Tọa đàm về chính sách pháp luật với cộng đồng người Việt Nam tại châu Âu

Việt Nguyễn
Ngày 9/9 tại Hà Nội, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội phối hợp với Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức tọa đàm trao đổi về chính sách pháp luật với cộng đồng người Việt tại châu Âu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu phát biểu tại Tọa đàm. (Ảnh: Việt Nguyễn)
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Nguyễn Mạnh Tiến và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Phạm Quang Hiệu đồng chủ trì buổi tọa đàm. (Ảnh: Việt Nguyễn)

Tọa đàm diễn ra dưới hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Mạnh Tiến và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Phạm Quang Hiệu.

Tham dự toạ đàm có hơn 100 đại biểu và gần 20 điểm cầu, với sự tham gia của Đại sứ và lãnh đạo các cơ quan đại diện Việt Nam, đại diện lãnh đạo các hội đoàn người Việt Nam tại một số nước châu Âu có đông người Việt Nam định cư như Pháp, Đức, Anh, Nga, Czech, Ba Lan, Hungary... và các kiều bào đang làm việc, đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Về phía cơ quan chức năng trong nước, có sự tham dự của các đại biểu quốc hội của Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, Bộ Ngoại giao và các bộ, ban, ngành khác như Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư...

Tại Tọa đàm, các đại biểu đã thảo luận sôi nổi về các vấn đề kiều bào quan tâm, còn vướng mắc, khó khăn.

Về vấn đề quốc tịch, ông Cấn Văn Kiệt - 85 tuổi, đại biểu lớn tuổi nhất, đại diện Hội người Việt Nam tại Pháp - cho biết cộng đồng kiều bào tại Pháp có nhu cầu giữ quốc tịch Việt Nam cho thế hệ thứ hai, thứ ba. Ông Trần Anh Tuấn - Chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Ba Lan - cho rằng cần quy định cụ thể về cơ quan chức năng nào của Việt Nam có thẩm quyền xác nhận các giấy tờ chứng minh điều kiện “có công lao đặc biệt” để được nhập hoặc trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.

Ông Nguyễn Phú Bình - Chủ tịch Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài - cho rằng kiều bào ta ở nước ngoài chỉ xin thôi quốc tịch Việt Nam để vào quốc tịch nước ngoài ở những nước mà pháp luật sở tại yêu cầu phải thôi quốc tịch gốc.

Theo xu thế pháp luật quốc tịch hiện đại, nhiều nước (Czech, Đức, Nga, Ba Lan...) trước đây theo nguyên tắc một quốc tịch hiện nay đã có sự điều chỉnh, cho phép công dân đồng thời có quốc tịch nước ngoài, không buộc người xin nhập quốc tịch phải thôi quốc tịch gốc, thì các cơ quan chức năng trong nước cần xem xét thuận lợi để bà con được trở lại quốc tịch Việt Nam mà vẫn được giữ quốc tịch nước ngoài. Việc này phù hợp với nguyên tắc một quốc tịch mềm dẻo được quy định tại Luật Quốc tịch năm 2008 và sửa đổi, bổ sung năm 2014, cũng như thực tiễn đời sống.

Toàn cảnh Tọa đàm về chính sách pháp luật với cộng đồng người Việt Nam tại châu Âu. (Ảnh: Việt Nguyễn)
Tọa đàm diễn ra theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến. (Ảnh: Việt Nguyễn)

Liên quan đến quốc tịch, hộ tịch, các đại biểu ở hầu hết các địa bàn đều quan tâm đến các vấn đề như: quy định xác định quốc tịch và đăng ký khai sinh cho trẻ em lai Việt Nam sinh ra ở nước ngoài hoặc trẻ em Việt Nam sinh ra ở những nơi xác định quốc tịch theo nơi sinh; việc cấp mã số định danh cá nhân cho công dân Việt Nam sinh ra ở nước ngoài, cấp căn cước cho công dân Việt Nam ở nước ngoài; vấn đề đặt tên Việt Nam cho trẻ em Việt Nam sinh ra ở nước ngoài.

Một số ý kiến đề nghị giảm thiểu thời gian xem xét hồ sơ bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình chuyển hồ sơ giữa các cơ quan trong và ngoài nước khi giải quyết hồ sơ thôi quốc tịch, xác minh cấp hộ chiếu...

