Báo Australia: Tổng thống Joe Biden có 'trách nhiệm' trong việc đối phó với hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông

Hồng Phúc
Theo The Australian, những âm mưu phi pháp của Trung Quốc nhằm chiếm đóng thêm lãnh thổ ở Biển Đông là một phép thử đối với chính quyền Biden.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Báo Australia hối thúc Mỹ có các biện pháp cứng rắn hơn đối với Trung Quốc ở Biển Đông. (Ảnh chụp màn hình)
Báo Australia hối thúc Mỹ có các biện pháp cứng rắn hơn đối với Trung Quốc ở Biển Đông. (Ảnh chụp màn hình)

Nhật báo The Australian ngày 9/4 đăng bài xã luận với tiêu đề “Bắc Kinh thử thách Mỹ trên Biển Đông” với nhận xét cho rằng sự giận dữ ở Philippines về việc Trung Quốc triển khai hàng trăm tàu dân quân biển giả dạng tàu đánh cá, bất chấp luật pháp quốc tế là chính đáng.

Việc Washington điều nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt hùng hậu của Hạm đội 7 tới Biển Đông trong bối cảnh căng thẳng gia tăng do nỗ lực mới gây hấn của Bắc Kinh nhằm khẳng định quyền sở hữu đối với lãnh thổ không thuộc về nước này, cũng là hành động chính đáng.

Trong những ngày qua, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana đã cáo buộc Trung Quốc đang tìm cách “chiếm các vùng đất bên trong vùng biển Philippines" và “sự hiện diện liên tục của các lực lượng dân quân biển Trung Quốc trong khu vực cho thấy ý định của Trung Quốc chiếm thêm (các khu vực thuộc Philippines). Họ đã làm điều này trước đây”.

Ông Lorenzana đang muốn đề cập Bãi cạn Scarborough và Đá Vành Khăn, đã bị Trung Quốc chiếm giữ vào năm 2012 và 1995 trong các hoạt động tương tự.

Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã nhanh chóng cam kết hỗ trợ mạnh mẽ Philippines trong tình thế căng thẳng trên. Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan tái khẳng định mạnh mẽ “khả năng áp dụng Hiệp ước Phòng thủ tương hỗ Mỹ-Philippines” đối với khu vực Biển Đông và những căng thẳng xung quanh Đá Ba Đầu.

Theo The Australian, những âm mưu phi pháp của Trung Quốc nhằm đe dọa Philippines và chiếm đóng thêm lãnh thổ ở Biển Đông, nơi hơn 1/3 hoạt động thương mại của thế giới đi qua, là một phép thử cho quyết tâm của chính quyền Biden chống lại sự "bắt nạt".

Trong hơn một thập kỷ, Trung Quốc đã có nhiều hoạt động để thiết lập quyền thống trị ở các vùng biển xung quanh Philippines, Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Đài Loan, xây dựng các cơ sở quân sự và quấy rối và bắt nạt các quốc gia khác.

Nhật báo hàng đầu của Australia đánh giá rằng hành động gây hấn của Trung Quốc đối với Philippines là biểu hiện mới nhất cho thấy Bắc Kinh coi thường trật tự thế giới dựa trên luật lệ cũng như việc Tòa Trọng tài Thường trực Liên hợp quốc (PCA) ở La Hay bác tuyên bố chủ quyền của họ đối với 90% Biển Đông vào năm 2016.

Đối đầu với Trung Quốc đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ của các quốc gia Bộ tứ (Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia) và các quốc gia Đông Nam Á có chủ quyền bị đe dọa hoặc chiếm đoạt bằng sự xâm lược không ngừng trên biển của Trung Quốc.

Tờ báo trên nhận định Tổng thống Joe Biden có trách nhiệm nặng nề trong việc đối phó với hành động gây hấn của Bắc Kinh đối với Philippines. Trung Quốc sẽ theo dõi chặt chẽ để xem phản ứng của ông như thế nào.

