Tin tức ASEAN buổi sáng 28/7: Số ca nhiễm Covid-19 giảm, 'thế khó' của ASEAN trong cạnh tranh Mỹ-Trung ở Biển Đông

Quang Đào
TGVN. Cập nhật tình hình Covid-19 tại ASEAN, Quan điểm của ASEAN trong vấn đề Biển Đông... là những thông tin chính trong bản tin ASEAN ngày hôm nay.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Tổng Thư ký ASEAN: Việt Nam đã hội nhập thành công với gia đình ASEAN
Tin tức ASEAN buổi sáng 27/7: ASEAN ghi nhận hơn 4.000 ca nhiễm mới Covid-19, Việt Nam đang phát huy năng lực phát ngôn lớn hơn về RCEP
tin tuc asean buoi sang 287
Một điểm xét nghiệm Covid-19 tại Manila,Philippines, ngày 21/7. (Nguồn: Tân Hoa xã)

Tình hình Covid-19 tại ASEAN

Tính tới rạng sáng ngày 28/7, ASEAN có thêm 3.673 ca mắc bệnh Covid-19 tại 7 quốc gia, nâng tổng số lên 246.571 ca, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên 7.001 người. Số bệnh nhân được điều trị thành công là 143.004 trường hợp.

Quốc gia

Tổng số ca mắc

Ca mắc mới

Tổng số ca tử vong

Ca tử vong mới

Ca phục hồi

Indonesia

100.303

+1.525

4.838

+57

58.173

Philippines

82.040

+1.657

1.945

+16

26.446

Singapore

50.838

+469

27

45.692

Malaysia

8.904

+7

124

8.601

Thái Lan

3.295

+4

58

3.111

Việt Nam

431

+11

365

Myanmar

350

6

292

Campuchia

225

143

Brunei

141

3

138

Timor-Leste

24

24

Lào

20

19

Trong 24 giờ qua, Indonesia chứng kiến một ngày có số ca mắc Covid-19 tiếp tục ở mức cao, với 1.525 trường hợp. Như vậy, tới nay "quốc gia vạn đảo" đã ghi nhận tổng cộng 100.303 ca dương tính với virus SARS-CoV-2 và 4.838 ca tử vong (tăng 57 ca so với 1 ngày trước đó).

Với số liệu trên, Indonesia là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á lọt vào nhóm 10 nước và vùng lãnh thổ có số ca mắc bệnh và tử vong cao nhất châu Á.

Trong Thông điệp Quốc gia thường niên gửi tới người dân cả nước ngày 27/7, Tổng thống Duterte khẳng định lệnh phong tỏa của nước này - một trong những lệnh phong tỏa có thời hạn dài nhất (khoảng 3 tháng) và nghiêm ngặt nhất trên thế giới - đã giúp Philippines cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, kiềm chế số ca mắc Covid-19. Ông tuyên bố các trường học sẽ không mở cửa trở lại cho tới khi giới khoa học bào chế được vaccine phòng bệnh Covid-19.

Tại Campuchia, Bộ Xã hội, Cựu chiến binh và Phục hồi Thanh niên Campuchia vừa thông báo đã hoàn tất việc chuyển hơn 23 triệu USD tiền mặt cho người nghèo, đồng nghĩa với việc hơn 530.000 hộ gia đình nhận tiền hỗ trợ trong giai đoạn dịch Covid-19 từ chính phủ.

Trong ngày 27/7, Việt Nam ghi nhận thêm 11 ca nhiễm Covid-19 mới. Bản tin 6h sáng ngày 28/7 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 cho biết, không ghi nhận ca mắc mới Covid-19. Việt Nam hiện vẫn có 431 ca bệnh. Sức khoẻ bệnh nhân 416, 418 trong tình trạng nặng

(TGVN/TTXVN)

Quan điểm của ASEAN trong căng thẳng Mỹ-Trung trên Biển Đông

ASEAN hiện đang bị “kẹt” bởi một loạt hành động và phản ứng giữa Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông, làm xáo trộn địa chính trị khu vực Đông Nam Á.

