Tình hình Ukraine: Tổng thống Zelensky lại tới 'chảo lửa' Kharkov, Phần Lan không muốn bàn về khả năng triển khai quân, Nga tố Kiev

Chu Văn
Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb cho rằng hiện không cần bàn đến chủ đề đưa quân Phần Lan tới Ukraine để tham gia công tác huấn luyện.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tình hình Ukraine: Tổng thống Zelensky tới 'chảo lửa' Kharkov, Phần Lan không muốn bàn về khả năng triển khai quân, Nga tố Kiev
Tổng thống Volodymyr Zelensky trong một chuyến thăm đến Kharkov, Đông Bắc Ukraine . (Nguồn: Ukrinform)

Trả lời phỏng vấn hãng tin STT, Tổng thống Stubb nhấn mạnh: “Đôi khi các nước lớn và nhỏ có thể khác nhau trong cách nói chuyện”.

Tin liên quan
Một quốc gia châu Á đặt mục tiêu chiếm 30% thị phần ô tô toàn cầu Một quốc gia châu Á đặt mục tiêu chiếm 30% thị phần ô tô toàn cầu

Trước đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết, châu Âu vẫn chưa loại trừ khả năng triển khai quân đội tới Ukraine.

Bất chấp gợi ý từ một số nhà lãnh đạo châu Âu rằng họ sẽ cân nhắc gửi quân hỗ trợ tới Ukraine, một quan chức cấp cao của Phần Lan tuyên bố ý tưởng này “không khơi dậy được nhiều sự nhiệt tình” ở quốc gia Bắc Âu.

* Trước đó, ngày 24/5, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã đến thăm Kharkov ở Đông Bắc Ukraine trong bối cảnh thành phố này phải đối mặt với những đợt không kích ngày càng ác liệt từ Nga.

Trên trang mạng xã hội X, ông Zelensky viết: “Hôm nay, tôi đang ở Kharkov... Tôi đã nhận được thông tin cập nhật về các hoạt động phòng ngự, đặc biệt là ở khu vực Vovchansk, cũng như công tác khôi phục cơ sở hạ tầng năng lượng bị hư hại”.

Nhà lãnh đạo Ukraine đã gặp các chỉ huy quân sự cấp cao trong thành phố và tới địa điểm của một nhà in lớn một ngày sau khi cơ sở này bị phá hủy trong vụ tấn công bằng tên lửa của Nga khiến ít nhất 7 người thiệt mạng.

Hôm 10/5, quân đội Nga đã phát động chiến dịch tấn công xuyên biên giới, hướng về phía thị trấn giáp ranh Vovchansk trên một mũi tấn công và mũi bên kia gây sức ép về phía làng Lyptsi.

Như vậy, lần thứ hai trong vòng 8 ngày, Tổng thống Zelensky đã đến thành phố Kharkov để thị sát nỗ lực phòng thủ khu vực trước mũi tiến công mới của Nga.

Chuyến thăm diễn ra cùng ngày quân đội Ukraine tuyên bố đã "chặn đứng chiến dịch tiến công của Nga và đang bắt đầu phản công".

Bộ Quốc phòng Nga sau đó nói rằng, cánh quân Bắc đã liên tục tiến sâu vào phòng tuyến đối phương ở Kharkov trong một tuần qua, tập kích nhân lực và phá hủy khí tài của 5 lữ đoàn chính quy cùng 4 lữ đoàn phòng vệ lãnh thổ Ukraine. "23 cuộc phản công của Ukraine đã bị đẩy lùi tại các làng Glubokoe, Tikhoe, Liptsy và thành phố Vovchansk", cơ quan này cho hay.

* Cùng ngày 24/5, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố Ukraine đã sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp để tấn công các mục tiêu bên ngoài khu vực xung đột và nhằm vào cơ sở hạ tầng dân sự.

