Tọa đàm “Trí thức trẻ người Việt tại Thụy Sỹ với đất nước”

Ngày 22/4, Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva (Thụy Sỹ) đã tổ chức Tọa đàm “Trí thức trẻ người Việt tại Thụy Sỹ với đất nước”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
toa dam tri thuc tre nguoi viet tai thuy sy voi dat nuoc Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Thụy Sỹ bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
toa dam tri thuc tre nguoi viet tai thuy sy voi dat nuoc Thụy Sỹ là "thiên đường định cư" thứ hai của giới siêu giàu

Tọa đàm do Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam Dương Chí Dũng chủ trì, cùng với sự tham gia của Đại sứ Việt Nam tại Thụy Sỹ Phạm Hải Bằng.

Cuộc tọa đàm đã thu hút đông đảo trí thức Việt Nam đang công tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghệ thông tin, kinh tế tài chính, hạ tầng năng lượng và giao thông, cũng như các chuyên gia cao cấp của Việt Nam đang làm việc tại các tổ chức quốc tế tại Geneva như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

toa dam tri thuc tre nguoi viet tai thuy sy voi dat nuoc
Các đại biểu tham dự buổi tọa đàm. (Nguồn: TTXVN)

Phát biểu mở đầu cuộc tọa đàm, Đại sứ Dương Chí Dũng nhấn mạnh cơ hội và may mắn của các trí thức Việt Nam được sống và làm việc tại Thụy Sỹ, quốc gia được ví là “túi khôn của thế giới” vì là nước luôn dẫn đầu về chỉ số sáng tạo toàn cầu cũng như luôn dành nguồn lực lớn cho nghiên cứu và phát triển. Đặc biệt, Geneva lại là nơi có các tổ chức quốc tế quan trọng như Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới... Được làm việc, cọ xát chuyên môn trong một môi trường phát triển như vậy, các trí thức Việt Nam chắc chắn tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu để chia sẻ, đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Đại sứ Dương Chí Dũng nhấn mạnh mục đích, vai trò của Phái đoàn Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam là các cơ quan giúp tập hợp, kết nối mạng lưới các trí thức từ nhiều lĩnh vực và địa bàn khác nhau tại Thụy Sỹ, ủng hộ, tạo điều kiện và là cầu nối gắn kết giữa các trí thức với đất nước.

Các trí thức Việt Nam mang tới tọa đàm các tham luận chia sẻ những hiểu biết chuyên môn trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, kinh tế tài chính và xây dựng cơ sở hạ tầng, cũng như phân tích tiềm năng, vai trò, đóng góp của các trí thức đang làm việc trong các tổ chức quốc tế tại Geneva.

Thạc sỹ công nghệ thông tin (CNTT) Nguyễn Hoàng Minh, cựu sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội hiện đang là kỹ sư CNTT tại công ty Sicpa Security Solution, đề cập tới kinh nghiệm của Thụy Sỹ  trong việc xây dựng và phát triển mô hình chính phủ điện tử, với việc ứng dụng công nghệ để đổi mới tổ chức, tăng cường năng lực của cơ quan quản lý. Những kinh nghiệm của Thụy Sỹ trong lĩnh vực này được kỹ sư Nguyễn Hoàng Minh đúc rút ngắn gọn, đó là việc thiết kế và quản lý đồng bộ, cách tiếp cận từ dưới lên, (lấy xuất phát điểm và chú trọng nhu cầu và sự tiện lợi của người dân trong xây dựng mô hình), trao đổi dữ liệu liên thông, minh bạch, thống nhất, khuyến khích sáng kiến, phản hồi từ dân và hợp tác thiết thực, hiệu quả với doanh nghiệp.

