Có khả năng Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ kêu gọi chấm dứt Quy chế 'Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn' với Nga. (Nguồn: Reuters) |
Một quan chức cấp cao trong chính quyền của Tổng thống Biden cho biết, việc bỏ Quy chế "Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn" với Nga sẽ phải được Quốc hội Mỹ thông qua, song các nghị sĩ từ cả hai viện đều bày tỏ ủng hộ bước đi này.
Theo giới chuyên gia, nếu được thực thi, đây là sẽ hành động gia tăng sức ép mới nhất mà Mỹ và các đồng minh đưa ra đối với Nga liên quan chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Động thái này được cho là sẽ mở đường cho việc tăng thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ Nga.
Theo Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ, trong năm 2019, Nga là đối tác thương mại lớn thứ 26 của Mỹ, với kim ngạch thương mại song phương đạt khoảng 28 tỷ USD. Các mặt hàng nhập khẩu hàng đầu từ Nga bao gồm khoáng sản nhiên liệu, kim loại quý và đá, sắt thép, phân bón và hóa chất vô cơ.
Tất cả các mặt hàng này có thể phải chịu mức thuế cao hơn nếu Quốc hội Mỹ thông qua việc bãi bỏ quy chế trên. Trước đó, Tổng thống Biden đã thông báo áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu và các nguồn năng lượng khác của Nga.
Kể từ khi Moscow bắt đầu tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine ngày 24/2, phương Tây đã tung ra hàng loạt biện pháp trừng phạt sâu rộng chưa từng có nhằm vào ngân hàng và giới tinh hoa của Nga, song song với lệnh hạn chế xuất khẩu.
Ngày 10/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo, các lệnh trừng phạt này sẽ gây bất ổn các thị trường năng lượng và thực phẩm toàn cầu, đẩy giá lương thực, thực phẩm toàn cầu tăng cao vì nước này là một trong những nhà sản xuất phân bón hàng đầu thế giới.
Ông cũng khẳng định Nga sẽ vượt qua khủng hoảng và sẽ mạnh mẽ hơn.
| Nói Ukraine là 'gia đình châu Âu', EU bật đèn xanh để Kiev gia nhập? Ngày 10/3, trên Twitter, Tổng thống Lithuania Gitanas Nauseda cho biết, lãnh đạo các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) đã bật đèn xanh ... |
| Kinh tế thế giới nổi bật (4-10/3): Hệ lụy từ các lệnh cấm nhập dầu của Nga; đồng Ruble thấp kỷ lục Liên quan chiến dịch quân sự đặc biệt của Moscow ở Ukraine, Mỹ, Anh và nhiều nước châu Âu đồng loạt cấm nhập khẩu dầu ... |