Tin tức ASEAN buổi sáng 31/7: Covid-19 tại Philippines lập đỉnh mới, Malaysia gửi công hàm phản pháo Trung Quốc tại Biển Đông

Quang Đào
TGVN. Cập nhật tình hình Covid-19 tại ASEAN, Malaysia gửi công hàm phản đối Trung Quốc ở Biển Đông... là những thông tin chính trong bản tin ASEAN ngày hôm nay.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Tin tức ASEAN buổi sáng 30/9: Số ca mắc Covid-19 mới lên 4 chữ số; ASEAN thông qua kế hoạch định vị tầm quan trọng của đối tác Nhật Bản
Tin tức ASEAN buổi sáng 29/7: ASEAN ghi nhận thêm 3.900 ca Covid-19, khu vực có thể vượt ra khỏi căng thẳng Mỹ-Trung
3356 vna potal covid 19 tinh hinh dich benh sang 2972020 084359793 49217541
Nhân viên y tế lấy mẫu máu xét nghiệm Covid-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia,

Tình hình Covid-19 tại ASEAN

Tính tới rạng sáng ngày 31/7, ASEAN có thêm 6.210 ca mắc bệnh Covid-19, nâng tổng số lên 261.148 ca, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên 7.250 người. Số bệnh nhân được điều trị thành công là 188.499 trường hợp.

Quốc gia

Tổng số ca mắc

Ca mắc mới

Tổng số ca tử vong

Ca tử vong mới

Ca phục hồi

Indonesia

106.336

+1.904

5.058

+83

64.292

Philippines

89.374

+3.954

1.983

+23

65.064

Singapore

51.809

+278

27

46.308

Malaysia

8.964

+8

124

8.617

Thái Lan

3.304

+6

58

3.111

Việt Nam

509

+45

369

Myanmar

353

+2

6

295

Campuchia

234

+8

162

Brunei

141

3

138

Timor-Leste

124

124

Lào

20

19

Ngày 30/7, nhà chức trách Philippines đã xác nhận 3.954 ca nhiễm mới Covid-19. Đây là số ca nhiễm ghi nhận theo ngày lớn nhất tại nước này kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Số ca mắc Covid-19 cao nhất trước đó chỉ là 2.539 trường hợp, được xác nhận vào ngày 8/7.

Malaysia cũng ghi nhận thêm 8 ca nhiễm mới Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 8.964 trường hợp. Bộ Y tế Malaysia cho biết trong số 8 ca nhiễm mới có 3 ca nhiễm "nhập khẩu" và 5 ca lây nhiễm trong cộng động.

Chính phủ Thái Lan quyết định gia hạn tình trạng khẩn cấp đến cuối tháng 8 tới để ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan, mặc dù hơn 2 tháng qua quốc gia này không có ca lây nhiễm nào trong cộng đồng.

Indonesia vẫn là quốc gia bị dịch Covid-19 tấn công nặng nề nhất trong số các quốc gia ASEAN. Trong vòng 24 giờ qua, "quốc gia vạn đảo" ghi nhận 1.904 ca mắc bệnh mới và 83 ca tử vong, qua đó nâng tổng số ca mắc bệnh và tử vong tại nước này lên 106.336 trường hợp và 5.058 ca.

Trong khi đó, Myanmar quyết định gia hạn cấm bay đối với các chuyến bay vận tải hành khách quốc tế đến ngày 31/8. Nước này cũng gia hạn áp dụng các biện pháp phòng dịch đến ngày 15/8.

Tại Campuchia, Bộ trưởng Nội vụ Campuchia Sar Kheng đã chỉ đạo các tỉnh thành trên cả nước chuẩn bị các biện pháp đề phòng lây lan dịch COVID-19 trước thời điểm nghỉ bù cho lễ đón năm mới Khmer, từ ngày 17-21/8 tới.