Về vấn đề quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, các đại biểu Hoàng Đình Thắng - Chủ tịch Liên hiệp Hội người Việt Nam tại châu Âu, Mai Quế Oanh - Chủ tịch Hội trí thức Việt Nam tại Hungary và nhiều đại biểu khác cho rằng cần tháo gỡ hạn chế quyền sử dụng đất ngoài dự án phát triển nhà ở cho người Việt Nam ở nước ngoài. Điều này phù hợp với chủ trương đẩy mạnh thương mại hoá quyền sử dụng đất được nêu trong Nghị quyết 18/NQ-TW ngày 16/6/2022 của Ban chấp hành Trung ương, đồng thời giúp tháo gỡ các vướng mắc trong việc cho tặng, nhận thừa kế, chuyển nhượng...

Tọa đàm về chính sách pháp luật với cộng đồng người Việt Nam tại châu Âu tại điểm cầu ở Pháp. (Ảnh: Việt Nguyễn)
Tọa đàm về chính sách pháp luật với cộng đồng người Việt Nam tại châu Âu tại điểm cầu ở Pháp. (Ảnh: Việt Nguyễn)

Theo TS. Lê Võ Phương Nga - Giám đốc Tài chính và đối tác của Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global), để phát huy tốt nguồn vốn đầu tư của kiều bào, cần mở rộng phạm vi quyền sử dụng đất của người Việt Nam ở nước ngoài vào mục đích sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh thương mại hóa đất đai, không chỉ giới hạn trong các dự án phát triển nhà ở; cần có cơ chế cởi mở, minh bạch và ưu đãi hơn về quỹ đất cho người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam.

Nhiều kiều bào đề xuất việc cần có lộ trình cho phép công dân Việt Nam ở nước ngoài được thực hiện quyền bầu cử và từng bước tiến tới quyền ứng cử đại biểu quốc hội. Ông Hoàng Đình Thắng (Czech), ông Nguyễn Đức Thắng (Đức), ông Nguyễn Quốc Hùng (Nga) cho rằng trong điều kiện phát triển của đất nước hiện nay, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, quyền bầu cử của công dân Việt Nam ở nước ngoài, bao gồm các cán bộ cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, có thể thực hiện được nếu được tháo gỡ về mặt chủ trương.

Về việc tăng cường nhân sự, chức năng nhiệm vụ của cơ quan chuyên trách về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, ông Nguyễn Hải Nam - Chủ tịch Hội Doanh nhân Việt Nam tại Pháp, ông Hoàng Đình Thắng, ông Phạm Trung Kiên - Phó Chủ tịch Hội doanh nhân Việt Nam tại Anh, cho rằng cần tăng cường nhân sự và củng cố bộ máy, chức năng của cơ quan chuyên trách công tác về người Việt Nam ở nước ngoài, để đáp ứng các nội dung công việc ngày càng tăng do sự phát triển của cộng đồng hơn 5,3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài, tại trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hàng ngàn hội đoàn.

Bên cạnh đó là các ý kiến nêu về sự cần thiết xây dựng cơ sở dữ liệu về người Việt Nam ở nước ngoài, chính sách đối với thanh niên Việt Nam ở nước ngoài trong Luật Thanh niên, các quy định bảo vệ người lao động ở nước ngoài khi ký kết trực tiếp với chủ lao động nước ngoài, quy định về đầu tư của người Việt Nam ở sở tại được coi là đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài...

Các ý kiến, đóng góp, trao đổi của kiều bào về chính sách pháp luật với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một trong những cơ sở quan trọng để kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, hoàn thiện chính sách pháp luật trong nước liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài, với mục tiêu đơn giản hóa thủ tục hành chính, đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của kiều bào, đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hoạt động của kiều bào tại nước ngoài.

Ông Nguyễn Mạnh Tiến - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, cho biết Ủy ban đã đề ra chương trình giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài, trong hai năm 2022-2023, sẽ tổ chức giám sát ở các địa phương, tổ chức lấy ý kiến và tiếp xúc trực tiếp với kiều bào tại một số nước. Thời gian tới, dự kiến Ủy ban Đối ngoại Quốc hội sẽ tiếp tục phối hợp với Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tại các địa bàn khác như Đông Bắc Á, châu Mỹ, châu Úc.

Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu - Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - cho rằng trong thời gian qua, nhiều văn bản pháp luật liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài đã được ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoàitrong các lĩnh vực; tuy nhiên, công tác thể chế hoá các chủ trương chính sách, phổ biến pháp luật, rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định cho phù hợp là việc làm cần tiến hành thường xuyên, đây là nhiệm vụ đã được nhấn mạnh trong Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới.

