TIN LIÊN QUAN | |
Sau lùm xùm với Iraq quanh vụ rút quân, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vội vàng đến Baghdad | |
Bị Iraq 'sửa lưng', Mỹ phải thông báo lại việc rút quân khỏi Syria |
Tổng thống Iraq Barham Salih trả lời phỏng vấn cổng thông tin Axios. (Nguồn: Axios) |
Tổng thống Salih nói: "Khả năng Mỹ duy trì được vị thế của mình còn là cả một vấn đề lớn và gây nghi ngại. Nhiều đồng minh của Washington lo lắng về việc có thể dựa dẫm hay tin cậy vào Mỹ đến đâu".
Theo Tổng thống Salih, Iraq cần phải tổ chức, cơ cấu lại hoặc thậm chí cân nhắc về mối quan hệ với Mỹ. Khi được hỏi liệu việc tái thiết quan hệ này có phải là Iraq sẽ chuyển hướng sang Nga hay Iran hay không, ông chỉ đáp, có rất nhiều quốc gia trong khu vực và ông không có ý định đưa ra tối hậu thư cho bất kỳ nước nào.
Ông nhấn mạnh: "Chúng ta cần suy nghĩ thấu đáo về những ưu tiên của chính mình".
Cuộc phỏng vấn được ghi lại trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đã tiêu diệt được thủ lĩnh nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng Abu Bakr al-Baghdadi. Theo đó, ông Trump đồng thời cũng gửi lời cảm ơn Iraq vì đã tham gia hỗ trợ chiến dịch này.
Phát biểu trên được Tổng thống Salih đưa ra sau quyết định của Tổng thống Donald Trump rút quân khỏi miền Bắc Syria trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ phát động chiến dịch quân sự chống lại người Kurd - lực lượng liên minh với Mỹ trong cuộc chiến chống IS, quyết định này khiến ông Trump bị cáo cuộc phản bội chính các đồng minh của mình. Tổng thống Salih là một người gốc Kurd, trong quá khứ ông cũng từng lãnh đạo người Kurd ở Iraq.
* Trong một diễn biến khác, liên quan đến tình hình biểu tình chống chính phủ đang diễn ra ở Iraq những ngày qua, ngày 28/10, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus cho biết: "Mỹ đang giám sát chặt chẽ tình hình ở Iraq và kêu gọi tất cả các bên loại bỏ vòng xoáy bạo lực. Chúng tôi gửi lời chia buồn tới gia đình những người đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình vào cuối tuần này. Chúng tôi lấy làm tiếc trước tình trạng mất mát về người và mong muốn những người bị thương nhanh chóng hồi phục".
Ngoài ra, theo bà Ortagus, Washington quan ngại sâu sắc về tình trạng các hãng truyền thông ở nước này bị buộc phải đóng cửa.
Trước đó cùng ngày, đài Al Arabiya của Saudi Arabia và công ty con Al Hadath của đài cho biết, các nhà chức trách Iraq đã tạm dừng các hoạt động của họ tại nước này.
Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ trước đó cũng bày tỏ quan ngại trước việc sử dụng vũ lực nhằm đối phó với các cuộc biểu tình.
Bộ trên cũng lấy làm tiếc về con số người thương vong tiếp tục tăng lên trong bối cảnh bạo lực diễn ra. Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi chính phủ Iraq ngay lập tức “đáp ứng các nguyện vọng chính đáng” của người dân Iraq và tiến hành các biện pháp bảo đảm hòa bình và ổn định tại nước này.
Kể từ ngày 25/10, Thủ đô Baghdad và các tỉnh thành khác của Iraq đã bị rung chuyển bởi hàng loạt cuộc biểu tình chống tình trạng tham nhũng, thất nghiệp và thiếu dịch vụ thiết yếu. Theo Cao ủy vì nhân quyền của Iraq, ít nhất 74 người đã bị thiệt mạng và hơn 2.500 người bị thương trong các cuộc biểu tình.
Ngày 27/10, Thủ tướng Iraq Adel Abdul Mahdi đã buộc phải triển khai Lực lượng chống khủng bố tinh nhuệ để đối phó và kiểm soát các cuộc biểu tình bạo lực này.
| Biểu tình bạo lực chống Chính phủ tiếp diễn tại Iraq gây nhiều thương vong TGVN. Ngày 26/10, các cuộc biểu tình bạo lực tiếp diễn tại thủ đô Baghdad và các địa phương ở miền Trung, miền Nam Iraq, ... |
| Iraq ra tuyên bố mâu thuẫn với Washington, không cho phép binh sỹ Mỹ rút khỏi Syria lưu lại Iraq TGVN. Ngày 20/10, quân đội Iraq tuyên bố, các binh sĩ Mỹ rời khỏi Syria và hướng đến quốc gia láng giềng Iraq sẽ không được ... |
| Hơn 100 xe thiết giáp chở binh sĩ Mỹ tràn vào Iraq từ Syria TGVN. Ngày 21/10, các nhân chứng cho biết, binh sĩ Mỹ đã tiến vào Iraq từ Syria thông qua cửa khẩu Sahela ở tỉnh Dohuk, ... |