Tình hình Afghanistan: Mỹ, Taliban... Ai rồi cũng phải thay đổi

Vũ Đăng Minh
Có người sẽ không thích sự liên hệ này, bởi họ quá khác biệt về nhiều mặt. Nhưng đơn giản vì họ là 2 phía của cuộc chiến tranh Afghanistan và đang chứng tỏ (hoặc muốn chứng tỏ) là thay đổi.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ngày 17/8, tại Kabul, người phát ngôn phong trào Taliban Zabihullah Mujahid chủ trì cuộc họp báo chính thức sau khi lực lượng này giành chính quyền tại Afghanistan. (Nguồn: AFP)
Người phát ngôn phong trào Taliban Zabihullah Mujahid chủ trì cuộc họp báo đầu tiên sau khi lực lượng này giành quyền kiểm soát Afghanistan, ngày 17/8. (Nguồn: AFP)

Taliban sẽ thay đổi?

Ngày 17/8, Taliban tổ chức cuộc họp báo đầu tiên, sau khi giành thắng lợi về quân sự. Cuộc họp báo gửi đến cộng đồng quốc tế những thông điệp trong giai đoạn Taliban định hình chính sách đối nội và đối ngoại.

Thứ nhất, Taliban muốn quan hệ hòa bình cùng các nước khác, có mối quan hệ tốt đẹp với tất cả mọi người.

Thứ hai, ân xá cho tất cả quan chức chính phủ cũ, kêu gọi họ quay lại làm việc.

Thứ ba, phụ nữ sẽ được phép làm việc, học tập và chủ động trong xã hội, trong khuôn khổ Hồi giáo.

Taliban muốn giải tỏa những điều quan ngại nhất của cộng đồng quốc tế. Ngầm sau đó là thông điệp Afghanistan dưới thời Taliban không phải là một quốc gia “xấu xí”, “bất cần”, “đối lập” với phần còn lại của thế giới. Taliban 2.0 sẽ thay đổi!

Tin liên quan
Taliban mở họp báo: Thái độ thiện chí, tôn trọng nữ quyền, Taliban mở họp báo: Thái độ thiện chí, tôn trọng nữ quyền, 'nóng lòng' tạo ấn tượng đẹp?

Người phát ngôn của Taliban Zabihullah Mujahid giải đáp ngắn gọn câu hỏi “vì sao?”: Chúng tôi không muốn có bất kỳ kẻ thù trong hay ngoài nước nào cả.

Dù giành thắng lợi trên chiến trường, nhưng để tiếp tục cầm quyền, Taliban cần được thế giới công nhận về chính trị, ngoại giao và hợp tác kinh tế… Nga, Iran lớn mạnh hơn, mà vẫn lao đao vì cấm vận, trừng phạt. Afghanistan đã tan hoang sau 20 năm chiến tranh, sẽ còn khốn khó hơn.

Sự thay đổi mới chỉ bằng tuyên bố. Nhưng ít nhiều, đó cũng là sự suy tính khôn khéo trong giai đoạn mới. Còn tin đến đâu lại là chuyện khác. Bởi với một quá khứ tàn bạo, đẫm máu, khó làm thay đổi cách nhìn của đa số các quốc gia.

Gần như đồng thời, Thủ tướng Justin Trudeau tuyên bố: “Canada không có kế hoạch công nhận Taliban là chính phủ Afghanistan. Họ đã tiếp quản và thay thế một chính quyền dân chủ bằng vũ lực”.

Một số nước khác cũng sẽ chưa công nhận Taliban hoặc công nhận có điều kiện. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price nêu rõ, việc công nhận phụ thuộc vào hành động của Taliban: “Một chính quyền tương lai phải bảo vệ những quyền cơ bản của người dân, bao gồm cả quyền phụ nữ, cũng như không chứa chấp những phần tử khủng bố”.

Đặc phái viên của Tổng thống Nga về Afghanistan, Zamir Kabulop cho rằng Taliban sẽ không trở thành kiểu Nhà nước khủng bố Hội giáo tự xưng (IS) và kêu gọi các nước đánh giá dựa trên tình hình thực tế.

Trong cuộc họp báo chiều 16/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Ánh né tránh trả lời trực tiếp câu hỏi có công nhận Taliban là lãnh đạo hợp pháp của Afghanistan không.

Bà Hoa Xuân Ánh nói: Trung Quốc tôn trọng quyền của người Afghanistan trong việc tự quyết định vận mệnh của mình. Bắc Kinh hoan nghênh việc Taliban muốn phát triển quan hệ, muốn Trung Quốc tham gia vào quá trình tái thiết, phát triển Afghanistan… Trung Quốc mong muốn tiếp tục quan hệ hữu nghị, hợp tác với Afghanistan.