Là cơ quan quản lý nhà nước đối với người Việt Nam ở nước ngoài, Ủy ban đã kết hợp nhiều hình thức để lấy ý kiến của bà con kiều bào, trong đó có chương trình khảo sát trực tuyến ý kiến người Việt Nam ở nước ngoài về chính sách pháp luật và thủ tục hành chính được đặt trên trang thông tin điện tử của Bộ Ngoại giao, Ủy ban (https://scov.gov.vn/?page=Survey.info) và các cơ quan đại diện.

Những ý kiến đóng góp của kiều bào là cơ sở quan trọng để các cơ quan chức năng nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị Chính phủ và Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách pháp luật, đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nguyện vọng chính đáng của bà con kiều bào.

Cộng đồng người Việt Nam tại châu Âu hiện có khoảng 1 triệu người, đa phần bà con có cuộc sống ổn định, hội nhập và đóng góp tích cực cho xã hội sở tại, có nhiều trí thức và doanh nhân thành đạt. Nhiều người thường xuyên về Việt Nam, tham gia mọi mặt của đời sống xã hội trong nước như đầu tư, kinh doanh, mua nhà ở, làm việc, tham gia vào các hoạt động khoa học công nghệ, từ thiện, nhân đạo... góp phần vào sự nghiệp chung xây dựng và phát triển đất nước.

Đây là cuộc toạ đàm thứ 2 trong chuỗi các toạ đàm sẽ được tổ chức để lấy ý kiến kiều bào về chính sách pháp luật. Trước đó, ngày 12/7, Tọa đàm với cộng đồng người Việt Nam tại CH Czech về chính sách pháp luật quốc tịch đã được tổ chức thành công tốt đẹp.

Phát động Ngày Tôn vinh tiếng Việt 8/9: Để tiếng mẹ đẻ là niềm tự hào của mỗi người Việt ở bất cứ đâu

Phát động Ngày Tôn vinh tiếng Việt 8/9: Để tiếng mẹ đẻ là niềm tự hào của mỗi người Việt ở bất cứ đâu

Chiều 8/9, tại Hà Nội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao đã tổ chức lễ phát động ...

Tiếng Việt - tình yêu của giáo viên kiều bào

Tiếng Việt - tình yêu của giáo viên kiều bào

Ngày tôn vinh tiếng Việt ở nước ngoài (8/9) góp thêm niềm tự hào và tiếp sức cho nhiều giáo viên kiều bào có niềm ...

Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp chủ trì buổi tọa đàm về chủ đề Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp chủ trì buổi tọa đàm về chủ đề Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Mới đây, tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, Đại sứ Đinh Toàn Thắng đã chủ trì buổi tọa đàm về chủ ...

Tọa đàm kết nối giữa doanh nghiệp Việt Nam và cộng đồng doanh nhân, trí thức kiều bào tại Cộng hòa Czech

Tọa đàm kết nối giữa doanh nghiệp Việt Nam và cộng đồng doanh nhân, trí thức kiều bào tại Cộng hòa Czech

Tiếp nối các hoạt động tại Czech, ngày 29/8, Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu và đoàn công tác của Bộ Ngoại giao đã đến dự ...

Tôn vinh tiếng Việt ở nước ngoài góp phần tôn vinh bản sắc văn hóa, củng cố đại đoàn kết dân tộc

Tôn vinh tiếng Việt ở nước ngoài góp phần tôn vinh bản sắc văn hóa, củng cố đại đoàn kết dân tộc

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu trả lời phỏng vấn báo chí về mục đích, ý nghĩa và các hoạt động sẽ được tổ ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Nga nói Ukraine 'đùa với lửa'; Kiev thừa nhận thực hiện một vụ ám sát, cáo buộc Moscow tấn công các cơ sở quan trọng

Nga nói Ukraine 'đùa với lửa'; Kiev thừa nhận thực hiện một vụ ám sát, cáo buộc Moscow tấn công các cơ sở quan trọng

Nga nói Ukraine 'đùa với lửa', Kiev thừa nhận thực hiện một vụ ám sát, cáo buộc Moscow tấn công các cơ sở quan trọng
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 5/10/2024: Bảo Bình tình cảm phát triển

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 5/10/2024: Bảo Bình tình cảm phát triển

Tử vi hôm nay 5/10/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Khai mạc Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 tại Pháp

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Khai mạc Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 tại Pháp

Chiều 4/10 đã diễn ra phiên khai mạc trọng thể Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 với chủ đề “Sáng tạo, Đổi mới và Khởi nghiệp bằng ...
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Guinea-Bissau, Madagascar và Ghana

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Guinea-Bissau, Madagascar và Ghana

Chiều ngày 4/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp xúc ngắn với Tổng thống Guinea-Bissau, Tổng thống Madagascar, Tổng thống Ghana.
Những hình ảnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Diễn đàn FrancoTech

