Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị về tình hình phòng chống dịch Covid-19

Chu Văn
Ngày 11/6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị họp cho ý kiến về tình hình phòng, chống dịch Covid-19. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp. Tham dự cuộc họp có các đồng chí trong Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19, lãnh đạo các ban, bộ, ngành có liên quan.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận cuộc họp. (Nguồn: TTXVN)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận cuộc họp. (Nguồn: TTXVN)

Đến nay, cả nước đã có trên 9.000 ca mắc Covid-19, trong đó gần 4.000 người đang điều trị, 55 trường hợp tử vong. Nước ta đang phải ứng phó với đợt bùng phát dịch lần thứ tư với quy mô, mức độ lây lan nhanh, lớn nhất từ trước đến nay, gây nhiều khó khăn cho công tác phòng, chống dịch và các hoạt động kinh tế-xã hội.

Đáng chú ý, một số cấp ủy, chính quyền và một bộ phận người dân còn có hiện tượng lơ là, chủ quan, mất cảnh giác trong công tác phòng, chống dịch.

Sau khi nghe Ban Cán sự Đảng Chính phủ báo cáo về tình hình dịch Covid-19, nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới và ý kiến của đại diện các cơ quan liên quan, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, kể từ đầu năm 2020, khi xảy ra dịch Covid-19 đến nay, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã chủ động chỉ đạo sát sao, quyết liệt, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc và thực hiện các biện pháp mạnh mẽ, tích cực để ngăn chặn dịch bệnh.

Trước diễn biến dịch Covid-19 có mức độ ngày càng phức tạp, khó lường, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiếp tục có những chỉ đạo căn cơ, để phòng, chống dịch hiệu quả hơn trong thời gian tới.

"Điều đó cho thấy, việc làm của chúng ta là khá sớm, kịp thời, liên tục, chứ không hề buông lỏng... Vừa qua, chúng ta cũng khá nhạy bén, chủ động, có nhiều biện pháp quyết liệt, kịp thời, hiệu quả và có cái hay là cả hệ thống chính trị, toàn dân ủng hộ, đã khơi dậy tinh thần yêu nước, truyền thống thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Hình ảnh những cụ già, em bé đi ủng hộ, các đơn vị đóng góp, Mặt trận Tổ quốc đứng ra tổ chức kêu gọi toàn dân hưởng ứng, trước hết là tình cảm "Thương người như thể thương thân," "Một miếng khi đói bằng một gói khi no."

Tình nghĩa đoàn kết dân tộc quan trọng lắm, để động viên tinh thần ấy lên, chứ không phải chỉ mấy cơ quan chuyên môn, tất cả đem lại sức mạnh tổng hợp từ lãnh đạo, các cơ quan chuyên môn, các ngành, các cấp, toàn dân vào cuộc, mừng là chỗ đó," Tổng Bí thư nói.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng biểu dương, đánh giá cao sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, các địa phương, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, lực lượng y, bác sỹ, quân đội, công an, đội ngũ cán bộ ở cơ sở và sự đoàn kết, ủng hộ của nhân dân, thể hiện bản chất của chế độ ta. Báo chí đã vào cuộc đưa tin kịp thời.

Tổng Bí thư biểu dương tình đoàn kết, tinh thần nhân ái thể hiện bản chất tốt đẹp, truyền thống yêu nước, đùm bọc lẫn nhau của nhân dân ta, qua đó đúc rút thêm nhiều bài học kinh nghiệm về công tác phòng, chống dịch, đồng thời duy trì, thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh và an toàn xã hội; bảo đảm cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 thành công tốt đẹp.

