Tin tức ASEAN buổi sáng 28/8: Indonesia sẽ cung cấp vaccine ngừa Covid-19 miễn phí, Tiến triển trong đàm phán RCEP

TGVN. Cập nhật tình hình Covid-19 tại ASEAN, thúc đẩy ký kết Hiệp định RCEP vào cuối năm 2020... là những thông tin chính trong bản tin ASEAN ngày hôm nay.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ASEAN thúc đẩy ký kết Hiệp định RCEP vào cuối năm 2020
Tin tức ASEAN buổi sáng 27/8: Philippines có hơn 5.200 ca nhiễm mới Covid-19, Thái Lan muốn gỡ hơn 1.000 đường link 'bất hợp pháp'

tin tuc asean buoi sang 288
Indonesia thông báo có thêm 2.719 ca mắc Covid-19 với 120 ca tử vong. (Nguồn: THX)

Covid-19 tại ASEAN

Trong ngày 27/8, Indonesia thông báo có thêm 2.719 ca mắc Covid-19 với 120 ca tử vong. Đây là ngày quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận số ca mắc cao nhất từ trước tới nay.

Cùng ngày 27/8, Chủ tịch Ủy ban Xử lý dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và Phục hồi kinh tế quốc gia Erick Thohir cho biết chính phủ Indonesia có kế hoạch cung cấp vaccine ngừa Covid-19 miễn phí cho người dân vào năm 2021. Kế hoạch sẽ do nhà nước chi trả và sẽ sử dụng dữ liệu của hệ thống chăm sóc y tế quốc gia (BPJS) làm cơ sở để quản lý vaccine. Tuy nhiên, nhằm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, ông Thohir cũng đề nghị những người có đủ khả năng chi trả tự bỏ tiền túi để mua vaccine một cách độc lập.

Phát biểu tại Hạ viện, ông Thohir cũng bày tỏ hy vọng rằng quốc gia này sẽ nhận được 30 triệu liều vaccine Covid-19 vào cuối năm nay thông qua hợp tác với các hãng Sinovac của Trung Quốc và G42 của Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) để tiêm chủng cho 15 triệu người dân nếu các thử nghiệm lâm sàng hiện nay cho kết quả tốt.

Cũng theo Bộ trưởng Thohir, các công ty dược phẩm Indonesia đã hợp tác với hai công ty Trung Quốc và UAE nói trên để mua vaccine.

Cụ thể, công ty dược phẩm quốc doanh Bio Farma và Sinovac cam kết sản xuất 20 triệu liều vaccine vào cuối năm nay và 250 triệu liều vào năm 2021. Trong khi đó, hãng dược khác thuộc sở hữu nhà nước là Kimia Farma sẽ hợp tác với G42 để cung cấp 10 triệu liều vaccine Covid-19 vào tháng 12 tới và 50 triệu liều khác trong quý I/2021.

Bộ trưởng Thohir tiết lộ rằng Ủy ban Xử lý Covid-19 và Phục hồi kinh tế quốc gia cũng đang tiếp tục ưu tiên phát triển một loại vaccine riêng mang tên “Đỏ và Trắng (màu quốc kỳ Indonesia).

Ngoài Sonovac và G42, chính phủ Indonesia cũng đang tìm kiếm khả năng hợp tác với các nhà sản xuất vaccine khác như AstraZeneca của châu Âu thông qua Quỹ Bill and Melinda Gates của Mỹ.

Trước đó, phát biểu sau chuyến công du Trung Quốc và UAE hồi tuần trước cùng Bộ trưởng Thohir và một số công ty dược phẩm trong nước, Ngoại trưởng Retno Marsudi tuyên bố hai quốc gia này đã cam kết cung cấp 290-340 triệu liều vaccine Covid-19 cho Indonesia từ nay đến cuối năm 2021.

Cũng trong 24 giờ qua, Philippines ghi nhận thêm 3.249 ca mới và 97 ca tử vong, đưa tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt là 205.518 và 3.234. Hiện Philippines là nước có số ca mắc Covid-19 cao nhất tại khu vực Đông Nam Á, khoảng 25% số ca tử vong được ghi nhận trong 15 ngày qua.

Tại Phnom Penh, người phát ngôn Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao Campuchia Ros Soveacha ngày 27/8 cho biết trường công các cấp ở 4 thành phố Kratie, Stung Treng, Ratanakiri và Mondulkiri được sẽ được mở cửa trở lại từ ngày 7/9 tới.

Ông Soveacha nêu rõ sau khi tiến hành đánh giá, Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao cho phép các trường học ở các thành phố trên được đón học sinh trở lại lớp vì đây là các thành phố ít rủi ro về lây nhiễm dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19. Bộ sẽ kiểm tra thêm về khả năng đảm bảo hoạt động phòng dịch của các trường công ở thủ đô Phnom Penh và các tỉnh khác.

Theo kế hoạch, học sinh Campuchia sẽ trải qua kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học năm nay vào ngày 21/12 tới.

