dẫn ý kiến một số chuyên gia đánh giá về một số vấn đề ... |