Báo in nước ngoài rất chú trọng công tác phát hành (Theo MSN) |
Phát hành báo chí thế giớiTrên thế giới, báo mạng, báo miễn phí bùng nổ khiến cho nhiều tờ báo in danh tiếng liên tục giảm. Năm 2007, Pháp ra 2 tờ báo miễn phí là “20 Minute” và “ Le Metro”, với gần 2 triệu bản/ngày, chiếm tới 15% tổng số phát hành báo giấy ở Pháp.
Tờ Le Monde của Pháp từ 400.000 bản/kỳ, tụt xuống còn khoảng 350.000 bản/kỳ. Tờ Washington Post của Mỹ tụt xuống còn dưới 1 triệu bản/kỳ. Tờ New York Times giảm 3,85%, Los Angeles Times giảm 5,13%...Phát hành báo chí ở nhiều nước trên thế giới là một ngành tổ chức rất có quy củ, chuyên nghiệp. Mạng lưới phân phối phủ khắp toàn quốc, mở rộng tới nhiều quốc gia trên thế giới. Nhiều quốc gia có những tờ báo phát hành hàng triệu bản/kỳ như Yomiuri Shimbun 10 triệu bản/kỳ, Asahi Shimbun 8 triệu bản/kỳ (Nhật), Washington Post (Mỹ): trên 1 triệu bản/kỳ, Cankao Xiaoxi: 9,18 triệu bản/kỳ, Peoples Daily: 2,7 triệu bản/kỳ và Yangcheng Evning News: 1,86 triệu bản/kỳ (đều của Trung Quốc)…Báo được phát hành tới tay bạn đọc một cách nhanh chóng. Như tờ Asahi Shimbun, in 8 triệu bản, với 11 thứ tiếng, phát hành tới 11 quốc gia trong ngày, thời gian phân phối tới các đại lý cũng chỉ diễn ra trong vòng chưa tới 1 giờ đồng hồ. Tất cả các khâu lên số lượng, đóng gói, chuyển ra xe hơi đều được tự động hóa. Trong khi đó ở VN, một tờ báo có 60.000 bản/kỳ, cũng phải mất tới 4-5 tiếng để thực hiện các công đoạn trên.
Để cạnh tranh với báo mạng, các tờ báo in nước ngoài còn hợp tác với nhau trong công tác phát hành. Năm 2007, ở Nhật Bản, tờ Yomiuri Shibun, có số lượng phát hành hàng đầu thế giới đã hợp tác với đối thủ là tờ Asahi Shimbun và tờ nhật báo kinh doanh Nikkei để tạo điều kiện cho việc phát hành tốt hơn.
Có lẽ chính thế mà dù trong tình hình hiện tại, các báo in trên thế giới bị tụt giảm thị phần, nhưng báo in của Nhật vẫn được xếp hàng đầu, có số lượng độc giả bình quân đầu người đông nhất thế giới (631/1000 người) và đứng hàng thứ 3 trong top 5 thị trường báo chí lớn nhất thế giới.Hiện nay các tờ báo mạnh trên thế giới vẫn luôn bảo đảm phân phối đến tận nhà.Thực trạng ngành phát hành báo chí ở VN
| ||
Tại "Phố Báo" của Hà Nội: Nơi những bao kiện báo chí đến với từng tỉnh thành trong nước bằng những cách thủ công thế này (Ảnh: ChitXinh) |
Ngày 10.4.2009, tại Hà Nội, Đại hội thành lập Hội Phát hành Báo chí VN được tổ chức, thông qua dự thảo và phương hướng hoạt động trong nhiệm kỳ đầu tiên từ 2008-2012. Chủ tịch Hội là Ông Đào Duy Quát, nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, hiện là chuyên gia cao cấp của ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng biên tập báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. |
| |
Từ phân loại, vận chuyển, những tờ báo đầu tiên đã đến với độc giả... (Ảnh: ChitXinh) |
Nhiều cơ sở phát hành còn quá lạc hậu. Có nơi văn phòng chỉ là địa chỉ nhà ở, còn giao dịch ở ngoài đường. Phương tiện phát hành đa số rất thô sơ.Lực lượng phát hành nhìn chung không được đào tạo từ trường lớp nào, nên từ cách thức bán buôn, tới vấn đề văn minh lịch sự cũng còn nhiều chuyện phải chấn chỉnh.Căn cứ tình hình báo chí, phát hành báo chí VN, và thế giới hiện nay, có thể nói là lĩnh vực phát hành báo chí của chúng ta đang có rất nhiều bất cập, tụt hậu xa so với thế giới. Không thể chậm hơn nữa, phải nhanh chóng hình thành một tổ chức đủ tầm, đủ lực để chấn chỉnh, thúc đẩy công tác phát hành báo chí phát triển. Khi có Hội PHBCVN, công tác phát hành báo chí sẽ dần được khẳng định là một nghề của xã hội hiện đại. Lợi ích đó sẽ giúp nghề này đến với nhiều người, xóa bỏ dần việc bán báo lòng lề đường không văn minh, mang tới cho nghề phát hành báo chí một diện mạo mới. Phát hành báo chí sẽ trở thành một ngành văn hóa, góp phần xây dựng xã hội hiện đại.
Một vài số liệu về phát hành báo chí VN (tính đến tháng 12.2008) |
Hà Nội: 60 đại lý, 700 quầy sạp báo,1.000 người bán dạo. TP.HCM: 200 đại lý, 1.400 quầy sạp báo, 3.000 người bán dạo. TP.Cần Thơ: 10 đại lý, 80 quầy sạp, 200 người bán dạo. Đà Nẵng: 10 đại lý, 60 quầy sạp, 200 người bán dạo. |