Mới đây, không quân Trung Quốc đã tổ chức các cuộc tập trận bắn đạn thật vào giữa tháng 7 để chống lại sự hiện diện của Mỹ trên biển, sau khi hai tàu sân bay của Hải quân Hoa Kỳ là USS Nimitz và USS Ronald Reagan tiến hành các cuộc tập trận quân sự trong khu vực.

Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc tại Biển Đông nổ lên sau một loạt các động thái của Bắc Kinh ở Biển Đông, bao gồm cả sự gia tăng hiện diện quân sự kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát.

Ngày 13/7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói rằng, những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên trên Biển Đông là bất hợp pháp. Mỹ cũng đã hỗ trợ các nước ASEAN thông qua một loạt các bài viết, được đăng trên nhiều tờ báo trong khu vực.

Trong khi Mỹ ủng hộ ASEAN với lực lượng quân sự ở Biển Đông, thì phản ứng của ASEAN lại có phần khép kín. Ngày 26/6, ASEAN đã đưa ra một tuyên bố tầm nhìn, nhấn mạnh sự cần thiết để đàm phán với Trung Quốc nhằm nhanh chóng xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Phản ứng thận trọng của ASEAN được cho là khá hợp lý, bởi nếu lên tiếng quá mạnh mẽ về vấn đề Biển Đông, đàm phán COC và các cuộc đàm phán liên quan tới Biển Đông sẽ dễ dàng đổ vỡ, khiến tình hình còn khó lường hơn.

Ngoài ra, sự khẳng định chiến lược của Trung Quốc tại Biển Đông đã và đang gây lo ngại cho Đông Nam Á, nhưng hầu hết các quốc gia không thể bỏ qua được thị trường xuất khẩu lớn nhất tại châu Á này.

(ASEAN Today)

tin tuc asean buoi sang 287
Mẫu máy bay Sukhoi Su-35 của Nga. (Nguồn: The Drive)

Nga hướng tới tăng doanh số bán vũ khí ở Đông Nam Á

Bị ảnh hưởng nặng nề bởi các lệnh trừng phạt kéo dài của phương Tây, Nga đã tăng cường nỗ lực bán vũ khí cho Đông Nam Á như một cách đẩy mạnh nền kinh tế và đa dạng hóa quan hệ ngoại giao trong một thế giới ngày càng phân cực.

Trong tháng 7, Đại sứ Nga tại Indonesia Lyudmila Vorobieva bày tỏ hy vọng rằng Jakarta sẽ sớm hoàn tất việc mua máy bay chiến đấu Sukhoi Su-35 của Nga. Indonesia đã ký hợp đồng mua 11 chiếc máy bay này với giá trị tương đương 1,1 tỷ USD vào năm 2018, mặc dù Washington đã ám chỉ rằng sẽ đưa ra các lệnh trừng phạt đối với Jakarta nếu thỏa thuận này được thông qua.

Nga và Việt Nam cũng khẳng định hợp tác quân sự tại một cuộc họp trực tuyến giữa các quan chức quốc phòng cấp cao hai nước ngày 3/7 vừa qua. Trong quá khứ, Moscow đã xuất khẩu tàu ngầm và các thiết bị quân sự khác cho Việt Nam, cũng như xe tăng cho Lào vào tháng 1.

Theo số liệu của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, Nga sản xuất khoảng 28% số lượng vũ khí được nhập khẩu bởi các nước ASEAN từ năm 2010-2019, tăng 24% so với giai đoạn 2000-2009.

Shinji Hyodo, giám đốc nghiên cứu chính sách tại Viện nghiên cứu quốc phòng Nhật Bản cho biết, Nga khá linh hoạt về các phương thức thanh toán, điều này mang lại lợi thế cho các nền kinh tế đang phát triển. Indonesia dự kiến sẽ thanh toán một nửa giá trị cho lô máy bay Su-35 bằng xuất khẩu dầu cọ, cao su và các sản phẩm khác.

