Tổng thống Ukranie Volodymyr Zelensky tham dự hội nghị hoà bình về nước này, diễn ra tại Thụy Sỹ từ 15-16/6. (Nguồn: Euro News) |
CTV News đưa tin, trong bối cảnh các đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) còn do dự về một bước đi như vậy, ông Blair nói rằng, đã có những cuộc thảo luận về sứ mệnh của liên minh nhằm tăng cường đào tạo.
Tin liên quan |
Hội nghị thượng đỉnh G7: Vượt khó có thành? |
Tuy nhiên, với Ottawa, hoàn cảnh hiện tại chưa phù hợp để triển khai các huấn luyện viên quân sự Canada ở Ukraine.
Canada từng giúp huấn luyện hơn 40.000 binh sĩ Ukraine kể từ năm 2015, song đã rút bớt đội ngũ huấn luyện của họ ra khỏi miền Tây Ukraine ngay trước khi Nga phát động cuộc chiến dịch quân sự đặc biệt vào quốc gia Đông Âu hồi tháng 2/2022.
Các huấn luyện viên đã chuyển đến Anh và Ba Lan để tiếp tục công việc với quân nhân Ukraine. Nhà Trắng cũng cho biết họ không có kế hoạch cử các huấn luyện viên quân sự của Mỹ tới Ukraine.
Liên quan hội nghị hòa bình về Ukraine, cùng ngày, trang tin Odessa Journal dẫn lời Ngoại trưởng của quốc gia Đông Âu này Dmitro Kuleba tuyên bố, Nga sẽ được mời tới sự kiện tương tự tiếp theo.
Theo lời ông, hội nghị lần hai sẽ nhằm kết thúc xung đột và do đó, sẽ phải có mặt cả hai bên tham chiến, thừa nhận, Kiev hiểu rằng, sớm hay muộn cũng sẽ phải đối thoại với Moscow.
Nhà ngoại giao tiết lộ thêm, tại hội nghị ở Thụy Sỹ, quan điểm của phương Tây và các nước Nam bán cầu về giải quyết xung đột có sự khác biệt, cụ thể các nước Nam bán cầu đưa ra những “thoả hiệp khó khăn cần phải thực hiện”.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Thụy Sỹ cho biết, hội nghị hoà bình lần thứ hai có thể diễn ra trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 và sẽ không được tổ chức ở châu Âu mà có thể là ở Saudi Arabia.
Hãng tin Keystone-SDA dẫn lời Vụ trưởng Vụ An ninh quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Thụy Sỹ Gabriel Luchinger, Nga cần được mời tham dự hội nghị bằng cách này hay cách khác và các bên cần thực hiện các bước đi độc lập để tổ chức hội nghị tiếp theo về cuộc xung đột ở Ukraine.
Bên cạnh đó, ông Luchinger nói rằng, trong tương lai “Thụy Sỹ sẽ hành động ở hậu trường”.
Liên quan kết quả hội nghị vừa diễn ra ngày 15-16/6, Ngoại trưởng Thụy Sỹ Ignazio Cassis có kế hoạch thông báo với Nga và Trung Quốc, cũng như các quốc gia khác không tham dự.
Ông Cassis cho hay: “Chúng tôi có Đại sứ quán ở Moscow và duy trì liên lạc thường xuyên với Bộ Ngoại giao Nga. Chúng tôi dự định thảo luận về kết quả của hội nghị với Nga".
Theo ông, lãnh đạo Thụy Sỹ đã thừa nhận việc đảm bảo sự hiện diện của Nga tại hội nghị thượng đỉnh là không thể, nhưng Bern cũng nhận được cam kết rằng Moscow sẽ 'sẵn sàng' khi thời điểm đến.
| Ảnh ấn tượng (10-16/6): Lý do ông Putin nói không đóng băng xung đột, hành động của BRICS tại hội nghị hòa bình Ukraine, tàu ngầm Nga tới Cuba Xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Putin yêu cầu phương Tây chấm dứt trừng phạt, Thượng đỉnh G7, Thủ tướng Trung Quốc thăm New Zealand, chiến ... |
| Hội nghị hòa bình Ukraine: Lộ rõ nhiều khác biệt, Tổng thống Zelensky lạc quan, khẳng định Trung Quốc có thể giúp Hội nghị hòa bình về Ukraine diễn ra hai ngày tại Thụy Sỹ đã bế mạc vào ngày 16/6, với việc nước chủ nhà thừa ... |
| Iran 'phản pháo' G7: Bảo vệ quan hệ với Nga, cam kết kiên định về nhân quyền, hành động dứt khoát vì đất nước Ngày 16/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani ra tuyên bố đáp trả thông cáo chung trước đó của Hội nghị thượng ... |
| Tin thế giới 17/6: Tổng thống Nga thăm Triều Tiên, Trung Quốc chỉ trích tuyên bố chung của G7, Thủ tướng Israel giải tán Nội các chiến tranh Philippines cùng 4 nước diễn tập ở Biển Đông, NATO đưa vũ khí hạt nhân vào "chế độ chờ", Ngoại trưởng Ukraine đề cập đàm ... |
| Điểm tin thế giới sáng 18/6: Hàn Quốc 'soi' 1.000 bác sĩ vì điều gì? Tổng thống Nga thăm Triều Tiên, Trung Quốc miễn thị thực cho Australia Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 18/6. |