Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri Hà Nội

QT
TGVN. Sáng 15/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cùng Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội dự Hội nghị đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XIV.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tong bi thu chu tich nuoc nguyen phu trong tiep xuc cu tri ha noi Bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
tong bi thu chu tich nuoc nguyen phu trong tiep xuc cu tri ha noi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi điện mừng quốc khánh Cộng hòa Guinea Xích đạo
tong bi thu chu tich nuoc nguyen phu trong tiep xuc cu tri ha noi
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri quận Ba Đình, Hoàn Kiếm và Tây Hồ.

Trong niềm vui về thành công của Hội nghị Trung ương 11 (Khóa XII) vừa qua, hướng về kỳ họp thứ 8 Quốc hội Khóa XIV, cử tri bày tỏ đồng tình ủng hộ và tin tưởng sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự điều hành của Chính phủ liêm chính, hành động; kiên trì, kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Cử tri bày tỏ không đồng tình trước những ý kiến không đúng đắn về vấn đề biển đảo, xuyên tạc bịa đặt, gây mất niềm tin trong nhân dân vào chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước, quân đội.

Cử tri đề nghị Quốc hội tăng cường giám sát tối cao, ngăn chặn tình trạng đội giá các mặt hàng thiết yếu ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

Cử tri cho rằng việc giảm biên chế là cần thiết, nhưng phải bảo đảm quyền lợi cho người dân, nhất là trong lĩnh vực giáo dục; đề nghị nâng cao hơn nữa chất lượng công tác nghiên cứu, xây dựng pháp luật, tuyên truyền giáo dục, giám sát bảo đảm thực thi pháp luật, để các đạo luật sau khi ban hành đi vào thực tế cuộc sống…

Cử tri cho rằng, cần có giải pháp mạnh tay hơn nữa, xử lý nghiêm những cán bộ tham nhũng, tịch thu tài sản do tham nhũng mà có; bộ máy chống tham nhũng phải thật sự trong sạch...

Thay mặt các đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 1 Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chân thành cảm ơn cử tri đến dự hội nghị và dành cho cá nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước những tình cảm chân thành, hết sức cảm động. Các ý kiến phát biểu của cử tri ngắn gọn, xác đáng, tập trung vào những vấn đề lớn của cả nước, những vấn đề đang đặt ra của Thủ đô.

Ghi nhận, tiếp thu các ý kiến, kiến nghị xác đáng của cử tri để tổng hợp, phản ánh với Quốc hội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã trao đổi về các vấn đề cử tri quan tâm.

Về Hội nghị Trung ương 11, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho biết: Hội nghị dự kiến họp 7 ngày bàn những vấn đề đại sự, nhưng họp 6 ngày và thành công, thống nhất cao, ra Nghị quyết, được cử tri rất quan tâm, tán thành, hoan nghênh.

Hội nghị nhìn lại 35 năm Đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh, 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, tầm nhìn 2030 (100 năm thành lập Đảng) và 2045 (100 năm thành lập nước). Trong đó, Trung ương tập trung kiểm điểm nhiệm kỳ vừa qua và chuẩn bị nhiệm kỳ khóa XIII. Tất cả các vấn đề đưa ra được Trung ương bàn luận rất sôi nổi và thống nhất cao, đóng góp nhiều ý kiến tốt, thể hiện sự đoàn kết thống nhất cao.

