Singapore trở thành địa điểm xét xử các vụ kiện do ITLOS thụ lý đánh dấu một dấu mốc quan trọng. (Nguồn: Wiki) |
Do sự phát triển của luật quốc tế bị chi phối bởi các nguyên tắc và học thuyết châu Âu, có một lập luận cho rằng luật quốc tế công luôn gắn với quan điểm của phương Tây về thế giới.
Hơn nữa, các cơ quan tư pháp luật quốc tế như Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ), Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) và Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đều có trụ sở tại Hà Lan, trong khi Tòa án Trọng tài Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) được đặt tại Đức.
Điều này đã góp phần tạo ra một quan điểm cho rằng luật pháp quốc tế bị các nước phương Tây kiểm soát.
Vì vậy, thông báo vào đầu tháng 6 về việc Singapore sẽ trở thành địa điểm xét xử các vụ kiện do ITLOS thụ lý có thể là một dấu mốc quan trọng.
ITLOS là một cơ quan quốc tế giải quyết các tranh chấp liên quan đến luật biển, được thành lập theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Thẩm quyền của tòa án bao gồm “tất cả các tranh chấp và các đơn kiện gửi lên tòa theo đúng quy định của Công ước”, bao gồm các trường hợp gây tranh cãi như phân định ranh giới trên biển và giải thích hiệp định và ý kiến tư vấn về các câu hỏi pháp lý liên quan đến các mục đích của UNCLOS.
Mặc dù Tòa án có một trụ sở thường trực tại Hamburg, nhưng đạo luật ITLOS cho phép Tòa án thực hiện các chức năng của mình ở bất cứ nơi nào có thể. Thỏa thuận với Singapore là thỏa thuận đầu tiên cho phép một cơ quan tư pháp quốc tế được xét xử bên ngoài các nước phương Tây và châu Âu.
Giáo sư Simon Chesterman đã nhiều lần viết về tình trạng thiếu đại diện của châu Á trong luật pháp quốc tế. Chẳng hạn, châu Á có tỷ lệ thành viên nhất trong ICC.
Tương tự như vậy, kể từ khi UNCLOS có hiệu lực vào năm 1994, ITLOS đã xét xử hơn 25 trường hợp, từ phân định ranh giới trên biển và khai hoang đất cho đến trách nhiệm và nghĩa vụ của các quốc gia. Tuy nhiên, chỉ có một số ít quốc gia châu Á đưa các tranh chấp ra ITLOS.
Có thể có nhiều lý do cho việc châu Á ít tham gia các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế. Lý do cơ bản nhất là khoảng cách địa lý, khiến các quốc gia châu Á sẽ phải chi rất nhiều tiền mua vé máy bay cho các đoàn tham gia tranh tụng tại Hamburg hoặc La Haye.
Khi các vụ kiện được xét xử tại Singapore, những chi phí này sẽ giảm đáng kể. Hơn nữa, khi các vụ xét xử diễn ra tại Singapore, ấn tượng về việc luật pháp quốc tế hoàn toàn bị ảnh hưởng bởi phương Tây hoặc châu Âu sẽ không còn nữa.
Với những lý do trên, có thể như trong những năm tới, nhiều quốc gia châu Á sẽ nhờ ITLOS đứng ra giải quyết tranh chấp hàng hải.