(Nikkei)

Bóng đá Đông Nam Á lại khủng hoảng vì dịch Covid-19

Cuộc họp khẩn chiều 27/7 của Ban xử lý các tình huống khẩn cấp bóng đá Đông Nam Á (AFF) thông báo kế hoạch tổ chức AFF Cup 2020 có thể không diễn ra và nguy cơ các trận vòng loại thứ hai World Cup 2022 cũng bị hoãn.

Các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam là giải đấu duy nhất trong khu vực Đông Nam Á vừa trở lại thi đấu thêm 9 vòng thì lại phải hoãn vô thời hạn vì dịch Covid-19. Dự kiến AFF Cup 2020 (diễn ra từ ngày 23/11 đến 31/12) do Việt Nam đăng cai vòng bảng và thậm chí những loạt trận bán kết, chung kết nếu tình hình các quốc gia chưa ổn định vì dịch bệnh.

Tuy nhiên, với việc làng bóng Việt Nam lần thứ hai phải tạm dừng vì dịch Covid-19 tái phát, sau một lần hoãn hơn hai tháng từ hồi tháng 3 đã khiến cho cuộc chơi vô địch Đông Nam Á gặp nhiều rắc rối.

Ông Trần Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch phụ trách chuyên môn VFF đồng thời là Phó Ban thi đấu AFF, thừa nhận bối cảnh hiện nay nhưng lưu ý rằng năm 2021 sẽ dày đặc các giải đấu quốc tế vốn bị trì hoãn do Covid-19 như Olympic, Euro... "Việc tính toán thời điểm phù hợp để tổ chức AFF Cup lần này đặt ra rất nhiều vấn đề", ông chia sẻ.

Căn cứ vào tình hình thực tế của dịch bệnh, với mục tiêu mang đến bầu không khí bóng đá trọn vẹn cho đông đảo người hâm mộ cũng như đảm bảo các giá trị của giải đấu, các thành viên của Ban đã thảo luận và đề xuất phương án dời AFF Cup 2020 sang năm 2021.

Ngày 30/7, các thành viên của AFF sẽ tiếp tục họp trực tuyến để quyết định.

(Goal)

Xây dựng Cộng đồng ASEAN ngày càng vững mạnh

Xây dựng Cộng đồng ASEAN ngày càng vững mạnh

TGVN. Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN, ghi dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới ...

Chung tay vì một Cộng đồng ASEAN gắn kết và thích ứng

Chung tay vì một Cộng đồng ASEAN gắn kết và thích ứng

TGVN. Báo TG&VN trân trọng giới thiệu bài viết của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình ...

25 năm Việt Nam gia nhập ASEAN: Dấu ấn Việt Nam

25 năm Việt Nam gia nhập ASEAN: Dấu ấn Việt Nam

TGVN. Nhìn lại chặng đường 25 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, nhiều đại sứ, chuyên gia, học giả trong khu vực và quốc tế ...

Quang Đào

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Xem nhiều

Đọc thêm

Bế giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV

Bế giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV

Tại Lễ bế giảng, 49 học viên là cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV được trao chứng nhận tốt nghiệp.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi với Tổng thống Rumen Radev một số phương hướng, biện pháp lớn nhằm thúc đẩy đưa quan hệ giữa hai nước lên tầm ...
Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được bổ nhiệm năm 2024 làm việc tại Bộ Quốc phòng

Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được bổ nhiệm năm 2024 làm việc tại Bộ Quốc phòng

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi gặp mặt với đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài năm 2024.
Trường Đại học Cần Thơ mở thêm nhiều ngành mới, trong đó có Trí tuệ nhân tạo

Trường Đại học Cần Thơ mở thêm nhiều ngành mới, trong đó có Trí tuệ nhân tạo

Hội đồng trường - Trường Đại học Cần Thơ đã phê duyệt chủ trương mở các ngành mới ở trình độ đại học và thạc sĩ.
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Báo Thế giới và Việt nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động