Các đơn vị của Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể duyệt binh, bắt đầu hoạt động rút quân khỏi Kazakhstan, ngày 13/1. (Nguồn: Reuters.) |
Ngày 21/1, Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ XII mang tên “Vòng cung bất ổn Á-Âu và các vấn đề an ninh khu vực từ Đông Á đến Bắc Phi: Kết quả của năm 2021” được tổ chức tại Viện Hồ Chí Minh, thuộc trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Saint Petersburg.
Hội thảo được tổ chức theo cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến, thu hút sự tham gia của các nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu, các nhà quản lý và giảng viên đến từ các viện nghiên cứu của Nga, Trung Quốc, Mông Cổ.
Sự kiện diễn ra trong thời gian một ngày với 6 phiên thảo luận về các vấn đề an ninh trên đại lục địa Á-Âu.
Trong phiên thảo luận đầu tiên, các diễn giả đã tập trung thảo luận về tình hình an ninh tại khu vực Trung Á cũng như phân tích những nguyên nhân làm trầm trọng thêm tình hình quân sự - chính trị trong khu vực thuộc phạm vi trách nhiệm của Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO), đồng thời nêu các giải pháp để ổn định tình hình và chống lại những thách thức và mối đe dọa hiện hữu.
Đề cập vấn đề Kazakhstan, các nhà nghiên cứu cho rằng, các vấn đề kinh tế-xã hội tích tụ lâu năm càng dễ bộc phát trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã tạo thành làn sóng bất bình lớn trong dân chúng và có thể trở thành mục tiêu để các thế lực xấu lợi dụng phá hoại.
Các chuyên gia đánh giá cao vai trò của Lực lượng phản ứng nhanh tập thể CSTO dẫn đầu là Nga đã đóng góp đáng kể vào việc khôi phục trật tự, bảo vệ các cơ sở quan trọng của Kazakhstan, hỗ trợ các lực lượng an ninh nước này trong việc truy quét các phần tử khủng bố
Đại diện Ban Thư ký CSTO Igor Panarin cho biết, sau khi tình hình an ninh trật tự tại Kazakhstan được đảm bảo, ngày 19/1, toàn bộ lực lượng phản ứng nhanh tập thể đã rút khỏi nước này.
Ông Igor Panarin khẳng định đây là một chiến dịch độc đáo và hiệu quả của CSTO.
Theo đó, chỉ trong thời gian ngắn, các lực lượng phản ứng nhanh của 5 nước thành viên đã được đưa đến Kazakhstan, kịp thời ngăn chặn kịch bản xấu xảy ra và sau đó rút đi an toàn, không có bất kỳ tổn thất hoặc sự cố đáng tiếc nào xảy ra.
Chiến dịch này cũng cho thấy lực lượng phản ứng nhanh của CSTO sẵn sàng hỗ trợ hiệu quả và nhanh chóng trong việc duy trì trật tự, đảm bảo an ninh cho bất kỳ quốc gia thành viên nào theo lời kêu gọi phù hợp với quy định của tổ chức.
Cũng theo ông Panarin, việc nhanh chóng ổn định tình hình ở Kazkahstan có vai trò quan trọng đối với cả khu vực Trung Á vì đây là quốc gia lớn nhất ở khu vực tiếp giáp với nhiều quốc gia.
Chiến dịch thành công vừa qua cũng cho thấy CSTO đang đóng vai trò là lực lượng chính đảm bảo an ninh một cách tin cậy không chỉ đối với các nước thành viên mà còn cho toàn bộ khu vực Trung Á luôn tiềm ẩn bất ổn.
Trong những ngày đầu năm 2022, biểu tình bạo loạn leo thang ở nhiều khu vực của Kazakhstan để phản đối tình trạng tăng giá nhiên liệu.
Bất ổn an ninh đã buộc Tổng thống Tokayev phải ban bố tình trạng khẩn cấp tại nhiều tỉnh và thành phố lớn của nước này, trong đó có tỉnh Mangistau, thành phố Almaty và thủ đô Nur-Sultan, đồng thời kêu gọi sự hỗ trợ của CSTO.
Sau khoảng 1 tuần lực lượng CSTO triển khai tại Kazakhstan, tình hình bất ổn ở quốc gia Trung Á này đã được kiểm soát. Bộ Nội vụ Kazakhstan cho biết, lực lượng an ninh đã bắt giữ khoảng 9.000 đối tượng tham gia bạo loạn.
Trong chuyến thị sát thành phố Almaty mới đây, Tổng thống Tokayev tuyên bố các lực lượng CSTO đóng vai trò quan trọng trong việc giúp ổn định tình hình ở quốc gia này.
| Covid-19 ở Cuba: Hoãn tổ chức Hội chợ sách quốc tế, 100% trẻ em trên 2 tuổi đã được tiêm vaccine Ngày 22/1, Bộ Văn hóa Cuba thông báo hoãn Hội chợ sách quốc tế Havana năm 2022 do lo ngại những diễn biến phức tạp ... |
| Bất động sản mới nhất: Thị trường nhiều áp lực, khó giảm nhiệt trong năm 2022, vì sao Lâm Đồng dừng phân lô, tách thửa? Nhiều yếu tố có thể tác động mạnh đến thị trường, giá địa ốc dự đoán tiếp tục tăng mạnh trong năm 2022, Lâm Đồng ... |