Quân đội Nga chuẩn bị xuất phát tới Kazakhstan ngày 6/1. (Nguồn: AFP) |
Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga cho biết: “Các máy bay vận tải hàng không quân sự đã đưa những đơn vị đầu tiên của lực lượng chính trong thành phần Nga thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình CSTO tới lãnh thổ của Kazakhstan”.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố, Moscow sẽ tham vấn Kazakhstan và các đồng minh khác về khả năng có thêm hành động để ủng hộ cuộc chiến "chống khủng bố" ở Kazakhstan và giải phóng cơ sở hạ tầng trọng yếu tại quốc gia Trung Á này.
Theo bộ trên, những sự kiện gần đây ở Kazakhstan "là một âm mưu, được truyền cảm hứng từ bên ngoài, nhằm làm xói mòn an ninh và tính toàn vẹn của một nhà nước bằng vũ lực, sử dụng các đội hình vũ trang được huấn luyện và có tổ chức".
Ngay trong ngày, kêu gọi Nga tôn trọng chủ quyền và độc lập của Kazakhstan, Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell nói rằng, can thiệp quân sự của Nga vào Kazakhstan gợi lại “ký ức về những tình huống cần tránh”.
Ông Borrell bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về tình hình quốc gia Trung Á và nói thêm: “Các quyền và an ninh của dân thường phải được bảo đảm… EU sẵn sàng hỗ trợ giải quyết cuộc khủng hoảng này”.
Trong khi đó, Mỹ cũng lên tiếng cảnh báo Nga về việc điều quân đội tới Kazakhstan để hỗ trợ khôi phục tình hình an ninh trật tự.
Trả lời phóng viên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết: "Mỹ và hơn thế nữa là cả thế giới sẽ theo dõi xem có xảy ra bất cứ vụ vi phạm nhân quyền nào hay không. Chúng tôi cũng theo dõi bất cứ hành động nào có thể đe dọa tới việc chiếm giữ các thể chế ở Kazakhstan".
Ngoài ra, ông Price cũng cho biết "sẽ để chính phủ Kazakhstan giải thích" tại sao lại mời lực lượng từ CSTO. Ông nói thêm: "Chúng tôi hy vọng chính phủ Kazakhstan sẽ sớm giải quyết được những vấn đề về cơ bản là kinh tế và chính trị".
Trước đó, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cũng nói rằng, Mỹ đặt câu hỏi về tính hợp pháp đối với yêu cầu của chính quyền Kazakhstan triển khai quân đội của CSTO tại quốc gia này.
Tuy nhiên, phản ứng trước bình luận của Mỹ, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng, "một số đại diện của Washington không hiểu mọi thứ và coi đó là quan điểm của Mỹ”.
CSTO có 6 quốc gia thành viên, gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Nga và Tajikistan. Điều lệ của tổ chức này cho phép giải quyết tình trạng bất ổn nội bộ, nhưng phải được thực hiện trên cơ sở quyết định của một quốc gia có chủ quyền.
Ngày 5/1, Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev đã đề nghị lãnh đạo các quốc gia CSTO hỗ trợ nước này vượt qua cuộc khủng hoảng mà ông cho rằng, có nguy cơ khủng bố.
| Tin thế giới 6/1: Vì sao Nga quan tâm tình hình Kazakhstan? Mỹ nói đàm phán với Nga khó khăn; Triều Tiên chính thức lên tiếng việc bắn tên lửa Tình hình bạo loạn Kazakhstan, Lý do Nga quan tâm đến Kazakhstan, thỏa thuận quốc phòng lịch sử giữa Nhật Bản và Australia... là những ... |
| Kazakhstan bùng nổ bạo loạn, tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc Tình hình Kazakhstan trở nên căng thẳng kể từ ngày 2/1, khi nổ ra một số cuộc biểu tình bạo loạn phản đối việc tăng ... |