📞

Tăng trưởng kinh tế giảm tốc trên diện rộng, suy thoái sắp 'gõ cửa' Mỹ?

Linh Chi 09:43 | 29/07/2022
Tiếng chuông cảnh báo suy thoái kinh tế đang ngày càng lớn hơn ở Mỹ, khi quốc gia này ghi nhận Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) suy giảm quý thứ hai liên tiếp.
Kinh tế Mỹ ghi nhận GDP giảm quý thứ hai liên tiếp. (Nguồn: Getty Images)

Ngày 28/7, Bộ Thương mại Mỹ công bố số liệu cho thấy, GDP quý II/2022 của nền kinh tế lớn nhất thế giới giảm 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái, sau mức giảm 1,6% trong quý I/2022. Thông thường, hai quý liên tiếp ghi nhận tăng trưởng âm được xem là tín hiệu mạnh mẽ cho thấy một cuộc suy thoái đang diễn ra.

Giảm tốc trên diện rộng

Sự sụt giảm trong GDP đến từ một loạt các yếu tố, bao gồm hàng tồn kho, đầu tư cố định cho khu dân cư và chi tiêu của chính phủ ở cấp liên bang, tiểu bang và địa phương đồng loạt giảm.

Chi tiêu tiêu dùng - được đo lường thông qua chi tiêu tiêu dùng cá nhân, chỉ tăng 1% trong giai đoạn hiện tại, trong khi đó, chi tiêu cho dịch vụ tăng 4,1%. Diane Swonk, nhà kinh tế trưởng của KPMG cho biết: “Mặc dù chúng tôi hài lòng với khả năng phục hồi của người tiêu dùng, nhưng đó là một sự suy giảm mạnh mẽ".

Bên cạnh đó, hàng tồn kho, vốn đã giúp GDP tăng vào năm 2021, lại đang là lực cản đối với tăng trưởng trong quý II/2022, đã giảm với tốc độ 0,3%, so với mức tăng 2% trong giai đoạn trước đó.

Còn đầu tư cố định cho khu dân cư giảm 14% trong quý II/2022, dưới tác động của lãi suất tăng, khiến các khoản thế chấp vượt quá tầm với của người mua nhà. Đây là

Ngoài ra, chi tiêu của chính phủ ở cấp liên bangTổng đầu tư tư nhân trong nước cũng giảm 13,5% trong quý II/2022.

Lạm phát là gốc rễ của những rắc rối mà nền kinh tế lớn nhất thế giới đang phải đối mặt. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 8,6% trong quý II/2022, tốc độ nhanh nhất kể từ quý 4 năm 1981. Điều đó làm giảm thu nhập cá nhân sau thuế, đã điều chỉnh lạm phát, xuống 0,5% và tỷ lệ tiết kiệm cá nhân là 5,2%, giảm từ mức 5,6% trong quý đầu tiên năm nay.

Bình luận về những con số trên, Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh: "Không có gì ngạc nhiên khi nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại, trong bối cảnh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hành động để giảm lạm phát. Thị trường việc làm của chúng ta vẫn vững mạnh.

Ngay cả khi phải đối mặt với những thách thức toàn cầu lịch sử, chúng ta đang đi đúng hướng và chúng ta sẽ vượt qua quá trình chuyển đổi này mạnh mẽ, an toàn hơn".

Trước đó, dữ liệu của Bộ Lao động Mỹ cho thấy, đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tiên giảm sau 4 tuần, tuy vẫn gần mức cao nhất kể từ tháng 11 năm ngoái. Điều này thể hiện, thị trường lao động tiếp tục được điều tiết. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm 5.000, xuống còn 256.000 trong tuần kết thúc ngày 23/7.

Nền kinh tế Mỹ bắt đầu chậm lại vào đầu năm nay do sự hợp nhất của các yếu tố như sự gián đoạn chuỗi cung ứng. (Nguồn: CNN)

Suy thoái đã đến chưa?

Nền kinh tế Mỹ bắt đầu chậm lại vào đầu năm nay do sự hợp nhất của các yếu tố. Đơn cử như các vấn đề về chuỗi cung ứng, xuất phát bởi nhu cầu quá lớn về hàng hóa hậu Covid-19; tiếp tục tăng lên khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại và gần đây hơn, khi Trung Quốc ban hành các biện pháp nghiêm ngặt để đối phó với đại dịch.

Quý I/2022, GDP giảm do nền kinh tế lớn nhất thế giới mất cân bằng thương mại và sự giảm tốc của hàng tồn kho. Hiện tại, nền kinh tế phải đối mặt với nhiều vấn đề cơ bản hơn khi lạm phát bắt đầu bùng nổ.

Trong bốn tháng qua, Fed đã nâng lãi suất vay chuẩn lên 2,25 điểm phần trăm. Các mức tăng liên tiếp 0,75 điểm phần trăm trong tháng 6 và tháng 7 năm nay đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong hai tháng, kể từ khi Fed bắt đầu sử dụng lãi suất làm công cụ chính sách chính vào đầu những năm 1990.

Jim Baird, Giám đốc đầu tư của Plante Moran Financial Advisors nhận định: “Dữ liệu kinh tế gần đây có thể không vẽ nên một bức tranh nhất quán. GDP giảm quý thứ hai liên tiếp cung cấp thêm bằng chứng cho thấy, động lực kinh tế của Mỹ suy giảm rõ rệt.

Con đường để Fed tăng lãi suất mà không đẩy nền kinh tế vào suy thoái đã trở nên hẹp một cách lạ thường. Ngày càng có nhiều khả năng, con đường đó có thể đã đóng cửa".

Tuy nhiên, ngày 27/7, sau khi tuyên bố tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm, Chủ tịch Fed Jerome Powell hy vọng, mức tăng lãi suất mới sẽ giảm lạm phát và không đẩy nền kinh tế đến bờ vực suy thoái.

Việc quyết định Mỹ đang suy thoái hay tăng trưởng từ lâu được coi là nhiệm vụ của Cục Nghiên cứu kinh tế quốc gia (NBER).

Hầu hết các nhà kinh tế không kỳ vọng, NBER sẽ tuyên bố suy thoái chính thức, bất chấp các quý tăng trưởng âm liên tiếp. Lần gần nhất GDP Mỹ giảm 2 quý liên tiếp là đầu năm 2020, do tác động của đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, hai nhà kinh tế Yelena Shulyatyeva và Eliza Winger của ự suy giảm GDP quý II/2022 làm tăng đáng kể nguy cơ nền kinh tế sẽ suy thoái vào cuối năm. Điều này sẽ khiến nền kinh tế dễ bị ảnh hưởng bởi những cú sốc bất lợi từ thế giới như khủng hoảng năng lượng tiềm tàng ở châu Âu hoặc căng thẳng nguồn cung khí đốt đang gia tăng trong nửa cuối năm.

Sal Guatieri, nhà kinh tế học tại BMO Capital Markets cũng nhận định: "Vấn đề quan trọng hơn cả là nền kinh tế đang mất đà rất nhanh do lạm phát cao nhất bốn thập niên, chi phí đi vay tăng nhanh và điều kiện tài chính thắt chặt. Nền kinh tế đang rất dễ tổn thương và có thể rơi vào suy thoái".

Về phía doanh nghiệp, Giám đốc điều hành Meta Platforms Inc. Mark Zuckerberg nhấn mạnh: "C

(theo CNBC, Bloomberg, New York Times)