Trước đó, ngày 25/8, Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao Campuchia đã “bật đèn xanh” cho các trường mẫu giáo và trường tiểu học ở nước này được mở cửa trở lại trong tháng 9 tới, sau hơn 3 tháng phải đóng cửa để ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan.

Theo thông cáo báo chí của Bộ Y tế Campuchia, ngày 26/8 là ngày thứ 12 liên tiếp Campuchia không phát hiện ca nhiễm mới Covid-19 và vừa có thêm một trường hợp khỏi bệnh. Như vậy tính từ đầu mùa dịch đến nay, Campuchia xác nhận tổng cộng 273 trường hợp mắc Covid-19 tại nước này, trong đó 264 trường hợp đã hồi phục hoàn toàn.

Chính phủ Myanmar ngày 27/8 đã ra lệnh đóng cửa các trường học trên toàn quốc, trong bối cảnh các ca nhiễm mới Covid-19 tiếp tục gia tăng. Quyết định này của chính phủ được đông đảo các bậc phụ huynh hoan nghênh.

Dịch Covid-19 đã tái bùng phát trở lại kể từ đầu tuần trước tại Myanmar, sau một tháng không ghi nhận ca bệnh mới nào trong cộng đồng. Kể từ khi tái bùng phát, nước này ghi nhận hơn 200 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2. Hầu hết các ca mắc bệnh gần đây đều là cư dân sống xung quanh Yangon - thành phố lớn nhất ở Myanmar. Giới chức nước này nhận định dịch bệnh đang lây lan với tốc độ nhanh hơn trước đó.

Hôm 25/8 vừa qua, Myanmar ghi nhận tới 70 ca nhiễm mới - mức tăng trong ngày lớn nhất ở nước này. Kể từ cuối tháng 3 đến nay, tổng cộng nước này có 586 ca nhiễm virus và 6 ca tử vong do dịch bệnh.

Cuộc họp đặc biệt 1/2020 của Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về nhân quyền

Từ ngày 25-27/8, Việt Nam trên cương vị Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) đã chủ trì Cuộc họp đặc biệt 1/2020 của AICHR theo hình thức trực tuyến. Đây là cuộc họp chính thức lần thứ 3 trong năm do Việt Nam chủ trì.

Cuộc họp lần này cũng nhằm chuẩn bị nội dung cho cuộc gặp của AICHR với các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (dự kiến vào tháng 9/2020) trong đó trọng tâm là trình thông qua Kế hoạch Công tác AICHR giai đoạn 2021-2025, Chương trình Ưu tiên AICHR 2021 và các vấn đề khác liên quan đến thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong ASEAN.

Trong thời gian 3 ngày họp, các nước đã tập trung thảo luận các hoạt động thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong các lĩnh vực như môi trường, nước sạch, giáo dục, chống buôn người, bạo lực cực đoan…; rà soát tình hình triển khai Chương trình ưu tiên của AICHR năm 2020, trong đó có các hoạt động liên quan đến quyền y tế, quyền trẻ em, phụ nữ, quyền giáo dục, quyền được có quốc tịch… Đặc biệt, các nước cũng tập trung thảo luận cách thức ứng phó với trạng thái bình thường mới và công tác thúc đẩy, bảo vệ quyền con người trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp.

Trong khuôn khổ cuộc họp, AICHR cũng đã có các cuộc gặp với Tổng Thư ký ASEAN Lim Jock Hoi, Ủy ban các Đại diện Thường trực tại ASEAN (CPR), Australia và các đối tác khác nhằm trao đổi, phối hợp thúc đẩy các hoạt động nhân quyền khu vực.

ASEAN thúc đẩy ký kết Hiệp định RCEP vào cuối năm 2020

Tiếp theo Hội nghị Bộ trưởng các nước tham gia đàm phán RCEP giữa kỳ lần thứ 10 được tổ chức vào cuối tháng 6/2020, ngày 27/8, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế RCEP lần thứ 8 đã được tổ chức tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh. Hội nghị thảo luận và thúc đẩy đàm phán RCEP, hướng tới khả năng ký kết Hiệp định vào cuối năm 2020 theo chỉ đạo của các nhà lãnh đạo RCEP. Bộ trưởng Kinh tế của 15 nước tham gia đàm phán RCEP đã tham dự hội nghị này theo hình thức trực tuyến.

tin tuc asean buoi sang 288
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu tại Hội nghị. (Nguồn: Bộ Công Thương)

Các Bộ trưởng đánh giá, dịch Covid-19 đã mang lại nhiều thách thức không nhỏ cho sự lưu chuyển của các luồng thương mại và đầu tư trong khu vực, bao gồm cả các nước tham gia đàm phán Hiệp định quan trọng này. Điều đáng ghi nhận là các thành viên tham gia RCEP vẫn cần đảm bảo việc mở cửa thị trường, đặc biệt là đối với các hàng hóa và dịch vụ thiết yếu, cũng như tiếp tục tăng cường hợp tác nhằm phản ứng hiệu quả với Covid-19. Hội nghị nhấn mạnh vai trò của RCEP trong việc phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19, góp phần quan trọng cho sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế thế giới và khu vực.