Tiến sỹ, kỹ sư về hạ tầng năng lượng và giao thông Trịnh Ngọc Thành, cố vấn và quản lý dự án tại Stucky – công ty hàng đầu thế giới về đập thủy điện, thủy lợi, trình bày tham luận về cơ hội và thách thức hợp tác giữa Việt Nam và Thụy Sỹ trong lĩnh vực xây dựng, quản lý các công trình đập thủy lợi, thủy điện và cơ sở hạ tầng. Về kỹ thuật thiết kế, xây dựng và quản lý an toàn các công trình thủy điện của Thụy Sỹ, TS. Trịnh Ngọc Thành chia sẻ về những hợp tác hiệu quả giữa các công ty, tập đoàn của Thụy Sỹ với nhiều đối tác trên thế giới, trong đó có các đối tác lớn tại châu Á như Trung Quốc, với một dự án quan trọng quản lý an toàn cho 98.000 đập thủy điện tại quốc gia đông dân nhất thế giới. Ngoài vấn đề cơ sở hạ tầng năng lượng và nông nghiệp, TS. Trịnh Ngọc Thành cũng đề cập đến vấn đề cơ sở hạ tầng đô thị tại các thành phố lớn của Việt Nam: Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Theo ông Thành, để giải quyết các vấn đề hạ tầng đô thị của mình, Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm của Thụy Sỹ  trong việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp bền vững, cân bằng các yếu tố kinh tế và sinh thái.

toa dam tri thuc tre nguoi viet tai thuy sy voi dat nuoc
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm sau tọa đàm. (Nguồn: TTXVN)

Trong khi đó, Tiến sỹ Kinh tế Hoàng Ngọc Giang gửi đến buổi tọa đàm tham luận về Tiếp cận kinh tế tri thức và tiến lên trong chuỗi giá trị toàn cầu qua con đường đầu tư mạo hiểm. Từ thực tế của Việt Nam, quốc gia hiện đứng ở vị trí rất thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu, giá trị gia tăng tạo ra rất hạn chế, TS. Hoàng Ngọc Giang đề cập đến sự cần thiết của việc cần sớm tiếp cận nền kinh tế tri thức, dịch chuyển nền sản xuất trong nước lên các nấc cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. TS. Giang gợi ý một hướng tiếp cận mới mà Việt Nam có thể tính đến, phù hợp với năng lực vốn của Việt Nam hiện nay, là đầu tư mạo hiểm ra nước ngoài, ngay tại các nước có nền kinh tế tri thức phát triển nhất.

Với tham luận về tiềm năng đóng góp của các trí thức Việt Nam làm việc tại các tổ chức quốc tế, Tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Nhật Linh, công tác tại WHO, đã phân tích về vai trò của các chuyên gia Việt Nam tại các tổ chức quốc tế như WHO, WTO và nhấn mạnh sự tham gia của người Việt Nam tại các tổ chức này giúp chia sẻ kinh nghiệm, thế mạnh của Việt Nam trong một số lĩnh vực như chăm sóc y tế cộng đồng, nâng cao tiếng nói của Việt Nam tại các diễn đàn, và góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển của đất nước. Chính vì vậy, cần có nhiều cán bộ Việt Nam hơn nữa tham gia công tác tại các tổ chức quốc tế của Liên hợp quốc cũng như tại các định chế kinh tế, tài chính thế giới. TS. Nguyễn Nhật Linh cũng kêu gọi các trí thức, chuyên gia của Việt Nam cần tự tin và quyết đoán hơn để tham gia vào các hoạt động của các tổ chức quốc tế, cũng như cần có sự hỗ trợ về chính sách từ Chính phủ Việt Nam giúp các trí thức bước ra thế giới với tâm thế đĩnh đạc, tự tin hơn.

Về một mô hình kết nối, tập hợp các trí thức, bà Đặng Thúy Tình, Trưởng Bộ phận Tài chính tại Stromasys Group, công ty chuyên về Giải pháp Hệ thống ảo, đề xuất ý kiến xây dựng kế hoạch, vận động thành lập mô hình hiệp hội tự chủ, tự quản của các trí thức Việt Nam tại Thụy Sỹ, tập hợp, hỗ trợ các trí thức trong việc chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, đầu tư, chuyển giao công nghệ về Việt Nam. Ngoài những tham luận chính tham gia đóng góp tại tọa đàm, sự kiện cũng ghi nhận những ý kiến tham gia thảo luận sôi nổi từ các trí thức nhiều thế hệ.

