Tin tức ASEAN buổi sáng 9/6

Quang Đào
TGVN. Cập nhật tình hình Covid-19 tại ASEAN, tăng trưởng GDP ở khu vực ASEAN có thể trở lại mức 8% vào năm 2021... là những thông tin chính trong bản tin ASEAN ngày hôm nay.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin tuc asean buoi sang 96 Tin tức ASEAN buổi sáng 8/6
tin tuc asean buoi sang 96 Tin tức ASEAN buổi sáng 5/6
tin tuc asean buoi sang 96
Cảnh sát và quân đội kiểm tra người đi xe máy tại tỉnh biên giới Batangas, Philippines. (Nguồn: Rappler)

Tình hình Covid-19 tại ASEAN

Tính tới 7 giờ sáng ngày 9/6, ASEAN ghi nhận thêm 1.830 ca mắc mới Covid-19 so với 1 ngày trước, nâng tổng số lên 105.136 ca, trong khi tổng số ca tử vong tăng trên 3.102 người. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được chữa khỏi bệnh là 50.869 trường hợp.

Indonesia tiếp tục dẫn đầu khu vực về cả số ca tử vong và số ca nhiễm virus mới với 32.033 ca mắc và 1.883 ca tử vong. Indonesia không áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc, song các thành phố được phép quyết định áp đặt các biện pháp hạn chế. Tuy nhiên, không phải mọi người dân đều tuân theo.

Ngày 8/6, Singapore ghi nhận 386 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 38.296 ca, trong đó có 25 ca tử vong. Các ca lây nhiễm trong cộng đồng vẫn xuất hiện dù đã kết thúc gần hai tháng phong toả, đặc biệt đã có một số ca nhiễm trong học sinh sau khi trường học mở cửa trở lại. Singapore cũng đã ghi nhận những ca lây nhiễm từ người nhiễm không có triệu chứng, đặc biệt giữa các bệnh nhân sống trong không gian khép kín.

Tính đến thời điểm hiện tại, Philippines có 22.474 ca mắc Covid-19 và 1.011 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 579 ca nhiễm mới và 8 ca tử vong trong 24 giờ qua. Bộ trưởng Giáo dục Philippines Leonor Briones cho biết quốc gia này sẽ không mở lại trường học cho đến khi có vaccine.

Malaysia ghi nhận 7 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca mắc Covid-19 ở nước này lên 8.329 ca trong khi số ca tử vong vẫn là 117 ca. Đây là số ca nhiễm mới trong ngày thấp nhất kể từ khi nước này áp đặt hạn chế đối với hoạt động đi lại và kinh doanh hồi tháng Ba.

Ngành du lịch Malaysia đang có dấu hiệu phục hồi nhanh chóng sau khi các biện pháp hạn chế được nới lỏng. Việc Thủ tướng Malaysia Muhyddin Yassin công bố lệnh giới hạn đi lại giai đoạn phục hồi (RMCO) đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phục hồi của du lịch nội địa mà minh chứng rõ ràng là tỷ lệ đặt phòng khách sạn gia tăng nhanh chóng.

Thái Lan ghi nhận thêm 7 ca nhiễm Covid-19 mới, nhưng tất cả đều là những người từ nước ngoài trở về. Trong khi đó, Myanmar có thêm 1 ca nhiễm mới. Các quốc gia còn lại như Brunei, Campuchia Lào không có ca nhiễm mới nào.

Về phần mình, Việt Nam trong ngày 8/6 ghi nhận thêm 3 ca nhiễm mới, tất cả đều là người từ nước ngoài về. Bản tin lúc 6h ngày 9/6 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 cho biết, Việt Nam tiếp tục trải qua 54 ngày không có ca mắc mới ở cộng đồng.

(TGVN/TTXVN)

tin tuc asean buoi sang 96

Covid-19 ở Việt Nam sáng 9/6: 54 ngày không có ca mắc mới ở cộng đồng, phi công người Anh tiếp tục phục hồi kỳ diệu

GDP tại ASEAN có thể trở lại mức tăng 8% vào năm 2021

Đó là dự báo của Oxford Economics và được ủy quyền bởi Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW). Tuy nhiên, hầu hết các nền kinh tế Đông Nam Á sẽ gặp suy thoái trong nửa đầu năm 2020 trước khi GDP tăng nhẹ ở mức 1,9% vào cuối năm.

Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do thị trường Trung Quốc và thế giới bắt đầu mở cửa trở lại và nhập khẩu nhiều hơn.

Về tổng thể, đại dịch Covid-19 có khả năng khiến nền kinh tế toàn cầu giảm 4,7%, gấp đôi tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và sẽ là cuộc suy thoái toàn cầu lớn nhất thời hậu chiến tranh.

Oxford Economics dự đoán, Thái Lan sẽ là một trong những quốc gia Đông Nam Á bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì du lịch chiếm 20% GDP. Mặt khác, Việt Nam sẽ ít bị ảnh hưởng nhất do là quốc gia đi đầu ở ASEAN trong công tác phòng chống dịch, mặc dù không tránh khỏi sự suy giảm mạnh mẽ trong dòng chảy thương mại.

(Business Times)

tin tuc asean buoi sang 96
Ủy hội sông Mekong thông báo sẽ lùi ngày hoàn tất tham vấn về dự án thủy điện Luang Prabang của Lào tới cuối tháng 6. (Nguồn: MRC)

Trì hoãn tham vấn dự án đập Luang Prabang

Ủy hội sông Mekong thông báo lùi ngày hoàn tất tham vấn dự án thủy điện Luang Prabang của Lào tới cuối tháng 6, sau những mối lo ngại của các bên liên quan.

