Nhỏ Bình thường Lớn

Tình hình Niger: Biên giới trên bộ và trên không mở với 5 nước, Pháp sơ tán 262 người trên chuyến bay đầu tiên, Mỹ kiên quyết ở lại

Ngày 1/8, biên giới trên bộ và trên không của Niger với 5 quốc gia láng giềng đã được mở trở lại sau gần một tuần bị đóng cửa do cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Mohamed Bazoum.
Niger mở lại biên giới trên bộ và trên không với 5 nước láng giềng, Pháp sơ tán thành công 262 người khỏi Niger
Hành khách đứng bên ngoài cửa sân bay quốc tế Diori Hamani ở Niamey, Niger hôm 1/8. (Nguồn: AFP)

Phát biểu trên truyền hình quốc gia Niger, một trong những người thuộc nhóm đảo chính cho biết: “Biên giới trên bộ và trên không giữa Niger với Algeria, Burkina Faso, Libya, Mali và Chad đã được mở lại từ hôm nay (1/8)”.

Tin liên quan
Tình hình Niger: Italy tổ chức chuyến bay đặc biệt, Pháp khẩn trương sơ tán công dân Tình hình Niger: Italy tổ chức chuyến bay đặc biệt, Pháp khẩn trương sơ tán công dân

Tuyên bố trên được đưa ra vài giờ sau chuyến bay sơ tán công dân đầu tiên của Pháp vào tối 1/8 - 5 ngày trước thời hạn Cộng đồng kinh tế Tây Phi (ECOWAS) đưa ra yêu cầu khôi phục trật tự hiến pháp tại Niger.

Theo một số nguồn tin, máy bay đầu tiên của Pháp chở 262 người sơ tán khỏi Niger đã hạ cánh xuống sân bay Paris-Roissy Charles de Gaulle (Pháp) vào khoảng 1h30 ngày 2/8 giờ địa phương (6h30 giờ Hà Nội).

Trước đó, Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna thông báo: “Có 262 người trên máy bay Airbus A330, trong đó có hàng chục trẻ sơ sinh”. Theo bà Colonna, gần như tất cả hành khách trên chuyến bay này đều là công dân Pháp.

Đây là chuyến bay đầu tiên trong số 3 chuyến bay sơ tán công dân Pháp và châu Âu khỏi Niger.

Trong khi đó, Nhà Trắng tuyên bố sẽ không tham gia cùng các đồng minh châu Âu trong hoạt động sơ tán công dân khỏi Niger.

Ngày 1/8, người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby khẳng định, Washington công nhận những nỗ lực của Pháp và các quốc gia châu Âu khác nhằm sơ tán công dân. Tuy nhiên, Mỹ “không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào chứng tỏ các mối đe dọa trực tiếp” đối với công dân hoặc các cơ sở của nước này.

“Do đó, chúng tôi không thay đổi quan điểm về sự hiện diện của chúng tôi ở Niger vào thời điểm này”, ông Kirby nhấn mạnh.

Theo người phát ngôn, Nhà Trắng nhìn thấy “cánh cửa” ngoại giao để giải quyết cuộc khủng hoảng Niger, đồng thời vẫn “theo dõi tình hình từng giờ”. Ông nêu rõ: “Chúng tôi tiếp tục kêu gọi các công dân Mỹ đang ở Niger đảm bảo an toàn là ưu tiên hàng đầu của họ”.

Ngoài ra, quân đội Mỹ ở Niger không tham gia các hoạt động không vận của châu Âu. Hiện có khoảng 1.000 lính Mỹ đang đồn trú tại Niger - nơi Washington hỗ trợ Tổng thống bị lật đổ Mohamed Bazoum đối phó với tình trạng nổi loạn của phiến quân Hồi giáo trong khu vực.

Trước đó cùng ngày, Pháp, Itay và Tây Ban Nha đồng loạt tuyên bố sơ tán công dân của ba nước này, cùng các công dân châu Âu khác khỏi Niger, trước nguy cơ bị mắc kẹt do cuộc đảo chính quân sự ở quốc gia Tây Phi.

Đảo chính ở Niger: Mỹ, Pháp, Đức và LHQ đồng loạt lên án, Washington khẳng định ‘sát cánh’ cùng Niger nhưng có điều kiện

Đảo chính ở Niger: Mỹ, Pháp, Đức và LHQ đồng loạt lên án, Washington khẳng định ‘sát cánh’ cùng Niger nhưng có điều kiện

Ngày 27/7, sau tuyên bố phế truất Tổng thống Niger Mohamed Bazoum của nhóm cận vệ nước này, Liên hợp quốc (LHQ) cùng các nước ...

Vụ đảo chính Niger: Mỹ dọa ngừng viện trợ quân sự, Liên hợp quốc lên tiếng, Tổng thống Bazoum giờ ra sao?

Vụ đảo chính Niger: Mỹ dọa ngừng viện trợ quân sự, Liên hợp quốc lên tiếng, Tổng thống Bazoum giờ ra sao?

Ngày 28/7, Mỹ tuyên bố việc lật đổ Tổng thống Mohamed Bazoum do dân bầu của Niger khiến viện trợ quân sự của Mỹ cho ...

Đảo chính ở Niger: Pháp được uỷ quyền ‘giải cứu’ Tổng thống Bazoum, chính quyền quân sự Niger nói gì?

Đảo chính ở Niger: Pháp được uỷ quyền ‘giải cứu’ Tổng thống Bazoum, chính quyền quân sự Niger nói gì?

Ngày 31/7, chính quyền quân sự Niger chia sẻ thông tin về vụ tấn công mới vào phủ Tổng thống Mohamed Bazoum.

Tin thế giới 31/7: Nga nói NATO ‘bỏ phí’ nguồn lực, Trung Quốc có thêm đối tác chiến lược từ châu Âu

Tin thế giới 31/7: Nga nói NATO ‘bỏ phí’ nguồn lực, Trung Quốc có thêm đối tác chiến lược từ châu Âu

Tác động của bầu cử Mỹ tới xung đột Nga-Ukraine, Hàn Quốc ‘lấy làm tiếc’ khi Triều Tiên duyệt binh… là một số tin quốc ...

Vụ đảo chính tại Niger: Chuyện riêng, lo chung

Vụ đảo chính tại Niger: Chuyện riêng, lo chung

Cuộc đảo chính tại Niger ngày 26/7 không chỉ có nhiều tác động nội bộ mà còn để lại hệ quả nghiêm trọng cho quốc ...

(theo AFP, AP)

Tin cũ hơn