Toàn cảnh cuộc họp. (Nguồn: TTXVN)
Toàn cảnh cuộc họp. (Nguồn: TTXVN)

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các ngành, các cấp đã quan tâm chăm lo đời sống nhân dân, đặc biệt là vùng có dịch, phải cách ly y tế; bước đầu tháo gỡ một số cơ chế về sản xuất và mua vaccine, thành lập Quỹ vaccine phòng Covid-19, thu hút sự hưởng ứng tích cực của đông đảo người dân và doanh nghiệp trong phòng, chống dịch.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị toàn hệ thống chính trị tập trung cao nhất cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 với tinh thần “chống dịch như chống giặc;” tiếp tục chỉ đạo sát sao, chặt chẽ và triển khai các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả, nhất là tại các địa phương đang có các ổ dịch lớn để sớm ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh.

Trong thời gian tới, dự báo tình hình sẽ còn diễn biến rất phức tạp, khó lường. Để chủ động hơn nữa trong công tác phòng, chống dịch, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, thỏa mãn với những kết quả bước đầu đạt được, ngăn chặn không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng; chủ động các phương án, kịch bản để kịp thời ứng phó với mọi tình huống.

Ban Cán sự Đảng Chính phủ tập trung chỉ đạo, huy động các nguồn lực để đẩy nhanh việc mua và tiêm vaccine, đồng thời tiếp tục hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, phát triển vaccine trong nước; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phòng, chống dịch, cung cấp vaccine, nhất là đối tác, bạn bè truyền thống có tiềm lực về nghiên cứu, ứng dụng y khoa trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp vaccine; xem xét và sớm tháo gỡ những vướng mắc về mặt pháp lý liên quan đến lựa chọn, mua vaccine.

Tổng Bí thư lưu ý, cần tiếp tục kiểm soát chặt chẽ việc nhập cảnh trong bối cảnh dịch đang bùng phát mạnh như hiện nay. Các cơ quan chức năng cần bảo đảm an ninh, an toàn các lĩnh vực, địa bàn quan trọng, khu vực sản xuất tập trung nhiều lao động, phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các nguy cơ gây lây nhiễm dịch bệnh và mất an ninh trật tự.

Các cấp, các ngành tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội, trên tinh thần phát triển sản xuất an toàn, chủ động phòng, chống dịch hiệu quả ở từng cơ sở, đặc biệt là các khu công nghiệp, nơi tập trung đông người.

TIN LIÊN QUAN
Hợp tác ứng phó Covid-19 của ASEAN: Chung tay vượt qua đại dịch!
Thủ tướng: Quỹ vaccine phòng Covid-19 là quỹ của sự nhân ái, của trái tim kết nối trái tim
Quỹ vaccine Covid-19: Các vấn đề liên quan tới thu, chi và công khai báo cáo tài chính?
Chủ động, tích cực tham gia tìm nguồn cung vaccine Covid-19
Tiếp tục các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 ở mức độ cao, thực hiện hiệu quả hơn chiến lược vaccine

(theo TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Trung Quốc quyết 'mạnh tay' dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường

Trung Quốc quyết 'mạnh tay' dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường

Nỗ lực dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường được thúc đẩy trong bối cảnh Trung Quốc ghi nhận số vụ tự tử gia tăng ở các trường tiểu ...
Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Công báo Hoàng gia Royal Gazette của Thái Lan ngày 28/4 công bố nội các mới của Thủ tướng Srettha Thavisin đã được nhà vua Rama X ký phê chuẩn.
Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 29/4/2024

Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 29/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Long An theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 29/4/2024.
Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu truyện kí đặc sắc 'Trần Phú' của tác giả Sơn Tùng.
Đầu năm 2024, doanh nghiệp mới thành lập giảm đáng kể

Đầu năm 2024, doanh nghiệp mới thành lập giảm đáng kể

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 4 có thêm 15.307 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký là 175.822 tỷ đồng.
Chuyến thiện nguyện ý nghĩa của Bệnh viện dã chiến Việt Nam dịp lễ 30/4 và 1/5

Chuyến thiện nguyện ý nghĩa của Bệnh viện dã chiến Việt Nam dịp lễ 30/4 và 1/5

Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 đã là chuyến công tác thiện nguyện đến trường tiểu học dành cho học sinh nữ tại Bentiu, bang Unity, Nam Sudan.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động