Đảo chính ở Niger: Thêm nhiều quan chức bị bắt, ECOWAS cảnh báo sử dụng vũ lực, Italy tìm kiếm ‘lối thoát’ cho cuộc khủng hoảng

Hạnh Lê
Ngày 31/7, theo đảng Dân chủ xã hội Niger, chính quyền quân sự mới đã bắt giữ Chủ tịch đảng này Foumakoye Gado, Bộ trưởng Dầu mỏ Sani Mahamadou và Bộ trưởng Khai mỏ Ousseini Hadizatou.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đảo chính ở Niger: Thêm nhiều quan chức cấp cao bị bắt, ECOWAS cảnh báo sử dụng vũ lực, Italy tìm kiếm ‘lối thoát’ cho cuộc khủng hoảng
Vụ đảo chính ở Niger nổ ra từ ngày 26/7 khiến nước này rơi vào cuộc khủng hoảng mới. (Nguồn: AFP)

Động thái trên diễn ra sau khi chính quyền quân sự Niger thông báo chính phủ bị lật đổ đã ủy quyền cho Pháp thực hiện các vụ tấn công nhằm vào Phủ tổng thống để “giải cứu” Tổng thống Mohamed Bazoum.

Tin liên quan
Đảo chính ở Niger: Pháp được uỷ quyền ‘giải cứu’ Tổng thống Bazoum, chính quyền quân sự Niger nói gì? Đảo chính ở Niger: Pháp được uỷ quyền ‘giải cứu’ Tổng thống Bazoum, chính quyền quân sự Niger nói gì?

Phát biểu trên truyền hình nước này, người phát ngôn của chính quyền quân sự Niger, Đại tá Amadou Abdramane cho biết, việc ủy quyền đã được ký bởi Ngoại trưởng Niger Hassoumi Massoudou.

Tổng thống Niger Mohamed Bazoum đã bị quản thúc bên trong Phủ tổng thống sau khi quân đội Niger tiến hành đảo chính hôm 26/7 vừa qua. Theo đó, chính quyền quân sự Niger đã cảnh báo, các nỗ lực đưa ông Bazoum ra ngoài sẽ dân đến xung đột và hỗn loạn.

Cùng ngày, trong cuộc họp khẩn cấp của các quốc gia Tây Phi tại Nigeria, khối khu vực Cộng đồng kinh tế Tây Phi (ECOWAS) đã được triệu tập để phản ứng với cuộc đảo chính vào tuần trước ở Niger.

Kêu gọi các nhà lãnh đạo đảo chính ở Niger phục chức cho Tổng thống Mohamed Bazoum, ECOWAS khẳng định: “Nếu các yêu cầu không được đáp ứng trong vòng một tuần, ECOWAS sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để khôi phục trật tự hiến pháp tại Cộng hòa Niger. Các biện pháp như vậy có thể bao gồm cả việc sử dụng vũ lực”.

Trong khi đó, ECOWAS vẫn áp dụng các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt, bao gồm đình chỉ tất cả các giao dịch thương mại và tài chính giữa các quốc gia thành viên của khối này với Niger và đóng băng tài sản tại các ngân hàng trung ương khu vực.

Theo Liên hợp quốc (LHQ), các biện pháp trừng phạt kinh tế có thể có tác động sâu sắc đến người Niger, những người sống ở quốc gia nghèo thứ ba trên thế giới.

Bên cạnh đó, Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế cho biết, Niger phụ thuộc vào 90% nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nigeria. Vì vậy, Thủ tướng Niger Ouhoumoudou Mahamadou nhận định rằng, biện pháp trừng phạt có thể là thảm họa và Niamey cần tìm ra giải pháp cho vấn đề này.

Ông Mahamadou nêu rõ: “Khi mọi người nói rằng có một lệnh cấm vận, biên giới đất liền và biên giới trên không bị đóng cửa, điều đó vô cùng khó khăn đối với mọi người... Niger là một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào cộng đồng quốc tế”.

Khối ECOWAS gồm 15 thành viên đã không thành công khi cố gắng khôi phục nền dân chủ ở các quốc gia nơi quân đội nắm quyền trong những năm gần đây. Bốn quốc gia - do chính phủ quân sự ở Tây và Trung Phi điều hành - đã từng diễn ra 9 cuộc đảo chính thành công hoặc các nỗ lực lật đổ kể từ năm 2020.

Theo các nhà phân tích Niger, khả năng ECOWAS sử dụng vũ lực sẽ gây ra xung đột không chỉ giữa các lực lượng Niger và ECOWAS, mà còn giữa người dân ủng hộ cuộc đảo chính cũng như những người chống lại hành động này.

