“Tôi luôn cầu nguyện cho quan hệ Việt - Bỉ”

Là Đại sứ Bỉ đầu tiên tại Hà Nội (1990-1993), ông Piet Steel là nhân chứng của một trong những giai đoạn phát triển sôi động của Ngoại giao Việt Nam. Sau này, ông nhiều lần trở lại Việt Nam trên các cương vị khác nhau, mang theo những cơ hội hợp tác, không ngừng làm giàu thêm quan hệ Việt Nam - Bỉ…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ông Piet Steel, Đại sứ Bỉ đầu tiên tại Hà Nội (1990-1993).


Nói đến Việt Nam, ông sẽ nghĩ ngay đến điều gì?

Điều đầu tiên tôi nghĩ đến là người dân Việt Nam với nghị lực, sự kiên cường và lòng dũng cảm đến khó tin. Tôi cũng có thể bổ sung những tính từ như khiếu hài hước, sự cởi mở và lòng trung thành. Tuy nhiên, với trải nghiệm cá nhân là nhà ngoại giao và là bạn của Việt Nam, tôi vẫn cho rằng những đặc tính này là nổi trội hơn cả: kiên cường đứng lên và khi cần thiết thì đấu tranh vì đất nước; nghị lực để không bao giờ từ bỏ dù cho chiến tranh, nỗi đau hay nghèo đói; mỗi ngày thức dậy và làm việc không ngừng nghỉ vì một tương lai tốt hơn cho bản thân, gia đình và đất nước.

Việt Nam của thập niên 1990 - khi ông bắt đầu nhiệm kỳ Đại sứ Bỉ và Việt Nam của thập niên 2010, theo ông có thay đổi gì?

Có rất nhiều sự khác biệt... Tuy nhiên, việc Việt Nam ngày nay phát triển vượt xa những gì tôi trông đợi không phải là điều đáng ngạc nhiên. Đây là quả ngọt của sự kết hợp giữa chủ trương đúng đắn, quản lý tốt, các dự án ODA và rất nhiều nỗ lực khác. Vào thời kỳ đầu của chính sách Đổi mới những năm 1990, tôi đã nhìn thấy tiềm năng to lớn của Việt Nam khi tập trung vào phát triển nền kinh tế sau hơn 30 năm chiến tranh. Đất nước đã phát triển nhảy vọt, chuyển đổi từ nền kinh tế tự cung, tự cấp thành một nền kinh tế năng động và cạnh tranh, hội nhập đầy đủ trong hệ thống thương mại thế giới và các nền kinh tế của khu vực châu Á.

Với vai trò Đại sứ Bỉ đầu tiên, tôi là một nhân chứng của những bước tiến dài đầu tiên trong việc cải cách nền kinh tế và thương mại Việt Nam. Tôi đã tham dự Đại hội Đảng lần thứ VII năm 1991 - Đại hội đã đề ra các hình thức sở hữu và hoạch định chính sách đối ngoại ("bạn của tất cả các nước") và chứng kiến việc thông qua Hiến pháp mới thể chế hóa quyền tự do kinh doanh.

Trong bối cảnh khối xã hội chủ nghĩa sụp đổ và Việt Nam chịu lệnh cấm vận của Mỹ, tôi đã gặp các quan chức chính phủ mạnh dạn chuyển hướng thương mại của Việt Nam, chủ yếu là dệt may, dầu khí, hải sản và gạo sang các nền kinh tế lân cận (Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore...) cũng như Tây Âu và châu Phi.

Tôi cũng chứng kiến những thay đổi chính sách tạo ra lợi ích cụ thể và hữu hình như thế nào cho người dân Việt Nam, kể cả những người từng rời khỏi đất nước để tìm kiếm cuộc sống tốt hơn nhưng giờ trở lại và đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Tôi còn là một nhân chứng của nhiều thay đổi trong phát triển cơ sở hạ tầng: các bệnh viện, trường học mới, đường sá tốt hơn, sân bay thuận lợi hơn, cảng biển hiện đại hơn...

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó là những nỗ lực đặc biệt của Việt Nam trong công tác xóa đói giảm nghèo và gia tăng độ bao phủ phúc lợi xã hội. Theo Liên hợp quốc, tỷ lệ người nghèo của Việt Nam đã giảm gần 20,7% trong 20 năm qua - một thành tựu thật ấn tượng.

