Các ngoại trưởng Nga, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran tham gia cuộc họp 4 bên về bình thường hóa quan hệ Ankara-Damascus tại Moscow ngày 10/5. (Nguồn: Russian Foreign Ministry Press Service) |
Ngày 11/5, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu thông báo, nội dung trên được ông và những người đồng cấp Nga, Iran và Syria nhất trí trong cuộc họp ở thủ đô Moscow (Nga) mới đây.
Cũng theo ông Cavusoglu, vấn đề biên giới và toàn vẹn lãnh thổ của Syria là một trong những chủ đề thảo luận chính của cuộc họp 4 bên nêu trên.
Nhà ngoại giao nêu rõ: "Chúng tôi không có mục đích gì trên lãnh thổ của Syria. Chúng tôi hiện diện ở đó để chống khủng bố. Chúng tôi đang thảo luận về việc hồi hương an toàn những người tị nạn đang lánh nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ và chúng tôi sẽ tạo ra một lộ trình".
Trong khi đó, thông báo của Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, tại cuộc họp trên, ngoài trao đổi quan điểm về nỗ lực bình thường hóa quan hệ Ankara-Damascus, các Ngoại trưởng đồng thời thảo luận về cuộc chiến chống khủng bố, các tiến trình chính trị và các vấn đề nhân đạo ở Syria.
Các quan chức tái khẳng định cam kết đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Syria cũng như với cuộc chiến chống khủng bố dưới mọi hình thức và biểu hiện, đồng thời đề cập nhu cầu tăng cường hỗ trợ quốc tế cho quốc gia Trung Đông, bao gồm hồi hương người tị nạn và tái thiết sau xung đột.
Quan hệ song phương Thổ Nhĩ Kỳ-Syria xấu đi kể từ khi xung đột bùng phát tại Syria vào năm 2011. Vào thời điểm đó, Ankara duy trì quan điểm ủng hộ phe đối lập Syria và mở cửa biên giới cho người tị nạn quốc gia Trung Đông này sang châu Âu.
Quá trình bình thường hóa quan hệ giữa Ankara và Damascus bắt đầu vào cuối tháng 12/2022, khi Nga tổ chức cuộc hội đàm đầu tiên giữa Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.
* Trong một diễn biến khác liên quan Syria, cùng ngày, một nhóm các nhà lập pháp lưỡng đảng của Mỹ có kế hoạch đưa ra một dự luật nhằm ngăn chặn chính phủ Mỹ bình thường hóa quan hệ với quốc gia Trung Đông.
Một quan chức cấp cao tại Quốc hội Mỹ cho hay, dự luật trên do Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Michael McCaul, Hạ nghị sĩ Joe Wilson, Chủ tịch Tiểu ban về Trung Đông, Bắc Phi và Trung Á và các Hạ nghị sĩ đảng Dân chủ Steve Cohen và Vicente Gonzalez, cùng một số nhân vật khác, đưa ra.
Theo đó, chính phủ Mỹ bị cấm công nhận hoặc bình thường hóa quan hệ với bất kỳ chính phủ nào ở Syria do Tổng thống Bashar Al-Assad - vốn không được Washington công nhận và đang chịu lệnh trừng phạt của Mỹ - lãnh đạo.
Bên cạnh đó, dự luật cũng mở rộng Đạo luật Caesa do Mỹ đưa ra hồi năm 2020 nhằm áp đặt một vòng trừng phạt cứng rắn đối với Syria.
Dự luật trên được đưa ra sau khi các quốc gia Arab nhất trí khôi phục tư cách thành viên của Syria trong Liên đoàn Arab (AL), một dấu mốc quan trọng trong quá trình phục hồi vị thế của ông al-Assad trong khu vực.
| Tổng thống Ukraine lại sắp 'xuất ngoại'? Bày tỏ một mong muốn với người đồng cấp Brazil Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tiếp tục có những hoạt động đối ngoại quan trọng, thậm chí "xuất ngoại chớp nhoáng" trong bối cảnh xung ... |
| Tình hình Ukraine: Kiev được lời bảo đảm chắc nịch của Mỹ về phản công, phàn nàn thái độ của một số nước Latinh Ngày 11/5, Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba hối thúc tất cả các nước Mỹ Latinh lên án xung đột ở nước này, trong khi Washington ... |
| Tình hình Syria: Nhất trí cùng Saudi Arabia khôi phục quan hệ ngoại giao, sắp tổ chức cuộc gặp quan trọng với Thổ Nhĩ Kỳ Syria đang tiến gần hơn đến việc "kết nối" lại với các mối quan hệ quốc tế sau hơn một thập niên chìm trong xung ... |
| EU rục rịch điều chỉnh chính sách với Trung Quốc, sẽ không đồng ý với kết quả này trong cạnh tranh Mỹ-Trung Cơ quan hành động đối ngoại châu Âu (EEAS) đã vạch kế hoạch điều chỉnh chính sách đối với Trung Quốc, nhằm giảm thiểu rủi ... |
| Tin thế giới 11/5: Dải Gaza 'nóng' trở lại, diễn biến căng thẳng tại Pakistan, Ukraine đã bắt đầu phản công? Diễn biến mới tại Pakistan, Hội nghị Cấp cao ASEAN, Bộ trưởng Thương mại Australia thăm Trung Quốc… là một số tin quốc tế đáng ... |