Tin tức ASEAN buổi sáng 27/2

Quang Đào
TGVN. Vấn đề sông Mekong, ASEAN và vai trò của Việt Nam, ASEAN kêu gọi xử lý khủng hoảng tốt hơn trước tình hình dịch Covid-19...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin tuc asean buoi sang 272 Tin tức ASEAN buổi sáng 26/2
tin tuc asean buoi sang 272 Tin tức ASEAN buổi sáng 25/2
tin tuc asean buoi sang 272

Vấn đề sông Mekong, ASEAN và vai trò của Việt Nam

Trong một nỗ lực đẩy mạnh ngoại giao xanh, Việt Nam đang thúc đẩy các vấn đề địa chính trị của sông Mekong, một trong những con sông lớn nhất thế giới và lớn nhất Đông Nam Á. Thời gian vừa qua, khu vực hạ nguồn Mekong bị ảnh hưởng của hạn hán nặng, khiến an ninh nguồn nước ở toàn bộ 5 quốc gia ASEAN ở khu vực này là Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề. Lưu vực sông Mekong được coi là “bát cơm” của các quốc gia này.

Chính vì vậy, trong năm 2020, với tư cách là Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã đưa ra vấn đề này trong các chương trình nghị sự của khối, biến sông Mekong từ một vấn đề tiểu vùng thành một vấn đề có quy mô lớn hơn.

Theo các nguồn tin chính phủ tại Hà Nội, số phận của sông Mekong sẽ được đưa ra thảo luận khi Việt Nam tổ chức Hội nghị Bộ trưởng ASEAN thường niên vào mùa hè này.

Động thái này của Việt Nam cũng nhận được sự ủng hộ đáng kể. Ông Pou Sothirak, nguyên Bộ trưởng năng lượng Campuchia và Giám đốc Viện Hợp tác và Hòa bình Campuchia cho biết: “Việt Nam đang lo lắng về việc khai thác thủy điện ngày càng tăng ở sông Mekong trong những năm gần đây của các quốc gia thượng nguồn sông. Nỗ lực của Việt Nam là rất đáng khen ngợi”.

Nỗ lực ngoại giao này của Việt Nam diễn ra trong bối cảnh các quốc gia hạ nguồn sông Mekong đang phải chịu đựng đợt hạt hán tồi tệ nhất trong khu vực từ tháng 6/2019. Hạn hán đang đe dọa cuộc sống của hơn 60 triệu người, vốn phụ thuộc vào sông Mekong và các nhánh sông khác để đánh cá, canh tác nông nghiệp và vận chuyển hàng hóa.

Trước tình hình khó lường của Covid-19, ASEAN kêu gọi xử lý khủng hoảng tốt hơn

Tổng thư ký ASEAN Lim Jock Hoi đã điều hành Hội nghị chuyên đề cấp cao ASEAN về quản lý thảm họa, diễn ra từ ngày 26-27/2 tại Trụ sở Ban thư ký ASEAN ở Jakarta.

"Hội nghị chuyên đề cấp cao này là một đóng góp khác cho các nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN, bởi cung cấp nền tảng cho các thành viên trao đổi quan điểm và ý tưởng về các vấn đề thích hợp liên quan đến quản lý thảm họa”, Tổng thư ký ASEAN Lim Jock Hoi phát biểu trong lễ khai mạc.

Với việc các nước ASEAN nằm trong khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi các thảm họa thiên nhiên, dịch bệnh..., Hội nghị chuyên đề ASEAN xoay quanh nỗ lực kêu gọi sự hợp tác của các thành viên và thúc đẩy các cơ chế khu vực nhằm đảm bảo hiệu quả trong việc giải quyết và quản lý thảm họa.

"Các tuyên bố của ASEAN về Khủng hoảng cháy rừng ở Australia” và “Tuyên bố của Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc về hợp tác ứng phó Covid-19” đã thể hiện sự đoàn kết và cam kết vững chắc của ASEAN trong việc chuẩn bị kỹ càng và đảm bảo sự an toàn cho người dân trong khu vực” – ông Lim Jock Hoi cho biết.

Hội nghị chuyên đề cấp cao này nhằm nhằm tạo điều kiện cho các nỗ lực quản lý thảm họa tốt hơn thông qua 6 cuộc thảo luận chuyên đề, giữa các thành viên ASEAN và các bên liên quan.

(Tempo)

Ấn Độ, Mỹ phản đối ý định thay đổi COC của Trung Quốc

Ấn Độ cùng với Mỹ phản đối động thái điều chỉnh Bộ quy tắc ứng xử (COC) trên Biển Đông của Trung Quốc, nhằm không cho phép các đối thủ của quốc gia này, cũng như các quốc gia bên ngoài khu vực can dự vào vùng biển đang bị tranh chấp.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã gửi một thông điệp tới Trung Quốc, nhấn mạnh trong tuyên bố chung sau chuyến thăm chính thức của ông Trump tới Ấn Độ, rằng mối quan hệ đối tác chặt chẽ giữa hai quốc gia này là “vô cùng quan trọng cho một khu vực Ấn Độ - Thái BÌnh dương tự do, rộng mở, hòa bình và thịnh vượng".