Những bước tiến dài trong phát triển kinh tế và xã hội suốt 25 năm qua đã đưa Việt Nam từ một nước nghèo đang phát triển thành một nước có thu nhập trung bình với tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo. Với giai đoạn phát triển này, Việt Nam hoàn toàn xứng đáng được khen ngợi song không thể không nhắc đến thách thức của Việt Nam trong những năm tới là phải tránh được “bẫy thu nhập trung bình”.

Như ông đã nói, sự chuyển mình của Việt Nam gắn liền với công cuộc Đổi mới, mở cửa hội nhập quốc tế và không thể không nhắc đến vai trò tiên phong của Ngoại giao Việt Nam. Ông có thể dẫn chứng cho điều đó qua những cuộc tiếp xúc hay câu chuyện giữa ông với các nhà lãnh đạo kỳ cựu của Bộ Ngoại giao như ông Nguyễn Cơ Thạch, ông Nguyễn Mạnh Cầm?

Khi là Đại sứ Bỉ, tôi rất may mắn có cơ hội thường xuyên gặp gỡ và giao lưu với các vị Bộ trưởng Ngoại giao xuất sắc như ông Nguyễn Cơ Thạch và ông Nguyễn Mạnh Cầm. Cả hai nhà ái quốc tận tụy này có một tầm nhìn về vị trí tương lai của Việt Nam trong thế giới đang thay đổi nhanh chóng sau những biến động chính trị bất ngờ ở các nước khối xã hội chủ nghĩa cũng như sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc.

Họ biết rằng Việt Nam không có sự lựa chọn nào ngoài việc mở cửa và đóng một vai trò quốc tế tích cực tương xứng với tham vọng lớn về chính trị và kinh tế của mình. Thay vì tuyệt giao với những kẻ thù cũ như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản hay Pháp, Việt Nam đã can đảm và khôn ngoan trong việc tiếp cận những nước này và đảm bảo rằng các mối quan hệ song phương cuối cùng sẽ mang lại lợi ích kinh tế cùng có lợi cho đôi bên.

Việt Nam cũng nhanh chóng hiểu được tầm quan trọng của quá trình hội nhập châu Âu cũng như việc hưởng lợi từ mối quan hệ chặt chẽ với EU không chỉ trong việc phát triển quan hệ thương mại mà còn hợp tác trong các lĩnh vực khác như giáo dục, đổi mới, khoa học, công nghệ…

Tôi vẫn nhớ cuộc nói chuyện riêng với Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch về lệnh cấm vận của Mỹ và sự khôi phục của quan hệ song phương giữa Mỹ và Việt Nam dựa trên "lộ trình" nổi tiếng. Ông giải thích tầm quan trọng của việc nhận thức về bản đồ thế giới chính trị đang thay đổi nhanh chóng và so sánh nó với bàn cờ, nơi sự di chuyển của một con tốt đôi khi có thể dẫn đến loạt sự kiện ngoài ý muốn. Ông cũng nói thêm rằng vào thời điểm đó, Việt Nam cần phải chuẩn bị cho những thay đổi và do đó, cần phải nâng cao trình độ và chất lượng của các nhà ngoại giao hơn nữa.

Ngày nay, Việt Nam có thể tự hào với những đại diện ngoại giao của mình ở nước ngoài. Họ là những nhà ngoại giao tài năng và giỏi giang, thông thạo nhiều ngoại ngữ, ứng xử rất thoải mái trong việc bảo vệ các lợi ích quốc gia trên các diễn đàn của ngoại giao quốc tế. Họ hiểu rằng khi chuyển tải một hình ảnh tốt đẹp của đất nước ra bên ngoài, họ sẽ giúp thu hút sự quan tâm tích cực đối với đất nước vì lợi ích của nền kinh tế cũng như người dân.

Tôi nhớ Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Cầm, một người chủ trương làm "ngoại giao kinh tế" của Việt Nam, đại diện cho Việt Nam ở nhiều diễn đàn kinh tế ở châu Á và châu Âu. Ông tin vào vai trò rất quan trọng của việc thu hút đầu tư nước ngoài, không chỉ đối với các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mà còn cả các tỉnh, thành khác. Với cách chỉ đạo các hoạt động đối ngoại khiêm nhường nhưng hiệu quả, ông Nguyễn Mạnh Cầm mang lại sự ổn định và tính chuyên nghiệp cho ngoại giao Việt Nam.

