Ukraine muốn có tên lửa Tomahawk của Mỹ cho 'kế hoạch chiến thắng'. (Nguồn: Military Aero Space) |
Thị trưởng thành phố Kiev Vitali Klitschko cho biết trên Telegram rằng, các lực lượng cứu hộ khẩn cấp "đã được điều động đến hiện trường".
Tin liên quan |
Vụ nổ đường ống Nord Stream: Thêm tình tiết mới ‘vạch mặt’ thủ phạm, Mỹ, Anh nói gì, Liên hợp quốc đã ‘ra mặt’? |
Theo hãng tin Reuters, các nhân chứng đã nghe thấy một loạt tiếng nổ ở những nơi có vẻ như có các đơn vị phòng không đang hoạt động.
Trước đó, ngày 29/10, Quốc hội Ukraine đã bỏ phiếu thông qua việc gia hạn tình trạng chiến sự và lệnh động viên thêm 90 ngày, đến ngày 7/2/2025.
Ukraine áp dụng tình trạng chiến sự và động viên nghĩa vụ quân sự trên cả nước từ ngày 24/2/2022 khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở quốc gia Đông Âu. Kể từ đó, Quốc hội nước này đã 12 lần gia hạn tình trạng này. Lệnh tổng động viên hiện tại đang có hiệu lực đến ngày 9/11.
Do tình trạng trên mà Ukraine đã không tổ chức bầu cử, kể cả khi Tổng thống đương nhiệm Volodymyr Zelensky đã hết nhiệm kỳ từ ngày 31/5 năm nay.
Ở diễn biến khác liên quan, cùng ngày, The New York Times đưa tin, trong mục bí mật của "Kế hoạch chiến thắng" nhằm tăng cường phòng thủ cho Ukraine, Tổng thống Zelensky đã yêu cầu Mỹ cung cấp tên lửa hành trình Tomahawk với tầm bắn lên tới 2.400 km.
Theo tin đưa, những vũ khí này sẽ trở thành một phần quan trọng trong cái gọi là “gói răn đe phi hạt nhân” nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của Kiev trong bối cảnh xung đột hiện nay.
Yêu cầu của ông Zelensky đã vấp phải phản ứng trái chiều ở Washington. Một quan chức cấp cao Mỹ gọi yêu cầu là “hoàn toàn không thể”.
Theo quan chức này, việc chuyển giao những vũ khí tầm xa mạnh mẽ như vậy cho một nước đang trong tình trạng xung đột có thể khiến tình hình quốc tế trở nên trầm trọng hơn và tạo ra rủi ro nghiêm trọng trong quan hệ giữa Mỹ và các cường quốc khác trên thế giới.
Trong khi đó, giới chuyên gia nhận định, bất chấp sự hỗ trợ Mỹ dành cho Ukraine, việc cung cấp tên lửa Tomahawk vẫn khó xảy ra bởi chúng có sức tàn phá và tính chiến lược cao, khiến việc chuyển giao trở thành vấn đề vô cùng nhạy cảm đối với các nhà lãnh đạo ở Washington.
| Tin thế giới 28/10: Ba Lan ra 'tối hậu thư' cho Nga, ông Trump tự 'lấy đá đập chân mình'? Hàn Quốc có loạt động thái đáng chú ý Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày. |
| Tình hình Ukraine: Một nước Bắc Mỹ nói 'chưa thích hợp' triển khai huấn luyện viên quân sự, Kiev muốn Nga có mặt ở hội nghị hòa bình thứ 2 Ngày 17/6, Bộ trưởng Quốc phòng Canada Bill Blair cho biết, nước này không nghĩ rằng đây là thời điểm thích hợp để điều các ... |
| Tình hình Ukraine: Kiev hy vọng vào Hội nghị thượng đỉnh NATO; Hungary, Bulgaria muốn đóng vai trò hòa giải; Đức nói gì về Thủ tướng Orban Ngày 5/7, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, nước này đặt mục tiêu tăng gấp đôi năng lực phòng không với việc bổ sung ... |
| Tỉnh Kursk bị tấn công: Nga nói Ukraine sẽ phải 'hối hận sâu sắc', Mỹ bị Kiev qua mặt, Tổng thống Biden gọi 'tình thế tiến thoái lưỡng nan' Vụ tấn công bất ngờ của quân đội Ukraine vào tỉnh Kursk ở miền Tây nước Nga từ hôm 6/8 đã khiến xung đột Moscow-Kiev ... |
| Thảm họa vũ khí hạt nhân: Cảnh báo, suy đoán và kịch bản Nga nhiều lần cảnh báo “lằn ranh đỏ”. Có người lo sợ về một thảm họa hạt nhân, nhưng cũng có ý kiến cho đó ... |