Việt Nam ghi nhân thêm 45 ca mắc Covid-19 ở Đà Nẵng - tất cả đều trong diện đã cách ly, nâng tổng cộng ca nhiễm ở Việt Nam tính đến nay là 509 trường hợp. 45 bệnh nhân mới đều có độ tuổi từ 27-87 tuổi, trong đó có: 33 trường hợp tại Bệnh viện Đà Nẵng, 4 trường hợp tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, 2 trường hợp tại Bệnh viện ung bướu Đà Nẵng, 4 trường hợp tại Khách sạn thu dung cách ly bệnh nhân thận nhân tạo của Bệnh viện Đà Nẵng - quận Sơn Trà, 2 trường hợp tại Trung tâm Y tế Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

(TGVN/TTXVN)

Tiến trình phục hồi của ASEAN cần được xem xét tổng thể

Ngày 30/7, nhận lời mời của Tổng Thư ký ASEAN, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN-Việt Nam và Chủ tịch Nhóm công tác liên ngành trực thuộc Hội đồng Điều phối ASEAN về các tình huống y tế công cộng khẩn cấp (ACCWG-PHE) đã tham gia Đối thoại cấp cao trực tuyến với chủ đề “Phục hồi sau đại dịch: hướng tới một Cộng đồng ASEAN mạnh mẽ hơn”.

Tại Đối thoại, các chuyên gia của WB, ADB, UNESCAP, WEF đã đưa ra một bức tranh tổng thể không nhiều tín hiệu khả quan về kinh tế khu vực và thế giới sau nhiều tháng ứng phó với Covid-19. Trong bối cảnh đó, các chuyên gia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phối hợp hành động giữa các nước, các ngành liên quan trong ứng phó dịch bệnh cũng như phục hồi kinh tế.

Từ các góc nhìn khác nhau, các diễn giả gợi ý tập trung ưu tiên vào một số lĩnh vực như y tế, bảo trợ xã hội, giáo dục, an ninh lương thực, cơ sở hạ tầng chất lượng cao, nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ số và các ứng dụng mới của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0…

Theo đó, tiến trình phục hồi sau dịch bệnh của ASEAN cần được xem xét một cách tổng thể, tránh không làm ảnh hưởng tới việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững chung mà ASEAN và khu vực đã và đang thực hiện thời gian qua.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng đánh giá cuộc Đối thoại trực tuyến có ý nghĩa quan trọng, đóng góp cho việc xây dựng khung kế hoạch phục hồi tổng thể của ASEAN. Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cũng nhấn mạnh các biện pháp phục hồi cần phù hợp với các giai đoạn ngắn hạn-trung hạn-dài hạn, cũng như phải cân bằng được mục tiêu kép “vừa kiểm soát tốt dịch bệnh vừa khôi phục nhanh các hoạt động kinh tế”.

(TGVN)

an do ra tuyen bo ve bien dong giua luc my trung lao dau vao khau chien

Trung Quốc tập trận Biển Đông, Malaysia gửi công hàm phản pháo Trung Quốc

Ngày 30/7, tài khoản Twitter của tờ Nhân dân nhật báo dẫn lời một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngang nhiên cho hay nước này đã tổ chức diễn tập không quân tại Biển Đông và “đã đạt được các kết quả mong muốn từ các chiến đấu cơ”.

Twitter của tờ Thời báo Hoàn Cầu thông tin thêm rằng không quân hải quân thuộc chiến khu miền Nam đã hoàn tất các cuộc tập trận tại Biển Đông với các máy bay chiến đấu mới, trong đó có các loại oanh tạc cơ H-6G và H-6J.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngang nhiên cho hay các cuộc tập trận nằm trong “chương trình huấn luyện phi công thường niên”. Tuy nhiên, chưa rõ thời điểm cũng như khu vực cụ thể của hoạt động tập trận trên.