Trong một diễn biến khác, cùng ngày, các đại diện của chính phủ Italy, bao gồm Thủ tướng Giorgia Meloni, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Antonio Tajani, Bộ trưởng Quốc phòng Guido Crosetto và những người đứng đầu các cơ quan tình báo nước này đã trao đổi về tình hình ở Niger, đồng thời bày tỏ hy vọng sẽ tìm kiếm được giải pháp cho cuộc khủng hoảng này.

Văn phòng Thủ tướng Italy khẳng định: “Italy hy vọng đạt được một giải pháp đàm phán cho cuộc khủng hoảng và thành lập một chính phủ được cộng đồng quốc tế công nhận”.

Trước đó cùng ngày, Ngoại trưởng Tajani thông báo đang làm việc với ông Josep Borrell - người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) và Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna về một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng ở Niger.

Niger nỗ lực thúc đẩy điện khí hóa cho các vùng nông thôn nghèo

Niger nỗ lực thúc đẩy điện khí hóa cho các vùng nông thôn nghèo

Ngày 10/6, Bộ trưởng Năng lượng và năng lượng tái tạo của Niger Ibrahim Yacoubou cho biết, chính phủ nước này đặt mục tiêu điện ...

Vụ đảo chính ở Niger: Tổ chức Hợp tác Hồi giáo lên án mạnh mẽ

Vụ đảo chính ở Niger: Tổ chức Hợp tác Hồi giáo lên án mạnh mẽ

Ngày 29/7, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) đã lên án mạnh mẽ cuộc đảo chính quân sự hôm 25/7 ở Niger nhằm lật ...

ECOWAS ra tối hậu thư, để ngỏ khả năng dùng vũ lực; giới lãnh đạo quân sự Niger cảnh báo điều gì?

ECOWAS ra tối hậu thư, để ngỏ khả năng dùng vũ lực; giới lãnh đạo quân sự Niger cảnh báo điều gì?

Trong tuyên bố chung, ECOWAS cho chính quyền quân sự tại Niger 1 tuần để từ bỏ quyền lực, lập tức trả tự do và ...

Đảo chính ở Niger: Tổng thống Chad tới Niamey, Pháp phản ứng gắt trước hành động này

Đảo chính ở Niger: Tổng thống Chad tới Niamey, Pháp phản ứng gắt trước hành động này

Nhiều quốc gia và tổ chức khu vực tiếp tục bày tỏ quan điểm về tình hình ở Niger và sẵn sàng áp dụng các ...

Tin thế giới 31/7: Nga nói NATO ‘bỏ phí’ nguồn lực, Trung Quốc có thêm đối tác chiến lược từ châu Âu

Tin thế giới 31/7: Nga nói NATO ‘bỏ phí’ nguồn lực, Trung Quốc có thêm đối tác chiến lược từ châu Âu

Tác động của bầu cử Mỹ tới xung đột Nga-Ukraine, Hàn Quốc ‘lấy làm tiếc’ khi Triều Tiên duyệt binh… là một số tin quốc ...

(theo AFP, DW, Reuters)

Bài viết cùng chủ đề

Đảo chính ở Niger

Xem nhiều

Đọc thêm

Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Những bí mật đằng sau thành công của Mason Greenwood tại Marseille đã được truyền thông Pháp tiết lộ.
Những chiến sĩ đặc biệt tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Những chiến sĩ đặc biệt tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Đội quân khuyển từ Trường Trung cấp 24 Biên phòng sẽ tham gia trình diễn tại lễ khai mạc Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (19/12-22/12).
Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Hành trình ra đời của Tạp chí Quan hệ Quốc tế là ấp ủ, quyết tâm của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao 35 năm về trước.
HLV Ruben Amorim không cho Leny Yoro ra sân trận U21 MU

HLV Ruben Amorim không cho Leny Yoro ra sân trận U21 MU

Tân HLV Ruben Amorim không muốn Leny Yoro thi đấu cho đội U21 MU trong bối cảnh trung vệ người Pháp vừa bình phục chấn thương.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
CHÍNH THỨC: HLV Pep Guardiola gia hạn hợp đồng hai năm với Man City

CHÍNH THỨC: HLV Pep Guardiola gia hạn hợp đồng hai năm với Man City

HLV Pep Guardiola ký hợp đồng mới có thời hạn hai năm, giữ ông ở lại Man City hơn một thập kỷ.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động