tong bi thu chu tich nuoc nguyen phu trong tiep xuc cu tri ha noi

Đồng tình với ý kiến của nhiều cử tri, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh: "Tiếp tục đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiêu cực trong Đảng, trong hệ thống chính trị, trong xã hội, đặc biệt Đại hội XIII của Đảng đến nơi rồi. Trong đó, không chỉ chú ý vấn đề văn kiện. Văn kiện là đường hướng cơ bản, Cương lĩnh có rồi, Chiến lược có rồi, tiếp tục cụ thể hóa để thực hiện. Vấn đề bây giờ Đảng và nhân dân đang quan tâm đúng là vấn đề nhân sự. Vừa rồi bà con theo dõi, Bộ Chính trị đã có một số quy định chính là chuẩn bị cái đó, nhằm hạn chế tiêu cực, phát huy đoàn kết thống nhất, cố gắng chọn người thật xứng đáng. Và qua đây cũng chính là để giáo dục, chuẩn bị nhân sự không chỉ cho Trung ương, mà còn ở tất cả các ngành, các cấp”.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ: "Đấu tranh phòng chống tham nhũng vừa qua có nhiều cố gắng, kết quả tốt, không chỉ trong nước mà dư luận quốc tế hoan nghênh, nhưng còn nhiều việc phải làm. Đây là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, phức tạp, vì không phải đấu tranh với bên ngoài, với người khác, mà đấu tranh với chính chúng ta, trong từng con người chúng ta. Như các bác đã nói một số ý rất hay, không chỉ Đảng làm, nên luật pháp hóa, cả hệ thống chính trị, toàn dân làm mới thành công và cái này còn lâu dài".

Từ đầu nhiệm kỳ khóa XII đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật hơn 70 cán bộ cao cấp thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có 1 Ủy viên Bộ Chính trị và 4 Ủy viên Trung ương Đảng, 14 vị nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 1 vị nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, kể cả nguyên Bí thư Tỉnh ủy...

Tại Hội nghị Trung ương 11, Ban Chấp hành Trung ương tiếp tục thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với 2 nguyên Ủy viên Trương ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

“Đây không chỉ là căn bệnh của riêng ta mà còn của nhiều nước trên thế giới. Tuyệt đối không được chủ quan!”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Đề cập đến quan hệ đối ngoại nói chung, trong đó có vấn đề Biển Đông, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh: “Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, đồng thời phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Xử lý mối quan hệ này không đơn giản chút nào. Tính toán lợi ích quốc gia dân tộc, không nhân nhượng bất cứ điều gì vô nguyên tắc, phải giữ vững nguyên tắc độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, nhưng phải giữ ổn định để phát triển. Đất nước ta có được không khí ổn định, tốt như thế này, phải giữ lấy nó. Phải cảnh giác với những luận điệu xuyên tạc. Thái độ của Đảng ta đã tuyên bố dứt khoát. Ta rất kiên quyết nhưng cần phải khôn khéo, mềm dẻo, phải xử lý các mối quan hệ hài hòa, biện chứng, toàn diện, với con mắt chiến lược… Giữ đất nước yên bình để tiến lên, nhưng vẫn giữ được độc lập, chủ quyền. Giữ quan hệ cho tốt, nhưng việc gì thuộc về độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, chúng ta không bao giờ nhân nhượng".

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lưu ý lãnh đạo TP. Hà Nội cần hết sức quan tâm giải quyết các vấn đề cử tri nêu, chú ý phát triển toàn diện, kinh tế là trung tâm nhưng phải chú ý vấn đề văn hóa, đạo đức, tiêu biểu cho người Thủ đô, giữ cho được môi trường hòa bình, ổn định, phát triển, thanh lịch và văn minh.

tong bi thu chu tich nuoc nguyen phu trong tiep xuc cu tri ha noi

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi điện mừng Chủ tịch Cuba

Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao.

tong bi thu chu tich nuoc nguyen phu trong tiep xuc cu tri ha noi

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi điện mừng quốc khánh Uganda

Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao.

tong bi thu chu tich nuoc nguyen phu trong tiep xuc cu tri ha noi

Khai mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

TGVN. Sáng 7/10, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.

(theo TTXVN)

Xem nhiều

Đọc thêm

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Jaguar thay đổi logo, chuẩn bị 'lột xác' hoàn toàn

Jaguar thay đổi logo, chuẩn bị 'lột xác' hoàn toàn

Jaguar vừa thay đổi bộ nhận diện gồm logo và biểu tượng, chuẩn bị chuyển mình thành một thương hiệu xe điện hạng sang.
Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại chuyến tập huấn Hàn Quốc

Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại chuyến tập huấn Hàn Quốc

Thầy trò đội tuyển Việt Nam sẽ có đợt tập huấn 10 ngày tại Hàn Quốc với 3 trận đá tập nhằm kiểm tra, đánh giá lực lượng và hoàn ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động