Nhỏ Bình thường Lớn

Tin tức ASEAN buổi sáng 6/7: Số ca nhiễm Covid-19 ở Philippines cao kỷ lục, cộng đồng quốc tế phản đối hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông

TGVN. Cập nhật tình hình Covid-19 tại ASEAN, Cộng đồng quốc tế phản đối hành động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông... là những thông tin chính trong bản tin ASEAN ngày hôm nay.
TIN LIÊN QUAN
Tin tức ASEAN buổi sáng 3/7: Tình hình Covid-19 vẫn phức tạp, du lịch Campuchia 'thấm đòn'
Tin tức ASEAN buổi sáng 2/7: ASEAN-Trung Quốc cam kết thực hiện nghiêm túc DOC, ASEAN hướng tới năng lượng mặt trời
2449 vna potal covid 19 philippines ghi nhan ngay co so ca nhiem moi cao nhat 4849382
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm Covid-19 khi xếp hàng chờ lên xe buýt tại Manila, Philippines, ngày 18/6. (Nguồn: Tân Hoa xã)

Tình hình Covid-19 tại ASEAN

Tính tới rạng sáng ngày 6/7, ASEAN có thêm 4.177 ca mắc bệnh Covid-19 so với 1 ngày trước, nâng tổng số lên 165.649 ca, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên 4.682 người. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 67.640 trường hợp.

Quốc gia

Tổng số ca mắc

Ca mắc mới

Tổng ca tử vong

Ca tử vong mới

Ca phục hồi

Indonesia

63.749

+1.607

3.171

+82

29.105

Singapore

44.800

+136

26

40.117

Philippines

44.254

+2.424

1.297

+7

11.942

Malaysia

8.663

+5

121

8.465

Thái Lan

3.190

+5

58

3,071

Việt Nam

355

340

Myanmar

313

6

240

Campuchia

141

131

Brunei

141

3

138

Lào

19

19

Diễn biến trong 24 giờ qua đặc biệt đáng ngại ở Philippines, khi nước này ghi nhận số ca mắc Covid-19 cao kỷ lục tính theo ngày. Bộ Y tế Philippines một lần nữa hối thúc người dân thực hiện nghiêm chỉnh các chỉ dẫn y tế bảo vệ sức khỏe bản thân và xã hội, bao gồm thường xuyên rửa tay, giãn cách xã hội, đeo khẩu trang, tránh ra khỏi nhà khi không cần thiết.

Indonesia vẫn dẫn đầu khu vực về số bệnh nhân tử vong vì virus SARS-CoV-2, với việc ghi nhận 82 ca tử vong và 1.607 ca mắc bệnh trong ngày 5/7, qua đó nâng tổng số ca mắc bệnh và tử vong vì Covid lên lần lượt 63.749 và 3.171.

Trái với tình hình ở Indonesia hay Philippines, các nước khác trong khu vực đang kiểm soát tốt địch bệnh và đời sống kinh tế-xã hội bắt đầu trở lại nhịp bình thường.

Tuy Campuchia kiểm soát khá tốt dịch bệnh, nhưng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia vẫn quyết định thông báo hoãn Hội nghị Thượng đỉnh Á-Âu lần thứ 13 (ASEM 13) do những khó khăn liên quan tới dịch bệnh.

Tại Việt Nam, theo bản tin 6h ngày 6/7 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, tính đến nay, đã 81 ngày Việt Nam không có ca mắc mới ở cộng đồng, hiện chỉ còn 11 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.

(TGVN/TTXVN)

Cộng đồng quốc tế phản đối hành động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông

Mới đây, Trung Quốc thông báo tiến hành tập trận từ ngày 1-5/7 tại khu vực quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, khiến dư luận thế giới và khu vực liên tục có phản ứng mạnh.

Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố cuộc tập trận là sự tiếp nối những động thái của Trung Quốc nhằm áp đặt yêu sách phi pháp của nước này, gây ra đe dọa đối với các quốc gia Đông Nam Á láng giềng trên Biển Đông.

Trên trang Twitter cá nhân, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết: “Nước Mỹ đồng ý với những người bạn Đông Nam Á của mình, rằng tập trận của Trung Quốc ở Biển Đông là có mức độ khiêu khích cao”. Ông Mike Pompeo khẳng định: “Chúng tôi phản đối các yêu sách phi pháp của Bắc Kinh”.

Theo EurAsian Times, ngày 4/7, Bộ Quốc phòng Mỹ đã tiến hành một cuộc tập trận lớn nhất tại Biển Đông. Hải quân Mỹ sẽ điều 2 tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan và nhiều tàu chiến hộ tống tới Biển Đông trong những ngày tới để tham gia cuộc tập trận. Giới chuyên gia nhận định, đây là một động thái biểu dương sức mạnh của Washington ở thời điểm căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc về nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề Biển Đông.

