Những tay súng thuộc phiến quân Hayat Tahrir al-Sham kiểm tra một chiếc máy bay chiến đấu khi chiếm được ở Aleppo, Syria, ngày 2/12. (Nguồn: AP) |
Ngày 2/12, Hãng thông tấn AFP dẫn thông tin từ Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) cho biết, số người thiệt mạng trong những ngày giao tranh ở miền Bắc Syria, kể từ khi phiến quân phát động một cuộc tấn công lớn hôm 27/11, đã lên tới 514 người, trong đó có 92 dân thường.
Tin liên quan |
Quân đội Syria tạm rút khỏi Aleppo khiến dân thường tháo chạy, phe nổi dậy kiểm soát toàn bộ tỉnh Idlib |
Trong số những người thiệt mạng có 268 tay súng thuộc phiến quân Hayat Tahrir al-Sham (HTS) và đồng minh, 154 binh sĩ và các tay súng thân chính phủ.
Cùng ngày, HTS thông báo đã chiếm được căn cứ không quân chiến lược Neirab, nằm ở khu vực Aleppo, thu giữ được 7 chiến đấu cơ MiG-23, trước đây thuộc quyền sử dụng của lực lượng chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Những chiếc máy bay trên, xét theo tình trạng của chúng, vẫn chưa sẵn sàng để sử dụng. Một số trông có vẻ hư hỏng hoặc đã không được sử dụng trong một thời gian dài. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc mất đi các khí tài như vậy cho thấy những vấn đề nghiêm trọng trong việc phòng thủ của quân chính phủ.
Căn cứ không quân Neirab trước đây từng là một trong những cơ sở trọng yếu cho các hoạt động không quân của chính phủ Syria, khiến tổn thất tại đây có ý nghĩa chiến lược.
Việc kiểm soát địa điểm này cho phép phiến quân tiếp cận các thiết bị kỹ thuật và cơ sở hạ tầng hàng không, có thể tăng cường khả năng của chúng trong cuộc chiến chống lại quân đội Syria.
Liên quan phản ứng quốc tế, cùng ngày, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã lên tiếng "báo động" tình trạng bạo lực leo thang ở Syria, đồng thời kêu gọi chấm dứt giao tranh ngay lập tức, nỗ lực hết sức để bảo vệ dân thường và các cơ sở dân sự, bao gồm việc mở lối đi an toàn cho người dân tránh xa giao tranh.
Theo các nguồn tin ngoại giao, Hội đồng Bảo an LHQ dự kiến tổ chức họp khẩn về tình hình Syria trong ngày 3/12, theo đề nghị của chính phủ quốc gia Trung Đông này, với sự ủng hộ của Guyana cùng 3 thành viên châu Phi là Mozambique, Sierra Leone và Algeria.
Trong khi đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố, “mong muốn lớn nhất” của Ankara là “sự toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất quốc gia của Syria được bảo vệ và tình hình bất ổn đã kéo dài trong 13 năm sẽ chấm dứt bằng sự đồng thuận phù hợp với yêu cầu chính đáng của người dân”.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cũng đưa ra nhận định rằng, những diễn biến ở Syria cho thấy chính phủ nước này cần hòa giải với người dân và phe đối lập, đồng thời khẳng định Ankara sẵn sàng đóng góp vào cuộc đối thoại như vậy.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cũng cảnh báo, sẽ là "sai lầm nếu giải quyết các vụ việc ở Syria bằng bất kỳ sự can thiệp nào của nước ngoài".
Ở Iraq, nước này đã điều xe bọc thép tới khu vực biên giới với Syria nhằm xoa dịu mối lo ngại về an ninh sau khi giao tranh bùng phát trở lại ở quốc gia láng giềng.
Người phát ngôn Bộ Nội vụ Iraq, Tướng Moqdad Miri, tuyên bố: “Bất kỳ sự xâm nhập nào qua biên giới Syria-Iraq đều không thể xảy ra, vì đã có các công sự và các đơn vị chiến đấu được bố trí tại đây”.
| Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình? Trong chiến tranh hiện đại, vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật, không chỉ vì sức mạnh hủy diệt tuyệt đối mà còn vì ... |
| Tin thế giới 2/12: Tổng thống Ukraine cay đắng, Nga có quyết định quan trọng ở Syria, lựa chọn khác thường của Thủ tướng Nepal Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế trong 24h qua. |
| Nga, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ quan ngại về tình hình Syria, nhấn mạnh lỗi do ai Trước tình hình leo thang quân sự ở Syria, Ngoại trưởng các nước Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ có chung tiếng nói, đồng thời ... |
| Trung Đông chưa yên tiếng súng, quốc tế hành động khẩn khi tình hình Syria nóng lên từng giờ Syria đang đối mặt cuộc nội chiến mới giữa lúc Dải Gaza chưa có lệnh ngừng bắn và sự yên bình tạm thời ở Lebanon ... |
| NATO và Tổng thống Mỹ Biden nỗ lực 'trải đường' cho Ukraine đến hòa đàm, nhắc nhở ông Trump Ngày 2/12, tân Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte coi việc chuyển giao cả vũ khí phòng ... |