Hai nhà lãnh đạo cũng lưu ý đến những nỗ lực được thực hiện để xây dựng một COC thiết thực, có ý nghĩa ở Biển Đông, vốn là trung tâm của cuộc xung đột đang leo thang giữa Trung Quốc và các nước láng giềng hàng hải ở Đông Nam Á.

New Delhi và Washington đang tỏ ra lo ngại về động thái điều chỉnh COC của Trung Quốc, vốn đang được quốc gia này và ASEAN đàm phán trong nhiều năm qua. Bắc Kinh thời gian gần đây đang tạo áp lực lên ASEAN để đồng ý với điều khoản của COC, trong đó có thể hạn chế Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và các quốc gia ngoài khu vực hợp tác an ninh hàng hải với các quốc gia Đông Nam Á và khám phá tài nguyên ở Biển Đông.

(Deccan Herald)

Australia kêu gọi Ấn Độ tham gia RCEP vì một ASEAN mạnh hơn

Australia đã kêu gọi Ấn Độ tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), mà theo chính phủ nước này, sẽ dẫn đến một ASEAN thống nhất mạnh mẽ hơn.

Bộ trưởng Thương mại, Du lịch và Đầu tư Australia, Simon Birmingham đã nêu ý kiến này trong một bài phát biểu tại Hiệp hội châu Á: “Ấn Độ nên tham gia RCEP vì sự rộng mở sẽ khuyến khích cạnh tranh, đổi mới nhiên liệu và cải thiện năng suất trong khu vực. Tuy nhiên, chúng tôi tôn trọng quyết định không tham gia RCEP hiện tại của Ấn Độ”.

(Press Trust of India)

tin tuc asean buoi sang 272

Các nước ASEAN đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong ứng phó với Covid-19

TGVN. Ngày 24/2, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Hà Kim Ngọc đã tham dự phiên họp đầu tiên Ủy ban ASEAN tại Washington D.C. ...

tin tuc asean buoi sang 272

Khai mạc Hội nghị Quan chức cấp cao Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN

TGVN. Trong 2 ngày 24- 25/2, tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với vai ...

tin tuc asean buoi sang 272

Hội thảo Hợp tác ASEAN - EU vì đối tác bền vững và chủ nghĩa đa phương hiệu quả tại Hà Lan

TGVN. Ngày 20/2, Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan đã phối hợp với Viện Clingendael Hà Lan tổ chức Hội thảo Hợp tác ...

Quang Đào

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Đọc thêm

Tin thế giới 29/3: Nga gọi nhập ngũ hàng chục nghìn quân, Philippines tuyên bố không khuất phục Bắc Kinh ở Biển Đông, Argentina bắt tàu Trung Quốc

Tin thế giới 29/3: Nga gọi nhập ngũ hàng chục nghìn quân, Philippines tuyên bố không khuất phục Bắc Kinh ở Biển Đông, Argentina bắt tàu Trung Quốc

Nga gọi nhập ngũ hàng chục nghìn quân, Philippines tuyên bố không khuất phục Bắc Kinh ở Biển Đông, Argentina bắt tàu Trung Quốc
JBIC sẽ ưu tiên cho các dự án chuyển đổi năng lượng ở Việt Nam

JBIC sẽ ưu tiên cho các dự án chuyển đổi năng lượng ở Việt Nam

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp ông Tanimoto Masayuki, Giám đốc điều hành quốc gia Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC).
Giá vàng hôm nay 30/3/2024: Giá vàng thế giới phá kỷ lục, ngân hàng bán tháo USD 'gom hàng'; trong nước tiếp tục bứt phá?

Giá vàng hôm nay 30/3/2024: Giá vàng thế giới phá kỷ lục, ngân hàng bán tháo USD 'gom hàng'; trong nước tiếp tục bứt phá?

Giá vàng hôm nay 30/3/2024, thế giới tăng giá như không thể ngăn cản, các ngân hàng trung ương bán tháo USD để mua vàng. Điều gì đang xảy ra?
Giá tiêu hôm nay 30/3/2024, người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền cho hàng chất lượng cao, nông dân khó khăn với nhiều lựa chọn thay thế cây tiêu

Giá tiêu hôm nay 30/3/2024, người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền cho hàng chất lượng cao, nông dân khó khăn với nhiều lựa chọn thay thế cây tiêu

Giá tiêu hôm nay 30/3/2024 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 92.000 – 95.000 đồng/kg.
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh của đồng chí Nguyễn Lương Bằng tại Nga

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh của đồng chí Nguyễn Lương Bằng tại Nga

Đại sứ quán Việt Nam tại Nga kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng, nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng ...
Luồng gió mới của chính trường Senegal

Luồng gió mới của chính trường Senegal

Tân Tổng thống Bassirou Diomaye Faye hứa hẹn định hình lại tương lai ổn định và phát triển của Senegal.
Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn, Kiev đang nỗ lực tự sản xuất vũ khí với sự hỗ trợ của phương Tây để đáp ứng nhu cầu.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Phiên bản di động