Không chỉ Mỹ, tháng 4 vừa rồi, Australia cũng cử tàu tuần dương HMAS Parramatta tham gia cuộc tập trận với các tàu của Mỹ, gồm tàu tấn công đổ bộ USS America, tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill và tàu khu trục USS Barry, tại khu vực phía Nam Biển Đông, cách không xa nơi tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc khảo sát bất hợp pháp ở vùng biển Malaysia.

Theo dõi những diễn biến liên quan đến tình hình Biển Đông thời gian gần đây, có thể thấy một xu hướng đang nổi lên, đó là các nước có liên quan ngày càng tỏ ra thống nhất trong các tuyên bố phản đối các hành động sai trái của Trung Quốc tại vùng biển này. Điều này có thể thấy qua một loạt công hàm/công thư mới đây của Malaysia, sau đó là Philippines, Việt Nam, Indonesia gửi Liên hợp quốc phản bác yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc chiếm tới hơn 80% diện tích Biển Đông.

(EurAsian Times)

2517 https s3 ap northeast 1amazonawscom psh ex ftnikkei 3937bb4 images 6 9 3 3 28013396 3 eng gb cropped 1593616230rts38ldc
Indonesia, cũng như toàn bộ ASEAN đang có chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ nhằm đón đầu những nhà đầu tư mới rời Trung Quốc. (Nguồn: AP)

Các nước ASEAN thu hút nhà sản xuất nước ngoài rời Trung Quốc

Tuần vừa qua, Indonesia đã lên kế hoạch xây dựng một khu công nghiệp mới ở Batang thuộc đảo Java và Tổng thống Joko Widodo đưa ra thông điệp: “Indonesia sẽ mở cửa để kinh doanh”, đồng thời muốn thu hút các công ty từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Mỹ và bất cứ nơi nào khác trên thế giới.

Sự thúc đẩy này là một phần của phong trào lớn trên khắp Đông Nam Á, khi các quốc gia tăng cường nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài, nhắm vào các công ty đang xem xét lại chuỗi cung ứng của họ sau khi đại dịch Covid-19 gây ra sự gián đoạn lớn tại Trung Quốc. Khu vực Đông Nam Á đã đưa ra các ưu đãi cho các công ty để chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc từ khi xảy ra cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Ủy ban Đầu tư của Thái Lan đã phê duyệt các ưu đãi cho ngành nông nghiệp vào ngày 17/6, nhằm vào các công ty nước ngoài chuyển dịch từ Trung Quốc.

Tại Malaysia, như một phần của gói kinh tế được công bố ngày 5/6 - nước này đã đề nghị miễn thuế 15 năm cho các nhà sản xuất mới đầu tư trên 500 triệu Ringgit (117 triệu USD).

Myanmar cũng sẽ ưu tiên sàng lọc các khoản đầu tư theo kế hoạch của các công ty quốc tế mạnh về tài chính, trong khi Việt Nam đặt mục tiêu thu hút thêm các công ty châu Âu theo Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu có hiệu lực vào ngày 1/8.

Phần lớn các quốc gia đều tập trung vào ngành y tế, sau khi dịch Covid-19 làm nổi bật sự phụ thuộc của thế giới vào Trung Quốc đối với khẩu trang và các thiết bị bảo vệ hộ khác.

(Nikkei)

Philippines là quốc gia có dân số phát triển nhanh nhất Đông Nam Á

Theo dữ liệu của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), Philippines là quốc gia có tỷ lệ dân số tăng nhanh nhất khu vực. Báo cáo của UNFPA cho biết, dân số Philippines sẽ đạt 109,6 triệu người trong năm 2020.

Theo đó, tổng tỷ suất sinh (TFR) của Philippines là 2,5%, tương đương với Campuchia, là mức cao thứ hai trong khu vực sau Lào (TFR 2,6%).

(Business Mirror)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith

TGVN. Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, ngày 5/7, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân ...

Indonesia: Ký kết RCEP sẽ là 'tín hiệu chính trị mạnh mẽ' về dự án do ASEAN 'dẫn dắt'

Indonesia: Ký kết RCEP sẽ là 'tín hiệu chính trị mạnh mẽ' về dự án do ASEAN 'dẫn dắt'

TGVN. Nếu hoàn tất thỏa thuận RCEP, Việt Nam có thể gửi thông điệp đến phần còn lại của thế giới bằng cách nhắc lại quan ...

ASEAN 2020: Việt Nam chủ động tìm giải pháp cho các vấn đề khu vực

ASEAN 2020: Việt Nam chủ động tìm giải pháp cho các vấn đề khu vực

TGVN. Trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã thể hiện vai trò chủ động trong ASEAN để tìm giải pháp giải quyết ...

Quang Đào