Trong một diễn biến khác, cùng ngày, Malaysia bất ngờ gửi công hàm tới Liên hợp quốc với lời lẽ cứng rắn phản pháo lập luận của Trung Quốc, sau khi Bắc Kinh tuyên bố Kuala Lumpur không có quyền xin công nhận thềm lục địa mở rộng.

Công hàm ghi ngày 29/7 của Malaysia nhấn mạnh đệ trình xin công nhận thềm lục địa mở rộng của nước này phù hợp với các quyền được quy định trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Chính phủ Thủ tướng Muhyiddin Yassin cứng rắn bác bỏ "toàn bộ những nội dung" được nêu trong công hàm của Bắc Kinh ngày 12/12/2019.

Malaysia bác bỏ "tuyên bố của Trung Quốc về quyền lịch sử, hoặc các quyền chủ quyền và quyền tài phán khác, liên quan đến những khu vực hàng hải trên Biển Đông" được bao quanh bởi một phần của cái gọi là "đường 9 đoạn".

(Reuters)

Liên hợp quốc khen ngợi công tác phòng dịch của ASEAN

Liên hợp quốc ngày 30/7 công bố một báo cáo chính sách kêu gọi các nước Đông Nam Á khắc phục tình trạng bất bình đẳng và “xanh hóa” nền kinh tế trong nước nhằm kiến tạo một tương lai toàn diện và “dẻo dai” hơn, giữa lúc các quốc gia này đang nỗ lực hồi phục nền kinh tế hậu dịch Covid-19.

Trong báo cáo, LHQ khen ngợi chính phủ các quốc gia ASEAN đã hành động nhanh chóng trong việc ngăn chặn đại dịch Covid-19. Hợp tác khu vực cũng được thúc đẩy mạnh mẽ, giúp ASEAN ghi nhận số ca nhiễm và tử vong thấp đáng kể so với phần còn lại của thế giới.

Tuy nhiên, các nước Đông Nam Á đang đứng trước hai con đường để lựa chọn, trong đó một con đường có thể dẫn tới một cuộc suy thoái sâu và kéo dài do tác động tiêu cực của việc đóng cửa biên giới, cũng như sự trở lại của tình trạng phát triển không bền vững về môi trường. LHQ cho rằng dịch Covid-19 đã phơi bày những khó khăn ở các nước Đông Nam Á, cho dù những quốc gia này ghi nhận hoạt động kinh tế mạnh mẽ trước khi dịch Covid-19 bùng phát.

Theo Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres, tình trạng hiện nay đang dẫn tới sự suy thoái và căng thẳng xã hội. Theo báo cáo này, những thiệt hại kinh tế do dịch Covid-19 gây ra cần được khắc phục thông qua các chính sách đảm bảo sinh kế lâu dài cho người dân, khôi phục các chuỗi cung ứng và thực hiện biện pháp tài khóa hợp lý để hỗ trợ các lĩnh vực tài chính lành mạnh.

(Malay Mail)

Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị trực tuyến AIPAECC

Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị trực tuyến AIPAECC

TGVN. Chiều 30/7, tại Hà Nội, Hội nghị trực tuyến 'Đối tác nghị viện về hợp tác giáo dục, văn hóa vì sự phát triển ...

Ủy ban ASEAN tại Dhaka quyên góp vật tư y tế ủng hộ Bangladesh phòng chống dịch Covid-19

Ủy ban ASEAN tại Dhaka quyên góp vật tư y tế ủng hộ Bangladesh phòng chống dịch Covid-19

TGVN. Ngày 29/7, Ủy ban ASEAN tại Dhaka (ADC), gồm 8 cơ quan đại diện của Brunei, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và ...

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Việt Nam luôn gắn bó với ngôi nhà chung ASEAN

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Việt Nam luôn gắn bó với ngôi nhà chung ASEAN

TGVN. Tối 28/7, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì chiêu đãi kỷ niệm 53 năm thành lập ...

Quang Đào

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Xem nhiều

Đọc thêm

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động