Thế cũng đã rõ.

Mỹ cũng thay đổi

Ngày 16/8, trong bài phát biểu đầu tiên sau khi Taliban chiếm thủ đô Kabul, Tổng thống Mỹ Joe Biden đề cập nhiều vấn đề quan trọng. Ông dành phần lớn thời gian giải thích lý do thất bại, bảo vệ việc rút quân là đúng và phác thảo chính sách của Mỹ với Afghanistan thời Taliban.

Không phải nội dung trọng tâm, nhưng có điều rất đáng chú ý. Tổng thống Joe Biden thừa nhận “sai lầm trong quá khứ, khi quân đội Mỹ ở lại và chiến đấu trong một cuộc nội chiến ở một quốc gia khác”.

Ông cho rằng “sứ mệnh của chúng ta ở Afghanistan chưa bao giờ là xây dựng quốc gia, tạo ra một nền dân chủ tập trung, thống nhất” và “không phải là chống lại lực lượng nổi dậy”.

Tổng thống Joe Biden kết luận “không một lực lượng quân sự nào có thể mang lại cho Afghanistan ổn định, thống nhất, an toàn…”.

Theo ông chủ Nhà Trắng, một nguyên nhân quan trọng dẫn đến thất bại là “Những gì chúng tôi không thể cung cấp cho họ (chính phủ, quân đội Afghanistan) là ý chí chiến đấu”.

Điều này đúng. Ý chí chiến đấu không thể do bên ngoài “cho”, không thể có được bằng tiền, vũ khí, cố vấn…

Trong định hướng chính sách đối với Afghanistan, Tổng thống Joe Biden nhắc lại các thay đổi mà ông đã nhiều lần đề cập: Nhưng cách để làm điều đó là không phải là thông qua các đợt triển khai quân sự bất tận. Đó là bằng chính sách ngoại giao, các công cụ kinh tế và tập hợp thế giới tham gia cùng chúng ta.

Ai rồi cũng phải thay đổi
Tổng thống Mỹ Joe Biden sau bài phát biểu đầu tiên về việc Taliban tiếp quản chính quyền Afghanistan, ngày 16/8 tại Nhà Trắng, thủ đô Washinton D.C.(Nguồn: AFP)

Thay đổi là xu thế, bất kể quốc gia to, nhỏ, trình độ phát triển. Thay đổi để tồn tại, phát triển khi bối cảnh, môi trường quốc tế và tình hình bên trong thay đổi.

Cường quốc như Mỹ hay phong trào Taliban muốn nắm quyền lãnh đạo đất nước khoảng 36 triệu dân, bị nhiều quốc gia phản đối, cũng cần và đến lúc buộc phải thay đổi.

Điều quan trọng là sự thay đổi đó có phù hợp với xu thế không và tác động của nó đối với thế giới, khu vực. Nếu Taliban thực sự thay đổi như tuyên bố, sẽ có lợi cho chính nhân dân Afghanistan và cho cả khu vực.

Những thay đổi từ cuộc chiến tranh Afghanistan, có trở thành chính sách, chiến lược mới của Mỹ hay không? Tác động của nó như thế nào đến thế giới, khu vực và chính nước Mỹ, là điều còn phải chờ đợi.

Taliban mở họp báo: Thái độ thiện chí, tôn trọng nữ quyền, 'nóng lòng' tạo ấn tượng đẹp?

Taliban mở họp báo: Thái độ thiện chí, tôn trọng nữ quyền, 'nóng lòng' tạo ấn tượng đẹp?

Ngày 17/8, phong trào Taliban đã tổ chức cuộc họp báo chính thức đầu tiên kể từ khi giành chính quyền tại Afghanistan, trong đó ...

Khi các nước đặt Afghanistan lên 'bàn cân'

Khi các nước đặt Afghanistan lên 'bàn cân'

Có thể thế giới phải gồng mình để chứng kiến không phải một cuộc chiến tranh nóng thì cũng là một cuộc chiến tranh lạnh ...