Nếu tính từ ngày 18/11/1830 với sự ra đời của Ủy ban ngoại giao và sau đó là Bộ Ngoại giao, Bỉ có một lịch sử ngoại giao bắc qua ba thế kỷ. Nước ông được mệnh danh là trái tim của châu Âu, nơi đặt trụ sở của nhiều tổ chức quốc tế. Là một nước nho, song Bỉ rất thành công trong nỗ lực ngoại giao đa phương. Một dẫn chứng ở Việt Nam là Đại sứ Bỉ Bruno Angelet sắp tới sẽ đảm nhiệm cương vị Đại sứ của EU tại Hà Nội. Việt Nam hiện đang đẩy mạnh ngoại giao đa phương. Chúng tôi có thể học hỏi được gì từ ngoại giao Bỉ, thưa ông?

Cũng như Việt Nam, Bỉ có lịch sử thường xuyên bị xâm chiếm và mỗi lần có chiến tranh, đất nước phải đứng lên đấu tranh giành độc lập và chủ quyền của mình. Bỉ còn được gọi là chiến trường của châu Âu. May mắn là ngày nay, các cuộc chiến tại Brussels là về ngoại giao và chính trị. Lịch sử này đã dạy cho đất nước tôi rằng hợp tác và hội nhập với các nước láng giềng và kể cả với những kẻ cựu thù là bảo đảm tốt nhất cho sự phát triển hòa bình của đất nước và khu vực. Từ kinh nghiệm này và được sự ủng hộ của người dân, Bỉ là một trong sáu nước sáng lập Cộng đồng châu Âu, tiền thân của EU, và thường tham gia các tổ chức quốc tế như EU và Liên hợp quốc với vai trò cầu nối hay trung gian hòa giải quốc tế.

So với “gã khổng lồ” như Ấn Độ và Trung Quốc, Việt Nam là một quốc gia tầm trung ở châu Á và giống như Bỉ, Việt Nam không có sự mâu thuẫn giữa việc thúc đẩy một chính sách ngoại giao chủ động trong hợp tác và hội nhập khu vực với việc bảo vệ chủ quyền và độc lập của mình. Gia nhập ASEAN trong những năm 1990 là một bước đi đầu tiên nhưng quan trọng, sự báo hiệu của chính sách ngoại giao đa phương sôi động tại Liên hợp quốc, việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và rất nhiều tổ chức khác mà Việt Nam tham gia rất tích cực...

Tuy nhiên, Việt Nam không chỉ muốn trở thành một thành viên của các tổ chức quốc tế mà còn muốn tham gia vào việc định hình lại trật tự thế giới trong tương lai, hệ thống thương mại quốc tế khi là thành viên tích cực của WTO và thông qua đàm phán các hiệp định thương mại như TPP hay các FTA đã được ký kết gần đây, đặc biệt là FTA với EU.

Bỉ không có nhiều điều để dạy cho Việt Nam. Cả hai nước đều có thể học hỏi từ kinh nghiệm và lịch sử của nhau. Bỉ trân trọng mối quan hệ song phương tốt đẹp với Việt Nam và với tư cách Đại sứ Bỉ đầu tiên, tôi vẫn rất tự hào rằng cá nhân mình đã đóng góp cho mối quan hệ này.

Tôi luôn cầu nguyện cho mối quan hệ song phương mạnh mẽ và tình hữu nghị nồng ấm chân thành giữa Việt Nam và Bỉ vì lợi ích của cả hai nước. Việt Nam tìm thấy ở Bỉ một đối tác đáng tin cậy có thể giúp Việt Nam trong các lĩnh vực rất cụ thể cũng như thúc đẩy quan hệ chặt chẽ hơn với châu Âu. Bỉ quan tâm đến Việt Nam vì những cơ hội kinh tế to lớn trong khu vực cũng như vị trí chính trị có ảnh hưởng tại Đông Nam Á, đặc biệt là ASEAN.

Giờ đây, khi đã nghỉ hưu, tôi vẫn không ngừng thúc đẩy mối quan hệ song phương mạnh mẽ này. Mỗi lần đến Việt Nam vì các dự án kinh doanh hoặc chỉ để gặp gỡ những người bạn cũ, tôi rất vui mừng chứng kiến đất nước các bạn tiếp tục phát triển trong hòa bình và hòa hợp, với người dân, các nước láng giềng và thế giới. Tất cả những hy vọng về Việt Nam từ nhiệm kỳ ngoại giao của tôi đang chầm chậm nhưng chắc chắn trở thành hiện thực.