"Do lo ngại và đề xuất từ Campuchia, Thái Lan, Việt Nam cùng các bên liên quan đến sông Mekong khác cũng như thỏa thuận từ Lào, chúng tôi quyết định lùi ngày kết thúc quá trình tham vấn về thủy điện Luang Prabang tới ngày 30/6", Chủ tịch Ủy ban Hỗn hợp thuộc Ủy hội sông Mekong (MRC-JC) Somkiat Prajamwong cho biết trong thông cáo ngày 5/6.

Sự thay đổi này cũng cho phép MRC-JC đưa ra kết luận có ý nghĩa hơn bằng cách đảm bảo rằng các ý kiến và khuyến nghị được cung cấp đầy đủ cho Lào để quốc gia này cân nhắc trong việc giải quyết các tác động tiêu cực xuyên biên giới của việc xây dựng đập.

Đập Luang Prabang là dự án thứ 5 được đưa ra tham vấn trước MRC. Lào dự kiến xây đập Luang Prabang trên dòng chính sông Mekong, đoạn chảy qua làng Houygno thuộc tỉnh Luang Prabang, nằm giữa dự án Pak Beng đã đề xuất ở thượng lưu và dự án Xayaburi đã hoàn thành ở hạ lưu. Dự án thủy điện Luang Prabang dự kiến khởi công năm nay và hoàn thành năm 2027, vận hành quanh năm và sản xuất 1.460MW điện.

(Khmer Times)

Sức ép nổi lên cho Indonesia và Malaysia ở Biển Đông

Theo các chuyên gia, Trung Quốc ngày càng có nhiều hành động trái pháp luật quốc tế ở Biển Đông, đặc biệt là tiềm ẩn nhiều nguy cơ đụng độ với Malaysia và Indonesia.

Theo đó, tháng 4 vừa qua, tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc đã bám theo tàu thăm dò dầu khí West Capella của Malaysia đang hoạt động ở Biển Đông. Tàu Hải Dương 8 Trung Quốc thậm chí chỉ hoạt động cách bờ biển Malaysia khoảng hơn 300 km.

Bắc Kinh tuyên bố, họ chỉ đang “tiến hàng các hoạt động bình thường trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc”. Tuy nhiên, vài năm gần đây, Trung Quốc liên tục bị các nước trong khu vực cáo buộc có nhiều hành vi phi pháp nhằm củng cố yêu sách “đường lưỡi bò” ở Biển Đông.

Đầu năm nay, sau những vụ gây rối của tàu cá Trung Quốc gần quần đảo Natuna, quân đội Indonesia đã điều máy bay chiến đấu và tàu chiến tới tuần tra. Tổng thống Indonesia Joko Widodo cũng bay tới khu vực này, tuyên bố “không thương lượng chủ quyền” với Trung Quốc.

Ian Storey – chuyên gia cao cấp của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á – cho rằng, Trung Quốc đang ngày càng tiến sát đến “cửa nhà”, Malaysia, Indonesia phải hợp tác để đối mặt với những những yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh.

(CNN)

tin tuc asean buoi sang 96

Chuyên gia: Việc Trung Quốc thiết lập ADIZ ở Biển Đông có thể gây hại cho quan hệ với ASEAN và Mỹ

TGVN. Chuyên gia của Đại học Bridgeport (Mỹ) cho rằng, ý định thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Trung Quốc tại Biển Đông ...

tin tuc asean buoi sang 96

Việt Nam sẵn sàng và hướng đến các Hội nghị ASEAN quan trọng

TGVN. Trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đang tích cực chuẩn bị kế hoạch tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEAN lần ...

tin tuc asean buoi sang 96

Châu Á có thể đóng vai trò đầu tàu trong phục hồi kinh tế sau đại dịch

TGVN. Trong báo cáo có tên “Chiến lược phục hồi và tái thiết châu Á giai đoạn hậu Covid-19”, các chuyên gia khuyến nghị các ...

Quang Đào

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Xem nhiều

Đọc thêm

Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức lễ trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt.
Vai trò của chủ nghĩa đa phương: Tự nhiên như ‘hơi thở’

Vai trò của chủ nghĩa đa phương: Tự nhiên như ‘hơi thở’

Một cách tự nhiên, đa phương như trở thành 'hơi thở', len lỏi trong mọi khía cạnh của đời sống quốc tế.
Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Nga cho hay, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể đạt được giải pháp cho cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng Nga chỉ trông cậy vào chính mình.
Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Baoquocte.vn. Theo nhiều chuyên gia, Luật Thủ đô (sửa đổi) góp phần đưa Hà Nội thành trung tâm lớn về giáo dục, đào tạo chất lượng cao.
Việt Nam về nhất cuộc thi an ninh mạng ASEAN Cyber Shield lần thứ 2

Việt Nam về nhất cuộc thi an ninh mạng ASEAN Cyber Shield lần thứ 2

Cuộc thi an ninh mạng ASEAN Cyber Shield được tổ chức với 2 hạng mục cho những đội tuyển IT của các nước trong khu vực thi đấu.
Hành trang hướng đến phát triển bền vững, thịnh vượng và hòa nhập hơn

Hành trang hướng đến phát triển bền vững, thịnh vượng và hòa nhập hơn

Đó là 'linh hồn' của khóa đào tạo Chứng chỉ Lãnh đạo chiến lược về các vấn đề khu vực công và quốc tế, do Trung tâm Việt-Úc (VAC) tổ ...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động