Những hình ảnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Diễn đàn FrancoTech

Sáng 4/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Pháp ngữ về đổi mới, sáng tạo (FrancoTech), tại Paris, Pháp.
Ấn Độ 'chốt' nhân vật tham dự hội nghị thượng đỉnh SCO ở Pakistan

Ấn Độ 'chốt' nhân vật tham dự hội nghị thượng đỉnh SCO ở Pakistan

Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar sẽ đến Pakistan, tham dự hội nghị của Hội đồng Nguyên thủ quốc gia Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) vào giữa tháng ...
Thách thức người cầm lái NATO

Thách thức người cầm lái NATO

Được đánh giá là chính trị gia lão luyện, nhưng cương vị Tổng thư ký khối quân sự NATO không phải là điều dễ dàng với ông Mark Rutte.
Luồng gió mới thổi qua nền chính trị Nhật Bản

Luồng gió mới thổi qua nền chính trị Nhật Bản

Ông Ishiba Shigeru đã chiến thắng trong cuộc đua được coi là khó dự đoán nhất nhiều năm qua, với những điều mới mẻ, thậm chí lạ lẫm...
Trung Đông: Bên bờ vực chiến tranh

Trung Đông: Bên bờ vực chiến tranh

Trung Đông đã bên bờ vực chiến tranh. Đây là thời điểm nghiêm trọng nếu các hoạt động ngoại giao không kết quả, khu vực này sẽ trở thành một biển lửa.
Xung đột Nga-Ukraine: Đàm phán, lằn ranh đỏ và những động thái trái chiều

Xung đột Nga-Ukraine: Đàm phán, lằn ranh đỏ và những động thái trái chiều

Xung đột Nga-Ukraine đang đứng trước những bước ngoặt. Các bên liên tục có những động thái đa chiều, đối lập nhau.
Xoay xở giữa các siêu cường

Xoay xở giữa các siêu cường

Tổng thống Maldives chuẩn bị đến Ấn Độ trong chuyến thăm mà dư luận cho rằng giúp xử lý mối quan hệ vốn đang nhạy cảm giữa hai người láng giềng.
Lực hút mang tên Trung Á

Lực hút mang tên Trung Á

Chuyến thăm Uzbekistan và Kazakhstan của Thủ tướng Đức Olaf Sholz thu hút sự quan tâm bởi liên quan một địa bàn chiến lược: Trung Á.
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trên tạp chí Influences: Việt Nam nỗ lực vì phồn vinh và phát triển bền vững của Cộng đồng Pháp ngữ

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trên tạp chí Influences: Việt Nam nỗ lực vì phồn vinh và phát triển bền vững của Cộng đồng Pháp ngữ

Nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết trên tạp chí Influences.
Mỹ tìm cách ngăn cản Israel tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran, tránh kịch bản tồi tệ nhất

Mỹ tìm cách ngăn cản Israel tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran, tránh kịch bản tồi tệ nhất

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng Israel nên tạm hoãn việc tấn công trả đũa vào các cơ sở hạt nhân của Iran.
Lực lượng Houthi Yemen đang 'thu lợi' từ cuộc xung đột kéo dài ở Trung Đông

Lực lượng Houthi Yemen đang 'thu lợi' từ cuộc xung đột kéo dài ở Trung Đông

Kể từ khi Israel tăng cường các chiến dịch nhằm vào Hezbollah, lực lượng Houthi ở Yemen thể hiện vai trò lớn hơn trong tình hình xung đột phức tạp đang diễn ra ở Trung ...
Bật mí lý do các nhà sản xuất Apple chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam đang 'khát' nhân công

Bật mí lý do các nhà sản xuất Apple chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam đang 'khát' nhân công

Trong bài viết của mình, Lam Le, phóng viên của Rest of World chuyên đưa tin về lao động và công nghệ ở Đông Nam Á, cho biết giờ là thời điểm công nhân có ...
Phát triển năng lượng hạt nhân tại các nước EU

Phát triển năng lượng hạt nhân tại các nước EU

Kazinform có bài viết về tình trạng và sự phát triển năng lượng hạt nhân ở một số quốc gia thuộc Liên minh châu Âu.
Truyền thông Mông Cổ: Chuyến thăm đáp lễ vào thời điểm đặc biệt

Truyền thông Mông Cổ: Chuyến thăm đáp lễ vào thời điểm đặc biệt

Hãng thông tấn Mông Cổ Montsame đưa tin trang trọng ở trang chủ về chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới đất nước thảo nguyên.
Phiên bản di động