Hạnh Diễm (thực hiện)


Ông Piet Steel, sinh năm 1950, tốt nghiệp khoa Luật trường Đại học Ghent (Bỉ), là một nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm, chuyên gia về ngoại giao kinh tế với am hiểu sâu sắc về châu Á, đặc biệt là Nhật Bản, Việt Nam và Hong Kong. Trong sự nghiệp ngoại giao từ năm 1975 đến 1997, ông đã đảm đương các vị trí như nhà đàm phán hàng đầu của Bỉ trong vòng đàm phán thương mại quốc tế Uruguay, Đại sứ Bỉ tại VIệt Nam, Tổng lãnh sự tại Hong Kong… Sau đó, ông là nhà tư vấn cho nhiều tập đoàn quốc tế, Chủ tịch Hiệp hội Bỉ-Hong Kong, Chủ tịch Ủy ban Olympics đặc biệt của Bỉ và Phó Chủ tịch của Trung tâm EU - châu Á. Năm 2010, Chính phủ Nhật Bản bổ nhiệm ông là Tổng lãnh sự danh dự của Nhật ở Flanders.

Với Việt Nam, ông đã thành lập quỹ “Vì nông dân tương lai” với mục đích trao học bổng hàng năm cho Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh và khoa Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ, cũng như làm cầu nối giúp sinh viên Việt Nam nhận học bổng du học sau đại học của Chính phủ Bỉ. Năm 2014, ông đã được Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trao tặng Huân chương Hữu nghị của Việt Nam.

Đọc thêm

PetroVietnam công bố chính thức vận hành Hệ thống ERP - bước chuyển mình quan trọng trong kỷ nguyên số

PetroVietnam công bố chính thức vận hành Hệ thống ERP - bước chuyển mình quan trọng trong kỷ nguyên số

PetroVietnam công bố chính thức vận hành Hệ thống ERP - bước chuyển mình quan trọng trong kỷ nguyên số
Ngắm sắc vóc gợi cảm của diễn viên Thúy Diễm phim Trạm cứu hộ trái tim

Ngắm sắc vóc gợi cảm của diễn viên Thúy Diễm phim Trạm cứu hộ trái tim

Trên trang cá nhân, Thúy Diễm thường xuyên khoe sắc vóc rạng rỡ, ngọt ngào và không kém phần gợi cảm.
Lên Điện Biên, khám phá căn hầm quân sự kiên cố nhất của thực dân Pháp tại Đông Dương

Lên Điện Biên, khám phá căn hầm quân sự kiên cố nhất của thực dân Pháp tại Đông Dương

Là cơ quan ‘đầu não’ của thực dân Pháp tại cứ điểm Điện Biên Phủ, hầm Đờ Cát hay còn gọi là hầm De Castries được xây dựng kiên cố ...
Barcelona thất bại trước Girona, Real Madrid vô địch La Liga sớm 4 vòng đấu

Barcelona thất bại trước Girona, Real Madrid vô địch La Liga sớm 4 vòng đấu

Kết thúc vòng 34, Real Madrid vô địch La Liga với 87 điểm, hơn Girona 13 điểm và Barcelona 14 điểm, khi giải chỉ còn 4 vòng đấu.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 5/5 và sáng 6/5: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 36 - Chelsea vs West Ham; V-League vòng 16 - Viettel vs HAGL

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 5/5 và sáng 6/5: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 36 - Chelsea vs West Ham; V-League vòng 16 - Viettel vs HAGL

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 5/5 và sáng 6/5: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Liverpool vs Tottenham; V-League vòng 16 - Viettel vs HAGL...
Bất chấp xung đột, Ukraine vẫn 'hấp dẫn'; EU cảnh báo về sự vươn lên thành siêu cường; phê phán phản ứng trước Moscow

Bất chấp xung đột, Ukraine vẫn 'hấp dẫn'; EU cảnh báo về sự vươn lên thành siêu cường; phê phán phản ứng trước Moscow

