Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen (bên trái) khẳng định đạo luật mới sẽ giúp EU bảo đảm viện trợ cho Ukraine. (Nguồn: AFP) |
* Ngày 9/5, phát biểu trên kênh truyền hình Rada (Ukraine), Thư ký Hội đồng An ninh quốc gia và quốc phòng Ukraine (NSDC) Oleksiy Danilov cho biết, Lực lượng vũ trang Ukraine (VSU) chưa có kế hoạch cuối cùng cho cuộc phản công mùa Xuân sắp tới nhằm vào các vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát: “Kế hoạch cuối cùng vẫn chưa được thông qua”.
Ông cũng lưu ý rằng, hiện Kiev có một số lựa chọn tổ chức phản công nhưng vẫn đang trong quá trình xem xét.
Tuyên bố này trái ngược với khẳng định trước đó của Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksiy Reznikov, người vốn cho rằng mọi thứ đã sẵn sàng. Tuy nhiên, quan chức này nêu rõ, phương Tây không nên mong đợi nhiều từ chiến dịch này.
* Cùng ngày, trả lời phỏng vấn Washington Post (Mỹ), Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tái khẳng định: “Trước hết, tất cả các đồng minh trong NATO thống nhất rằng Ukraine sẽ trở thành thành viên. Thứ hai, tất cả đều đồng ý rằng Ukraine có quyền lựa chọn con đường của mình, rằng quyết định không phải do Moscow mà do Kiev đưa ra. Thứ ba, tất cả đều đồng ý rằng cánh cửa NATO vẫn mở. Vấn đề là thời điểm. Tuy nhiên, hiện tôi không thể cho các bạn biết về thời điểm này”.
Ông cũng chỉ ra, hiện NATO đang làm việc với Ukraine để bảo đảm nước này có thể chuyển từ “thiết bị, học thuyết và tiêu chuẩn Liên Xô sang học thuyết và tiêu chuẩn NATO”.
Lưu ý các thành viên đang giúp Kiev trong bảo đảm “khả năng tương tác với các lực lượng NATO” cũng như cải cách và hiện đại hóa các thể chế quốc phòng và an ninh, Tổng thư ký NATO cho rằng, nhiệm vụ cấp bách hiện nay là bảo đảm chiến thắng của Ukraine “với tư cách là một quốc gia độc lập, có chủ quyền”, bởi đây là tiền đề cho mọi thảo luận.
Trước đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố, Ukraine cần là thành viên thứ 33 của NATO sau Phần Lan và Thụy Điển. Dù cho rằng Kiev không thể trở vào khối khi xung đột vẫn tiếp diễn, song ông nhấn mạnh, không có trở ngại nào với quyết định chính trị về việc nước này gia nhập NATO.
* Cũng trong ngày 9/5, các nhà lập pháp Liên minh châu Âu (EU) đã bỏ phiếu để đẩy nhanh việc xem xét dự luật thúc đẩy sản xuất đạn dược ở châu Âu lên tới 500 triệu Euro (550 triệu USD) nhằm tăng cường vũ khí cấp cho Ukraine.
Giới chức Ủy ban châu Âu (EC) cho biết, quyết định này sẽ xem xét nhằm đưa dự luật mới - được gọi là Đạo luật hỗ trợ sản xuất đạn dược (ASAP) - có hiệu lực cuối năm nay. Đạo luật này hướng tới vừa bảo đảm mục tiêu cung cấp 1 triệu quả đạn pháo cho Ukraine, vừa duy trì nguồn dự trữ vũ khí của nước thành viên EU.
Phát biểu tại họp báo chung với Tổng thống Volodymyr Zelensky trong khuôn khổ chuyến thăm Kiev cùng ngày, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen cho biết, ASAP “sẽ giúp các quốc gia thành viên đẩy mạnh sản xuất... và tăng tốc độ vận chuyển đạn dược để đáp ứng nhu cầu của Ukraine và các quốc gia thành viên EU.
* Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng công bố gói hỗ trợ an ninh mới trị giá 1,2 tỷ USD cho Ukraine để tăng cường khả năng phòng không và cung cấp thêm đạn dược cho quốc gia Đông Âu.
Lầu Năm Góc cho biết, gói hỗ trợ này nhấn mạnh cam kết của Washington đối với Kiev “bằng cách cung cấp các năng lực quan trọng trong ngắn hạn, ví dụ như hệ thống phòng không và đạn dược, đồng thời xây dựng năng lực của VSU” để tiếp tục đứng vững trước các đợt tấn công của Nga.
Gói hỗ trợ trên bao gồm các hệ thống phòng không và đạn dược không xác định cũng như thiết bị để tích hợp các hệ thống của phương Tây với các trang thiết bị hiện có của Ukraine, chủ yếu là của Liên Xô.
Nó cũng bao gồm đạn dược cho các hệ thống chống máy bay không người lái, đạn pháo 155 mm và các dịch vụ hình ảnh vệ tinh thương mại.
Khoản hỗ trợ trên được thực hiện dưới hình thức quỹ Sáng kiến hỗ trợ an ninh Ukraine, chi trả cho việc mua sắm thiết bị từ ngành công nghiệp quốc phòng hoặc các đối tác, thay vì cung cấp thiết bị từ kho dự trữ hiện có của Mỹ. Điều này tránh làm cạn kiệt kho vũ khí của Washington, nhưng đồng nghĩa với sẽ mất nhiều thời gian hơn để gói hỗ trợ tới được chiến trường.
| Trong gói biện pháp trừng phạt thứ 11 nhằm vào Nga, EU khắc phục những lỗ hổng nào? Ngày 8/5, theo Người phát ngôn của Ủy ban châu Âu Eric Mamer, “Gói trừng phạt mới sẽ tập trung vào việc thực thi các ... |
| Tình hình Ukraine: Chủ tịch EC sẽ thăm Kiev, Tổng thống Czech so sánh bất ngờ, Nga nói về phát ngôn của quan chức quốc phòng Ukraine Thêm vũ khí đổ tới Ukraine, Italy khuyến cáo công dân tại đất nước Đông Âu này… là một số diễn biến mới nhất liên ... |
| Tình hình Ukraine: Mỹ sắp 'bơm' thêm vũ khí cho Kiev; Wagner cũng được 'tiếp tế', nói hiện trạng Bakhmut Mỹ sắp công bố gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine, trong khi các tay súng Wagner đang tham gia xung đột tại quốc ... |
| Tình hình Ukraine: Chủ tịch EC đến 'cổ vũ' tinh thần; Kiev chống đỡ nhiều đợt tập kích, muốn G7 phải làm điều này Ngày 9/5, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã đến Kiev tham dự “Ngày châu Âu”, trong bối cảnh thủ ... |
| Tổng thống Putin khẳng định nước Nga muốn ổn định và hòa bình Ngày 9/5, nhân lễ duyệt binh diễn ra ở Quảng trường Đỏ, thủ đô Mocow (Nga), nhằm kỷ niệm 78 năm chiến thắng trong Chiến ... |