Phát biểu tổng kết tọa đàm, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam Dương Chí Dũng ghi nhận và hoan nghênh các ý kiến đóng góp của các trí thức, trong đó có sáng kiến về thành lập cơ chế thường trực liên kết trí thức Việt Nam tại Thụy Sỹ. Hướng đến kết nối và thúc đẩy các đóng góp của đội ngũ trí thức người Việt Nam tại Thụy Sỹ, Đại sứ Dương Chí Dũng đề xuất các hoạt động trao đổi cần được tổ chức thường xuyên, Phái đoàn và Đại sứ quán là cầu nối để các trí thức chuyển tải đóng góp thiết thực, hiệu quả về đất nước.

toa dam tri thuc tre nguoi viet tai thuy sy voi dat nuoc Thụy Sỹ là quốc gia hấp dẫn nhất thế giới về mức sống

Theo kết quả thăm dò do ba đơn vị là Y&R’s BAV Consulting, Đại học Pennsylvania, và News & World Report phối hợp thực hiện ...

toa dam tri thuc tre nguoi viet tai thuy sy voi dat nuoc Việt Nam đương đại qua con mắt của nhà sưu tầm nghệ thuật

Tuần qua, tại Zurich (Thụy Sỹ) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm tranh của họa sỹ Nguyễn Tư Nghiêm và họa sỹ Bùi ...

toa dam tri thuc tre nguoi viet tai thuy sy voi dat nuoc Việt Nam – Thụy Sỹ: Hành trang quý cho phát triển

Đúng 45 năm trước đây, ngày 11/10/1971, Việt Nam và Thụy Sỹ đã thiết lập quan hệ ngoại giao, đặt dấu mốc lịch sử quan ...

(theo TTXVN)

Xem nhiều

Đọc thêm

'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

Đây là thời điểm tồi tệ nhất có thể dẫn tới chính phủ sụp đổ, xét theo những gì đang xảy ra ở Ukraine và tình hình kinh tế ở ...
Syria lên án cuộc không kích của Israel nhằm vào các địa điểm dân sự gần Damascus

Syria lên án cuộc không kích của Israel nhằm vào các địa điểm dân sự gần Damascus

Bộ Ngoại giao Syria kêu gọi Liên hợp quốc (LHQ) hành động khẩn cấp để ngăn chặn các động thái quân sự của Israel nhằm vào dân thường.
Dự báo thời tiết ngày mai (6/11): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An nhiều mây, có mưa, trời lạnh; khu vực Hà Tĩnh đến Bình Định mưa to đến rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (6/11): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An nhiều mây, có mưa, trời lạnh; khu vực Hà Tĩnh đến Bình Định mưa to đến rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (6/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 bắt đầu, hai ứng viên hòa nhau tại điểm đầu tiên, kịch bản nào để tới con số quyền lực?

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 bắt đầu, hai ứng viên hòa nhau tại điểm đầu tiên, kịch bản nào để tới con số quyền lực?

Nếu các cuộc thăm dò trước bầu cử tổng thống Mỹ 2024 là chính xác, cuộc đua năm nay cần theo dõi sát 7 tiểu bang chiến địa.
Lịch cúp điện Bình Thuận hôm nay ngày 6/11/2024

Lịch cúp điện Bình Thuận hôm nay ngày 6/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Bình Thuận theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 6/11/2024.
Chim cánh cụt châu Phi suy giảm nhanh số lượng, đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

Chim cánh cụt châu Phi suy giảm nhanh số lượng, đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

Chim cánh cụt châu Phi, loài chim cánh cụt duy nhất sinh trưởng trên lục địa này, đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên vào năm ...
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động