TIN LIÊN QUAN | |
Ngoại giao kênh hai Mỹ-Trung tạm ngưng vì “chiến tranh thị thực” | |
Mỹ bỏ ưu đãi thị thực với giới học giả Trung Quốc |
Viện kỹ nghệ Điện và Điện tử IEEE được đánh giá là tổ chức kỹ thuật chuyên nghiệp lớn nhất thế giới, với hơn 422.000 thành viên tại hơn 160 quốc gia. (Nguồn: IEEE) |
Mới đây, Viện kỹ nghệ Điện và Điện tử (IEEE) vừa ban hành lệnh cấm các học giả có liên quan đến Huawei chỉnh sửa và đánh giá các bài báo khoa học được đăng tải trên tạp chí của tổ chức kỹ thuật chuyên nghiệp này. Trước động thái đó, không ít học giả Trung Quốc đã tỏ ra bất bình và thể hiện phản kháng.
Giáo sư Zhang Haixia thuộc Đại học Bắc Kinh cho biết, Trung Quốc đã “bị sốc” bởi quyết định của Viện kỹ nghệ Điện và Điện tử, một trong những tổ chức học thuật chuyên nghiệp hàng đầu thế giới. Giáo sư người Trung Quốc khẳng định sẽ từ bỏ vai trò trong các ban biên tập của tổ chức khoa học lớn nhất thế giới này, cho đến khi Viện khôi phục lại “sự toàn vẹn chuyên môn của chúng tôi”.
Trong một bức thư gửi đến tân Chủ tịch của Viện kỹ nghệ Điện và Điện tử Toshio Fukuda, ngày 29/5, Giáo sư Zhang chia sẻ: “Động thái nói trên của IEEE đã vượt quá giới hạn của ngành Khoa học và Công nghệ, lĩnh vực mà tôi được đào tạo và sự nghiệp học thuật mà tôi đang theo đuổi cho đến nay”.
Đặt trụ sở tại thành phố New York, Mỹ, Viện kỹ nghệ Điện và Điện tử IEEE được đánh giá là tổ chức kỹ thuật chuyên nghiệp lớn nhất thế giới, với hơn 422.000 thành viên tại hơn 160 quốc gia. Theo số liệu trên trang web chính thức, tổ chức này đã xuất bản khoảng 200 tạp chí và các hình thức tài liệu kỹ thuật khác hàng năm.
IEEE là cái tên mới nhất "quay lưng lại" với Huawei. (Nguồn: VTV) |
Phản hồi của Giáo sư Zhang thuộc Đại học Bắc Kinh xuất hiện vài giờ sau khi ảnh chụp màn hình của bức thư điện tử gửi cho Thư ký tòa soạn của IEEE được lan truyền trên mạng xã hội của Trung Quốc. Theo đó, nội dung bức thư có đoạn Viện kỹ nghệ Điện và Điện tử “không thể sử dụng những người có liên quan đến Huawei giữ vai trò là người đánh giá hoặc Biên tập viên cho quá trình bình duyệt các tạp chí của IEEE”. Ngày 30/5, IEEE đã xác nhận nội dung của email nói trên.
Trả lời tờ Sixth Tone, tân Chủ tịch của Viện kỹ nghệ Điện và Điện tử Toshio Fukuda khẳng định: “Tuyên bố của IEEE tuân thủ các quy định của chính phủ Mỹ về việc hạn chế khả năng tham dự vào một số hoạt động của các nhân viên, cũng như các công ty con thuộc Tập đoàn Huawei. Đây là khía cạnh quan trọng của quá trình biên tập và đánh giá xuất bản.”
Ngày 16/5, Bộ Thương mại Mỹ đã liệt kê vào danh sách đen Tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc Huawei và 68 thực thể liên quan trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn sự can dự của Tập đoàn này vào các doanh nghiệp Mỹ mà không có sự cho phép của Chính phủ Washington. Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc ngay sau đó đã đệ trình một động thái chống lại những hạn chế tương tự và cáo buộc Mỹ muốn ngăn chặn công việc kinh doanh của Huawei.
Trong khi đó, Giáo sư Zhou Zhihua, Trưởng khoa Trí tuệ Nhân tạo mới thành lập tại Đại học Nam Kinh, Trung Quốc cũng phản đối động thái trên của IEEE. Trên trang Weibo cá nhân, Giáo sư Zhou phản biện rằng, việc Viện kỹ nghệ Điện và Điện tử ban hành lệnh cấm đối với các chuyên gia của Huawei “đã can thiệp vào giới học thuật và làm tổn thương cộng đồng học thuật quốc tế”.
Tuy nhiên, trong tuyên bố ngày 30/5, IEEE cho biết, quyết định này sẽ không làm ảnh hưởng đến các thành viên liên kết với Huawei, vì họ vẫn có thể giữ quyền thành viên và quyền bầu cử cũng như tham gia vào công tác chuẩn bị cho các cuộc họp và lên kế hoạch cho các hội nghị.
Không phải đất hiếm, Trung Quốc có “vũ khí tối cao” trong thương chiến với Mỹ Dưới áp lực của dư luận xã hội trong nước, Bắc Kinh ắt phải hành động mạnh tay hơn trong cuộc chiến thương mại với ... |
Bắc Kinh tuyên bố không chấp nhận các nước sử dụng đất hiếm để kiềm chế Trung Quốc Ngày 30/5, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định, nước này sẵn đáp ứng nhu cầu hợp lý của các nước khác về đất hiếm, ... |
‘Vũ khí chiến lược’ đất hiếm Trung Quốc chưa chắc đã là nỗi lo của Mỹ TGVN. Là quốc gia sở hữu 40% các mỏ dự trữ đất hiếm của thế giới, Trung Quốc có thể sử dụng “vũ khí” này ... |