Phát biểu với báo giới, Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh: “Vũ khí của Mỹ đã được sử dụng để tấn công nhiều mục tiêu bên ngoài khu vực xung đột (ở Ukraine). Do đó, theo tôi, mọi việc - mà người Mỹ đang cố gắng đưa ra một số tuyên bố xoa dịu đối với dư luận của chính họ hoặc đối với các quốc gia thành viên NATO hay để chứng tỏ quyết định vẫn chưa được đưa ra - đều là thủ đoạn”.

Ông Lavrov cho biết, cáo buộc trên xuất phát từ thực tế là vũ khí của Mỹ được sử dụng để tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga, chủ yếu là cơ sở hạ tầng dân sự.

* Thủ tướng Hungary Viktor Orban ngày 24/5 tuyến bố ít có khả năng Nga sẽ tấn công một quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), trong khi những cuộc thảo luận về “mối đe dọa từ Nga” không khác gì hơn là một cuộc diễn tập để chuẩn bị cho chiến tranh.

Thủ tướng Orban nhận định khả năng một quốc gia nào đó, không chỉ là Nga, sẽ tấn công một quốc gia NATO hiện “vô cùng nhỏ”. NATO là liên minh phòng thủ và sẽ không chấp nhận các hành động quân sự vi phạm chủ quyền của bất kỳ quốc gia thành viên nào. Do đó, những cuộc thảo luận về “mối đe dọa từ Nga” giống hơn với những cuộc diễn tập của phương Tây và châu Âu để chuẩn bị bước vào chiến tranh.

Thủ tướng Orban cũng khẳng định, Budapest đang nỗ lực tránh tham gia các hoạt động của NATO bên ngoài lãnh thổ của liên minh này.

Nhà lãnh đạo Hungary cũng cho rằng, các chính trị gia phương Tây và thông tin truyền thông chỉ rõ châu Âu đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh với Nga. Theo ông, trước hai cuộc chiến tranh thế giới, báo chí đã dành khá nhiều thời gian để chuẩn bị cho hành động bước vào cuộc chiến. Những gì đang diễn ra ở Brussels và Washington, nhất là ở Brussels, là một dạng chuẩn bị tinh thần cho một cuộc xung đột trực tiếp có thể xảy ra.

Đức ‘nổ phát súng đầu tiên’ sẵn sàng chuyển tài sản Nga cho Ukraine, phương Tây đồng lòng... vẫn còn chừa ‘vùng cấm’?

Đức ‘nổ phát súng đầu tiên’ sẵn sàng chuyển tài sản Nga cho Ukraine, phương Tây đồng lòng... vẫn còn chừa ‘vùng cấm’?

"Đức đã sẵn sàng chuyển doanh thu từ tài sản Nga bị phong tỏa sang cho Ukraine sử dụng".

Tổng thống Ukraine thừa nhận quân Nga tiến sâu 10km vào Kharkov, Đức hối thúc gửi Kiev vũ khí tầm xa

Tổng thống Ukraine thừa nhận quân Nga tiến sâu 10km vào Kharkov, Đức hối thúc gửi Kiev vũ khí tầm xa

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, lực lượng Nga đã tiến 10 km vào khu vực Kharkov của quốc gia Đông Âu nhưng tình ...

Tin thế giới ngày 20/5: Tổng thống Iran thiệt mạng trong vụ rơi trực thăng, Nga bắn hạ 60 máy bay Ukraine, Kiev tuyên bố vẫn kiểm soát 60% Kharkov

Tin thế giới ngày 20/5: Tổng thống Iran thiệt mạng trong vụ rơi trực thăng, Nga bắn hạ 60 máy bay Ukraine, Kiev tuyên bố vẫn kiểm soát 60% Kharkov

Tây Ban Nha triệu hồi Đại sứ tại Argentina, Mỹ lập kỷ lục đưa người cao tuổi nhất vào vũ trụ, ICC đề nghị bắt ...

Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’?

Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’?

Theo tính toán của Ukraine, Kế hoạch hành động 3.0 sẽ làm giảm doanh thu xuất khẩu của Nga khoảng 70 - 80 tỷ USD ...

