Triển vọng kinh tế thế giới sáng hơn. (Nguồn: Visual Capitalist) |
Theo bà Kristalina Georgieva, kinh tế thế giới thể hiện khả năng phục hồi đáng nể và nửa đầu năm 2023 đã mang đến một số tin tốt, phần lớn nhờ nhu cầu dịch vụ tăng cao hơn mong đợi và tiến bộ rõ rệt trong cuộc chiến chống lạm phát. Điều này làm tăng cơ hội để nền kinh tế toàn cầu “hạ cánh mềm”, nhưng các nước không thể lơ là cảnh giác.
Bà nói: "Những cú sốc liên tiếp kể từ năm 2020 đã khiến kinh tế toàn cầu thiệt hại 3.700 tỷ USD. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng toàn cầu hiện vẫn thấp hơn nhiều so với mức 3,8% ghi nhận trước đại dịch, còn triển vọng tăng trưởng trung hạn đã suy yếu thêm. Lạm phát tại một số nước cũng nhiều khả năng sẽ vượt mục tiêu đề ra cho tới năm 2025.
Tin liên quan |
Kinh tế thế giới: Lại dấy lên hy vọng phục hồi những tháng cuối năm |
Vì vậy, chống lạm phát nên là ưu tiên số 1 của các nước. Giá cả tăng cao sẽ làm suy yếu niềm tin của người tiêu dùng và nhà đầu tư, đồng thời gây ảnh hưởng nặng nề nhất đến nhóm người nghèo nhất trong xã hội".
Tổng Giám đốc Kristalina Georgieva chỉ rõ, để chiến thắng trong cuộc chiến chống lạm phát đòi hỏi các nước phải duy trì lãi suất ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn. Điều quan trọng là không nới lỏng chính sách sớm để tránh nguy cơ lạm phát phi mã trở lại.
Người đứng đầu IMF cũng cảnh báo sự phân mảnh kinh tế toàn cầu - được thể hiện qua chủ nghĩa bảo hộ, kiểm soát xuất khẩu và rút lui khỏi thương mại toàn cầu - đe dọa làm suy yếu thêm triển vọng tăng trưởng, đặc biệt là đối với các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển.
Nhiều quốc gia cũng phải đối mặt với những rủi ro tài chính đáng kể và cần khẩn trương xây dựng lại “bộ đệm” của mình, trong đó gánh nặng nợ của châu Phi và các khu vực khác đang ngày càng gia tăng.
Bà cho biết, các ngân hàng cũng đang phải đối mặt với nhiều áp lực và kêu gọi các bước khẩn cấp củng cố mạng lưới an toàn tài chính toàn cầu.
Phân tích của IMF cho thấy 100 quốc gia có nền kinh tế mới nổi và thu nhập thấp - bao gồm hầu hết các quốc gia châu Phi - không có đủ nguồn lực và khả năng tiếp cận các chương trình hoán đổi tiền tệ, khiến họ gặp rủi ro trong trường hợp xảy ra khủng hoảng tài chính.
Thông điệp thận trọng của người đứng đầu IMF được đưa ra chỉ vài ngày trước khi các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương từ 190 quốc gia tập trung tại Marrakech, Morocco để bàn thảo về những rủi ro mà nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt.
| Quên Trung Quốc đi, đây mới là nền kinh tế đang rối loạn, đe dọa trực tiếp đến sự ổn định toàn cầu Mỹ mới là nền kinh tế đang vật lộn với cuộc khủng hoảng nợ toàn diện trong bối cảnh suy thoái kinh tế và bất ... |
| Xu hướng phục hồi của nền kinh tế Việt Nam đang rõ nét hơn Chia sẻ với TG&VN, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Nguyễn Thị Hương nhận định, dù còn nhiều ... |
| Ukraine tạm dừng 'gõ cửa' WTO, nghiên cứu giải pháp phức hợp, Ba Lan nói 'bước đi cần thiết' Ngày 5/10, Ba Lan bình luận việc Ukraine tạm dừng khiếu nại lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là "một bước cần thiết" ... |
| Mặc cho lý do phủ màu ảm đạm lên bất động sản ở châu Á, chuyên gia lạc quan về sự phục hồi đúng hướng của quốc gia này Ngoài lĩnh vực bất động sản, việc Trung Quốc đầu tư vào sản xuất đang được duy trì và chi tiêu tiêu dùng đang bắt ... |
| Việt Nam là điểm sáng trong làn sóng chuyển hướng sản xuất công nghiệp về ASEAN Việt Nam đang được xem là điểm đến hấp dẫn trong làn sóng chuyển hướng sản xuất công nghiệp đến các quốc gia khu vực ... |