Bài viết cùng chủ đề

Tình hình Afghanistan

Xem nhiều

Đọc thêm

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Hôm nay 20/11, Quốc hội thảo luận Luật Nhà giáo, chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao, sân bay Long Thành

Hôm nay 20/11, Quốc hội thảo luận Luật Nhà giáo, chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao, sân bay Long Thành

Hôm nay, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc đầu tiên của đợt 2 của Kỳ họp thứ 8..., Quốc hội sẽ thảo luận dự án Luật Nhà giáo, dự ...
Điểm tin thế giới sáng 20/11: Trung Quốc-Pakistan sắp tập trận, tàu ngầm hạt nhân Mỹ cập cảng Hàn Quốc, Iran phản đối Anh và EU

Điểm tin thế giới sáng 20/11: Trung Quốc-Pakistan sắp tập trận, tàu ngầm hạt nhân Mỹ cập cảng Hàn Quốc, Iran phản đối Anh và EU

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 20/11.
Giá vàng hôm nay 20/11/2024: Giá vàng 'nóng' trở lại, tăng tiền triệu, 'tay to' sắp bước vào và khuấy động thị trường

Giá vàng hôm nay 20/11/2024: Giá vàng 'nóng' trở lại, tăng tiền triệu, 'tay to' sắp bước vào và khuấy động thị trường

Giá vàng hôm nay 20/11/2024 ghi nhận thị trường trong nước và thế giới đang 'nóng' trở lại.
Giá tiêu hôm nay 20/11/2024: Hơn 82% hồ tiêu nhập vào Việt Nam tới từ quốc gia Đông Nam Á này, nhận định thị trường vụ 2025

Giá tiêu hôm nay 20/11/2024: Hơn 82% hồ tiêu nhập vào Việt Nam tới từ quốc gia Đông Nam Á này, nhận định thị trường vụ 2025

Giá tiêu hôm nay 20/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.500 – 140.000 đồng/kg.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/11/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/11/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 20/11. Lịch âm 20/11/2024? Âm lịch hôm nay 20/11. Lịch vạn niên 20/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Điểm tin thế giới sáng 20/11: Trung Quốc-Pakistan sắp tập trận, tàu ngầm hạt nhân Mỹ cập cảng Hàn Quốc, Iran phản đối Anh và EU

Điểm tin thế giới sáng 20/11: Trung Quốc-Pakistan sắp tập trận, tàu ngầm hạt nhân Mỹ cập cảng Hàn Quốc, Iran phản đối Anh và EU

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 20/11.
Tin thế giới 19/11: Kiev dự báo kết thúc xung đột, Nghị sĩ Mỹ đòi luận tội Tổng thống Biden, Israel khẳng định đã tấn công chương trình hạt nhân Iran

Tin thế giới 19/11: Kiev dự báo kết thúc xung đột, Nghị sĩ Mỹ đòi luận tội Tổng thống Biden, Israel khẳng định đã tấn công chương trình hạt nhân Iran

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Liên minh Mỹ-Philippines củng cố hợp tác quân sự, Washington trấn an Manila trước thời điểm thay đổi chính quyền

Liên minh Mỹ-Philippines củng cố hợp tác quân sự, Washington trấn an Manila trước thời điểm thay đổi chính quyền

Mỹ và Philippines đã ký thỏa thuận chia sẻ công nghệ và thông tin quân sự mật vào ngày 18/11, trong bối cảnh hai nước tăng cường hợp tác.
CHÍNH THỨC! Tổng thống Nga phê duyệt học thuyết hạt nhân cập nhật, hai ngày sau khi Mỹ mở khóa tấn công cho Ukraine

CHÍNH THỨC! Tổng thống Nga phê duyệt học thuyết hạt nhân cập nhật, hai ngày sau khi Mỹ mở khóa tấn công cho Ukraine

Nguyên tắc cơ bản của học thuyết này là việc sử dụng vũ khí hạt nhân được xem như biện pháp cuối cùng để bảo vệ chủ quyền của đất nước.
Siết chặt an ninh trước thềm bầu cử, cảnh sát Belarus diễn tập tại nhiều thành phố

Siết chặt an ninh trước thềm bầu cử, cảnh sát Belarus diễn tập tại nhiều thành phố

Bộ Nội vụ Belarus ngày 19/11 thông báo, cảnh sát sẽ tiến hành diễn tập trước cuộc bầu cử tổng thống để nâng cao hàng rào an ninh.
Triều Tiên: Chủ tịch Kim Jong Un cảnh báo chiến tranh cận kề, yêu cầu hoàn tất công tác chuẩn bị, kêu gọi Nga sát cánh

Triều Tiên: Chủ tịch Kim Jong Un cảnh báo chiến tranh cận kề, yêu cầu hoàn tất công tác chuẩn bị, kêu gọi Nga sát cánh

Nguy cơ xung đột quân sự trên bán đảo Triều Tiên là điều không thể tránh khỏi và Bình Nhưỡng cần tăng cường chuẩn bị cho chiến tranh.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động