Bộ trưởng Hợp tác và phát triển kinh tế Đức Svenja Schulze nhận định Ukraine vẫn là thị trường hấp dẫn đối với nhiều công ty.
Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Sierra Leone thực chất trong thời gian tới

Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Sierra Leone thực chất trong thời gian tới

Chiều 3/5, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã tiếp Đại sứ Sierra Leone tại Trung Quốc kiêm nhiệm Việt Nam Abu Bakarr Karim.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gửi thư chúc mừng Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gửi thư chúc mừng Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan

Nhân dịp ông Maris Sangiampongsa được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao Vương quốc Thái Lan, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi thư chúc mừng.
Việt Nam-Liên bang Nga thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực văn học nghệ thuật

Việt Nam-Liên bang Nga thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực văn học nghệ thuật

Đại sứ Đặng Minh Khôi khẳng định, người Việt Nam luôn yêu quý văn học và nghệ thuật của Liên Xô và nước Nga ngày nay.
Học giả và báo chí Argentina ca ngợi, đưa tin đậm nét về Ngày thống nhất đất nước của Việt Nam

Học giả và báo chí Argentina ca ngợi, đưa tin đậm nét về Ngày thống nhất đất nước của Việt Nam

Nhiều tờ báo, trang web của Argentina đã đăng tải bài viết đậm nét về Ngày thống nhất đất nước 30/4, một sự kiện lịch sử quan trọng của Việt Nam.
Báo chí Argentina đăng bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo chí Argentina đăng bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày thống nhất đất nước, báo Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết do Việt Nam đồng chủ trì về Năm quốc tế Phụ nữ làm nông nghiệp

Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết do Việt Nam đồng chủ trì về Năm quốc tế Phụ nữ làm nông nghiệp

Nghị quyết khuyến khích các nước đưa ra các chính sách, giải pháp để nâng cao bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ trong lĩnh vực nông nghiệp.
Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Văn phòng Kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đã liên hệ với cơ quan chức năng của Đài Loan, sơ bộ xác minh được nhân thân người bị hại.
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran đã khuyến cáo công dân Việt Nam, nếu không có việc khẩn cấp thì không nên đến Iran, Iraq và Syria.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Ngày 14/4, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng giữa Israel và Iran tiếp tục leo thang.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel khuyến cáo cộng đồng người Việt Nam chủ động thực hiện các biện pháp an ninh, an toàn.
Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam tại các địa bàn liên quan sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ công dân...
Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Tham tán Vũ Sơn Việt cho biết, hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Ký ức Geneva và khám phá về Việt Nam

Ký ức Geneva và khám phá về Việt Nam

Tôi vẫn còn nhỏ khi Hiệp định Geneva 1954 được ký kết và không ngờ Việt Nam làm nên một trang sử mới trong cuộc đời tôi.
Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio  - hành trình kiên định tư duy vì một mục tiêu đặc biệt

Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio - hành trình kiên định tư duy vì một mục tiêu đặc biệt

Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio đã luôn nỗ lực để hiện thực hóa mong mỏi đưa quan hệ Nhật-Việt phát triển thành đối tác thực sự đặc biệt.
Ngoại giao công nghệ là 'trái tim' của chính sách đối ngoại Mỹ

Ngoại giao công nghệ là 'trái tim' của chính sách đối ngoại Mỹ

Việc làm chủ ngoại giao công nghệ là yếu tố quan trọng giúp các nhà ngoại giao giữ cho nước Mỹ luôn dẫn đầu.
Củng cố nền tảng cho sự phát triển sâu rộng mối quan hệ với OECD và Pháp

Củng cố nền tảng cho sự phát triển sâu rộng mối quan hệ với OECD và Pháp

Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng trả lời phỏng vấn về mục đích, ý nghĩa của chuyến công tác, mối quan hệ giữa Việt Nam với OECD và với nước Pháp.
Thông điệp quan trọng từ nghị trường Italy

Thông điệp quan trọng từ nghị trường Italy

Việt Nam là quốc gia được Italy rất quan tâm, được coi là điểm sáng có nhiều tiềm năng ở khu vực Đông Nam Á...
Các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam: Hiệp định Geneva gợi nhắc về tầm quan trọng của hòa bình

Các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam: Hiệp định Geneva gợi nhắc về tầm quan trọng của hòa bình

Dự Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva, các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam đánh giá cao tầm quan trọng, các bài học của sự kiện lịch sử này.
Phiên bản di động