Tổng thống Putin ký sắc lệnh mở đường trả đũa phương Tây, vạch quy trình tịch thu tài sản Mỹ

Tổng thống Putin ký sắc lệnh mở đường trả đũa phương Tây, vạch quy trình tịch thu tài sản Mỹ

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 23/5 đã ký sắc lệnh về việc xác định các tài sản của Mỹ, bao gồm cả chứng khoán, ...

(theo Tass, Reuters, Sputniknews)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 18/6/2024: Bọ Cạp xung đột tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 18/6/2024: Bọ Cạp xung đột tình cảm

Tử vi hôm nay 18/6/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 17/6/2024 - xổ số miền Nam ngày 17 tháng 6 - XSMN 17/6 - xổ số hôm nay 17/6

Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 17/6/2024 - xổ số miền Nam ngày 17 tháng 6 - XSMN 17/6 - xổ số hôm nay 17/6

XSMN 17/6 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 17/6/2023. xổ số miền Nam ngày 17 tháng 6. xổ số hôm nay 17/6. SXMN 17/6. XSMN ...
Trận đấu Serbia và Anh dứt điểm ít nhất ở EURO trong 44 năm qua

Trận đấu Serbia và Anh dứt điểm ít nhất ở EURO trong 44 năm qua

Chỉ 11 pha dứt điểm được Serbia và Anh thực hiện trong trận đấu rạng sáng 17/6, số pha dứt điểm thấp nhất của một trận đấu tại EURO từ ...
Tiền vệ Christian Eriksen ghi bàn thắng ở EURO sau 1.100 ngày bị ngưng tim

Tiền vệ Christian Eriksen ghi bàn thắng ở EURO sau 1.100 ngày bị ngưng tim

Sau đúng 1 nghìn 100 ngày kể từ khi bị ngừng tim ở EURO 2020, Christian Eriksen ghi bàn đầu tiên cho Đan Mạch tại giải vô địch châu Âu.
Cập nhật bảng giá xe hãng Suzuki mới nhất tháng 6/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Suzuki mới nhất tháng 6/2024

Bảng giá xe hãng Suzuki của các dòng Swift 2021, XL7 2021, Ciaz 2021, Ertiga 2021, XL7 2022, Ertiga 2022 và Jimny 2024 sẽ được cập nhật chi tiết trong ...
Chủ tịch Samsung bất ngờ đến thăm nhà Mark Zuckerberg

Chủ tịch Samsung bất ngờ đến thăm nhà Mark Zuckerberg

Chủ tịch Samsung đã có các cuộc hẹn gặp gỡ với các nhà lãnh đạo của Meta, Amazon và Qualcomm nhằm nâng cao mối quan hệ và thảo luận về ...
Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc từ Đối thoại Shangri-La

Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc từ Đối thoại Shangri-La

Dù có một số điểm chung, bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc tại Singapore cũng cho thấy những khác biệt trong cách nhìn nhận của mỗi bên.
Hội nghị thượng đỉnh G7: Vượt khó có thành?

Hội nghị thượng đỉnh G7: Vượt khó có thành?

Khó khăn trong nước, thách thức quốc tế “bủa vây” lãnh đạo các nước thành viên khiến Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay ở Italy trở nên đáng chú ý hơn.
Canh bạc chính trị mới của ông Macron

Canh bạc chính trị mới của ông Macron

Trước thất bại của Đảng cầm quyền Phục hưng vào Nghị viện châu Âu, Tổng thống Macron đã phải giải tán Quốc hội để mở đường cho các cuộc tổng tuyển cử mới.
Bầu cử ở Ấn Độ: Chiến thắng sít sao, bài toán dang dở

Bầu cử ở Ấn Độ: Chiến thắng sít sao, bài toán dang dở

Cuộc tổng tuyển cử Ấn Độ kết thúc thành công, Thủ tướng Modi đắc cử nhiệm kỳ thứ ba với kết quả không như kỳ vọng...
Khẳng định quyết tâm Pháp-Đức