Các Bộ trưởng ghi nhận những nỗ lực và tiến triển trong đàm phán RCEP cho tới thời điểm này để có thể ký kết tại Hội nghị Cấp cao RCEP lần thứ 14 vào tháng 11 năm nay. Các Bộ trưởng cũng tái khẳng định việc bỏ ngỏ cánh cửa tham gia đàm phán đối với Ấn Độ, không chỉ bởi Ấn Độ là nước đã tham gia ngay từ đầu, khi đàm phán RCEP được khởi động từ năm 2012, mà còn vì những tiềm năng mà Ấn Độ có thể mang lại cho sự thịnh vượng chung của khu vực.

Thái Lan: Động vật trong vườn thú cũng lao đao vì Covid-19

Trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào ngành du lịch của Thái Lan, một quỹ bảo tồn động vật ở nước này đã cảnh báo tình trạng nhiều điểm tham quan như vườn thú và các trang trại dành cho voi hay hổ đang chịu nhiều thiệt hại, thậm chí có thể phải thả những động vật này ra môi trường tự nhiên do không đủ điều kiện chăm sóc.

Quỹ Bảo tồn Động vật Hoang dã Thái Lan, cách thủ đô Bangkok khoảng 170 km về phía Tây Nam, được thành lập với mục đích giải cứu những động vật bị con người bỏ mặc hoặc bạo hành. Tuy nhiên, hiện hoạt động của quỹ này đang chịu tác động mạnh của các lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh.

Người sáng lập quỹ trên, ông Edwin Wiek cho biết trong 6 tháng qua, vườn thú không có khách ghé thăm và mất 75% thu nhập. Mới đây, ông Wiek đã tự giam mình 4 ngày đêm trong một chiếc chuồng từng là nơi ở của những chú vượn, nhằm gây quỹ trị giá 25.000 USD để mua thức ăn cho động vật của vườn thú cũng như hỗ trợ những động vật cần tới sự chăm sóc của quỹ này. Ông Wiek lo ngại vấn đề nghiêm trọng hơn trong thời gian tới khi nhiều vườn thú tại Thái Lan không có nguồn thu và bắt đầu phải tính tới việc thả các con vật ra môi trường tự nhiên.

Vườn thú của ông Wiek có hơn 800 động vật sinh sống và chi phí duy trì hoạt động khoảng 4.000 USD/tháng. Vườn thú này thường nhận được sự trợ giúp từ các tình nguyện viên, nhưng hiện giờ chỉ còn một tình nguyện viên duy nhất. Ông Wiek cho rằng các tiêu chuẩn chăm sóc khó có thể được đảm bảo khi vườn thú liên tục nhận nuôi thêm các động vật đồng thời cho biết vườn thú chỉ còn đủ quỹ để duy trì hoạt động trong vòng 6-8 tuần nữa.

Năm 2019, Thái Lan đón 39,8 triệu lượt khách du lịch, một con số kỷ lục. Tuy nhiên, việc đóng cửa biên giới để ngăn chặn dịch bệnh có thể khiến số lượt khách tới quốc gia này trong năm 2020 sẽ chỉ là 8 triệu lượt. Nền kinh tế Thái Lan năm nay cũng có thể sẽ ghi nhận mức suy giảm nặng nề nhất kể từ năm 1998.

Viện Wilson: Năm 2020 - Cột mốc quan trọng của Ngoại giao Việt Nam

Viện Wilson: Năm 2020 - Cột mốc quan trọng của Ngoại giao Việt Nam

TGVN. Theo bài viết của Viện Wilson (Mỹ), năm 2020 đánh dấu cột mốc quan trọng đối với nền ngoại giao Việt Nam, khi cùng ...

Việt Nam thay mặt ASEAN phát biểu tại Liên hợp quốc nhân Ngày quốc tế Chống thử hạt nhân

Việt Nam thay mặt ASEAN phát biểu tại Liên hợp quốc nhân Ngày quốc tế Chống thử hạt nhân

TGVN. Sáng ngày 26/8, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã tổ chức họp Cấp cao thường niên để kỷ niệm Ngày quốc tế Chống ...

Cuộc họp Tham vấn của Ủy ban Điều phối Kết nối ASEAN với các Đối tác Đối thoại và các Đối tác khác

Cuộc họp Tham vấn của Ủy ban Điều phối Kết nối ASEAN với các Đối tác Đối thoại và các Đối tác khác

TGVN. Ngày 26/8, Cuộc họp Tham vấn của Ủy ban Điều phối Kết nối ASEAN (ACCC) với các Đối tác Đối thoại (DPs) và các ...

(Tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Xem nhiều

Đọc thêm

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Ngô Phương Ly bày tỏ sự cảm phục, quý trọng tinh thần yêu nghề, hết lòng chăm sóc bảo vệ sức khỏe người dân của các y sĩ, ...
Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm ...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động