Không chỉ có tổng tài sản, mà tiền gửi của khách hàng tại nhiều ngân hàng cũng giảm mạnh, ngược chiều với tăng trưởng tín dụng trong nửa đầu năm nay. (Nguồn: VNE) |
Không chỉ tổng tài sản
Trong tổng số các ngân hàng đã công bố báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2021, có 4 ngân hàng ghi nhận tổng tài sản giảm, với tổng mức giảm là 15.838 tỷ đồng.
Một ngân hàng khác có tổng tài sản giảm trong 6 tháng đầu năm nay là ABBank (UpCom: ABB). Theo đó, tổng tài sản của ABBank tại thời điểm cuối quý II/2021 giảm 6% so với đầu năm, chỉ còn gần 113.137 tỷ đồng. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 6% (tương đương 67.007 tỷ đồng), các khoản tiền mặt, tiền gửi tại NHNN hay tiền gửi tại các TCTD khác không thay đổi nhiều so với đầu năm.
Saigonbank cũng là ngân hàng có tổng tài sản giảm 2 quý đầu năm nay, với 1.072 tỷ đồng, tuy nhiên, mức độ giảm so với đầu năm lại lên đến 4,5%. Trong đó, tiền gửi tại NHNN giảm 13%, tiền gửi tại TCTD khác giảm 9% và cho vay khách hàng giảm 1%.
Nhưng trong số các ngân hàng có tổng tài sản giảm 6 tháng đầu năm nay, BacA Bank là nhà băng ghi nhận giảm mạnh nhất.
Đến hết tháng 6/2021, tổng tài sản BacA Bank giảm 5.905 tỷ đồng so với đầu năm nay (tương đương giảm 5%), chỉ còn gần 11.282 tỷ đồng, trong đó, cho vay khách hàng giảm 2% (78.147 tỷ đồng).
Đáng chú ý, tiền gửi tại NHNN giảm 31% (504 tỷ đồng), tiền gửi tại TCTD khác giảm 55% (còn 5.246 tỷ đồng) chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn. Ngân hàng ghi nhận gần 2.136 tỷ đồng tiền cho vay các TCTD khác, gấp 3,6 lần đầu năm.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất của Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB - Mã: NVB), tính đến 30/6/2021, tổng tài sản của ngân hàng đạt 83.970 tỷ đồng, giảm hơn 5.600 tỷ đồng, tương đương 6,3% so với cuối năm 2020. Đây là một trong số những ngân hàng công bố tài sản giảm trong nửa đầu năm 2021.
Nguyên nhân chính của việc sụt giảm tài sản của NCB là do khoản mục tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giảm mạnh từ 1.550 tỷ đồng về gần 396 tỷ đồng (tương đương giảm 74%) và khoản mục tiền, vàng gửi tại các tổ chức tín dụng (TCTD) khác giảm từ 12.114 tỷ đồng (tương đương giảm 21%) về 9.478 tỷ đồng.
Tiền gửi nhiều ngân hàng sụt giảm
Không chỉ có tổng tài sản, mà tiền gửi của khách hàng tại nhiều ngân hàng cũng giảm mạnh, ngược chiều với tăng trưởng tín dụng trong nửa đầu năm nay.
Tại NCB, huy động tiền gửi khách hàng sụt giảm 4,4% trong nửa đầu năm xuống 68.904 tỷ đồng, trong khi dư nợ cho vay khách hàng tăng gần 4% lên 41.740 tỷ đồng.
SeABank với 5.293 tỷ đồng tiền gửi ghi nhận giảm trong những tháng đầu năm nay, tương đương giảm 4,7%. Cụ thể, tiền gửi không kỳ hạn giảm gần 28,6% xuống còn 7.914 tỷ đồng; tiền gửi có kỳ hạn giảm nhẹ 2% còn 99.389 tỷ đồng so với đầu năm 2021.
Tại ABBank, số dư tiền gửi khách hàng tại ngày 30/6 là 67.136 tỷ đồng, giảm hơn 5.300 tỷ so với đầu năm nay, tương đương giảm tới 7,4%. Tiền gửi có kỳ hạn của nhà băng này giảm 4.500 tỷ xuống còn 54.580 tỷ đồng, đồng thời tiền gửi không kỳ hạn cũng sụt giảm hơn 1.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, dư nợ cho vay khách hàng của ABBank vẫn tăng 5,9% trong nửa đầu năm và đạt trên 67.000 tỷ đồng, xấp xỉ với con số tiền gửi. Như vậy, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi tại nhà băng này đã lên gần 100%, tăng mạnh so với mức 87% hồi đầu năm 2021.
Một số ngân hàng khác tiền gửi của khách hàng cũng có sự sụt giảm, nhưng ít hơn như: Ngân hàng Bản Việt giảm 3,6% so đầu năm, PG Bank giảm 0,2%.
Theo dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi khách hàng tại các TCTD trong 5 tháng đầu năm tăng 2,9%, đạt hơn 10,27 triệu tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi của dân cư tăng 2,6% lên hơn 5,27 triệu tỷ đồng; tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng mạnh hơn với 3,3% và vượt mốc 5 triệu tỷ đồng.
Có thể thấy, so với cùng kỳ các năm trước, tốc độ tăng trưởng tiền gửi đang chậm hơn rõ rệt và cũng chậm hơn so với tín dụng. Tín dụng toàn nền kinh tế 5 tháng đầu năm đã đạt gần 5% và vượt 9,6 triệu tỷ đồng. Trước đó, trong năm 2020, tiền gửi của hệ thống cũng chỉ tăng 6,5% trong khi tín dụng tăng 12,17%.
Trong khi đó, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 21/6, huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng hơn 3%, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt gần 5,5%. Điều này cho thấy dòng tiền nhàn rỗi chảy vào ngân hàng đã chậm lại thời gian qua.
Dòng tiền dân cư có xu hướng chảy vào các kênh đầu tư như chứng khoán hay bất động sản thay vì lựa chọn gửi ngân hàng.
| Lãi suất tiền gửi ngân hàng: Chuyên gia phân tích lợi, hại của việc bỏ trần hoặc đưa về 0% TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, bỏ quy định trần lãi suất là cần thiết trong bối cảnh hiện nay còn TS. Cấn Văn Lực ... |
| Tiền gửi ngân hàng tăng chậm lại, thanh khoản chưa đáng lo Tiền gửi dân cư vào ngân hàng tăng chậm lại. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bơm ròng tiền trở lại thông qua nghiệp vụ thị ... |