Khẳng định quyết tâm Pháp-Đức

Chuyến thăm Đức của Tổng thống Pháp với những kết quả đạt được tạo nên dấu mốc mới, là biểu tượng quan trọng mới trong lịch sử quan hệ giữa hai nước.
Đối thoại Shangri-La: Có thể và không thể

Đối thoại Shangri-La: Có thể và không thể

Đến hẹn lại tới, hàng trăm đại biểu từ gần 50 quốc gia tụ hội ở Singapore, tham dự Đối thoại Shangri-La lần thứ 21.
Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Câu chuyện Vạn Hồ cố gắng phóng mình vào không gian bằng một chiếc ghế cho thấy khát vọng này đã rất lâu đời ở Trung Quốc.
IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

Đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với hệ sinh thái biển.
Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Nghị viện châu Âu đã thông qua Hiệp ước về di cư và tị nạn, một dự án được khởi động cách đây chín năm và trải qua rất nhiều thăng trầm.
Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu hướng chuyển đổi xanh mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng kéo theo sự phân hóa giữa các nhóm quốc gia.
Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Mỹ cấm nhập khẩu uranium được làm giàu từ Nga. Cấm vận này ảnh hưởng đến công nghiệp hạt nhân dân sự của Mỹ thế nào và và liệu châu Âu có sẵn sàng hỗ ...
Nửa thế kỷ 'gọi tên' một cường quốc hạt nhân

Nửa thế kỷ 'gọi tên' một cường quốc hạt nhân

Cách đây nửa thế kỷ, Ấn Độ đã kích nổ thành công quả bom hạt nhân đầu tiên, chính thức đưa New Delhi gia nhập câu lạc bộ các cường quốc hạt nhân.
Đức 'ấp ủ' mô hình nghĩa vụ quân sự mới, tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu

Đức 'ấp ủ' mô hình nghĩa vụ quân sự mới, tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu

Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đã đề xuất mô hình nghĩa vụ quân sự mới nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của nước này.
Australia và New Zealand 'giải mã' Thủ tướng Lý Cường

Australia và New Zealand 'giải mã' Thủ tướng Lý Cường

Chuyến công du New Zealand và Australia của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tập trung vào thương mại trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng.
Mong đợi chính sách đối ngoại nhiều sắc thái của Indonesia dưới thời Tổng thống Prabowo Subianto

Mong đợi chính sách đối ngoại nhiều sắc thái của Indonesia dưới thời Tổng thống Prabowo Subianto

Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto hoạt động đối ngoại tích cực, thể hiện khả năng lãnh đạo quốc gia trong bối cảnh địa chính trị thay đổi.
Bầu cử Mỹ 2024: Cử tri 'quay xe' sau khi cựu Tổng thống Donald Trump dính án hình sự

Bầu cử Mỹ 2024: Cử tri 'quay xe' sau khi cựu Tổng thống Donald Trump dính án hình sự

Theo kết quả các cuộc thăm dò dư luận gần đây, tỷ lệ ủng hộ cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump sụt giảm và lợi thế đang nghiêng về ông Joe Biden.
Nỗi lo thiếu vũ khí trầm trọng buộc Mỹ phải 'nghĩ khác, làm khác'

Nỗi lo thiếu vũ khí trầm trọng buộc Mỹ phải 'nghĩ khác, làm khác'

Mỹ và Nhật Bản đang phát triển một mô hình hợp tác quốc phòng có thể giúp Washington hóa giải mối lo về thiếu vũ khí.
Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Italy: Chương trình nghị sự dày đặc, bàn chiến thuật 'nóng hổi' của Ukraine, Trung Quốc là một tâm điểm

Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Italy: Chương trình nghị sự dày đặc, bàn chiến thuật 'nóng hổi' của Ukraine, Trung Quốc là một tâm điểm

Hội nghị thượng đỉnh G7 sắp diễn ra tại Italy là dịp để các nhà lãnh đạo có ảnh hưởng trên thế giới tìm sự đồng điệu trong nhiều vấn đề 'nóng'.
Phiên bản di động