Áp dụng lại những gì đã được thực hiện dưới thời của các cựu Tổng thống Barrack Obama và Donald Trump, bao gồm những tuyên bố cứng rắn và điều tàu chiến đi qua các đảo tranh chấp - là chưa đủ để ngăn cản Trung Quốc chấm dứt hành động gây hấn hiện nay.

TIN LIÊN QUAN
Cạnh tranh Mỹ-Trung: Hai thế lực, một trung tâm
Philippines ra tuyên bố mới về Biển Đông
Nỗ lực tuyên truyền sai trái về Biển Đông của Trung Quốc là 'vô giá trị'
Biển Đông: Không chỉ lời nói, các nước châu Âu đã có hành động cụ thể!
Mỹ, Trung đồng loạt điều tàu sân bay tới Biển Đông và Biển Hoa Đông: Cạnh tranh gay gắt, nguy cơ xung đột gia tăng
Canada phản đối các hành động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

HLV Kim Sang Sik: Tôi thấy có lỗi với Tuấn Hải

HLV Kim Sang Sik: Tôi thấy có lỗi với Tuấn Hải

Nói về quyết định trao cơ hội đá chính cho Tuấn Hải ở trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024, HLV Kim Sang Sik cảm thấy có lỗi với ...
Bất động sản: ‘Nhiệt thị trường’ 2025 sẽ tỏa dần đều, nhận định phân khúc điểm sáng, Hà Nội cắt ‘cơn sốt’ đấu giá đất

Bất động sản: ‘Nhiệt thị trường’ 2025 sẽ tỏa dần đều, nhận định phân khúc điểm sáng, Hà Nội cắt ‘cơn sốt’ đấu giá đất

Nhận định phân khúc điểm sáng của thị trường năm 2025, đất đấu giá ngoại thành Hà Nội quay đầu giảm mạnh… là những tin bất động sản (BĐS) mới ...
Đoạt Siêu cup Italy sau hai trận, tân HLV AC Milan ăn mừng hài hước

Đoạt Siêu cup Italy sau hai trận, tân HLV AC Milan ăn mừng hài hước

HLV Sergio Conceicao có màn ăn mừng khôi hài trong phòng thay đồ sau trận AC Milan thắng Inter Milan tại chung kết Siêu cup Italy 2024.
Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thăm Ấn Độ, Thủ tướng Modi ca ngợi quan hệ song phương

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thăm Ấn Độ, Thủ tướng Modi ca ngợi quan hệ song phương

Quan hệ Đối tác chiến lược toàn cầu toàn diện Ấn Độ-Mỹ đã phát triển lên tầm cao mới, trong nhiều lĩnh vực, trong đó có không gian và AI.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/1: Thông tin của ông Trump khiến USD lao đốc, EUR 'được đà' tăng mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/1: Thông tin của ông Trump khiến USD lao đốc, EUR 'được đà' tăng mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/1 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, có thời điểm chạm mốc 107. Trong khi đó, EUR, Nhân dân tệ bật ...
Triều Tiên tuyên bố thử thành công tên lửa siêu thanh mới, đặc biệt hé lộ một vật liệu chưa từng được sử dụng

Triều Tiên tuyên bố thử thành công tên lửa siêu thanh mới, đặc biệt hé lộ một vật liệu chưa từng được sử dụng

Triều Tiên đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa siêu thanh mới vào ngày 6/1 tại một bãi phóng ở ngoại ô thủ ...
Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thời điểm năm mới, cùng với màn pháo hoa rực rỡ và tiếng đồng hồ đếm ngược giục giã, nhân loại ngóng chờ thông điệp từ các nhà lãnh đạo thế giới.
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Biển Baltic đang trở thành điểm nóng của cuộc cạnh tranh địa chính trị khi liên tiếp các vụ cắt cáp quang diễn ra, dấy lên nghi ngại Nga-NATO.
Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn đầu tiên đối với chính quyền Trump 2.0.
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Phiên bản di động