Nhỏ Bình thường Lớn

Tổng thống Nga ra tuyên bố về việc sử dụng vũ khí hạt nhân, tung hành động khiến nhiều nơi 'thấp thỏm'

Mới đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã vạch ra những thay đổi dự kiến ​​sẽ được đưa vào Học thuyết hạt nhân cập nhật của nước này.
Tổng thống Nga ra tuyên bố về việc sử dụng vũ khí hạt nhân, tung hành động khiến nhiều nơi 'thấp thỏm'
Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Nguồn: TASS)

Ngày 25/9, hãng thông tấn TASS của Nga đưa tin, phát biểu khai mạc cuộc họp của Hội đồng An ninh Nga, Tổng thống Putin cho biết, đã có những đề xuất nhằm thay đổi học thuyết hạt nhân của Nga và ông muốn nhấn mạnh một trong những đề xuất này.

Tin liên quan
'Gồng mình' tài trợ ngân sách Ukraine, EU đã có cách kiếm tiền từ tài sản Nga bị đóng băng

Cụ thể, có đề xuất rằng, hành động "xâm lược chống Nga" của bất kỳ quốc gia phi hạt nhân nào, nhưng có sự tham gia hoặc hỗ trợ của một quốc gia hạt nhân, đều được coi là cuộc tấn công chung của họ vào Liên bang Nga.

Về điều kiện để Nga chuyển sang sử dụng vũ khí hạt nhân, theo ông chủ Điện Kremlin, Moscow sẽ cân nhắc động thái này nếu phát hiện ra dấu hiệu khởi đầu của một vụ phóng tên lửa, máy bay hoặc máy bay không người lái quy mô lớn nhằm vào Nga.

Bên cạnh đó, ông Putin khẳng định Nga cũng bảo lưu quyền sử dụng vũ khí hạt nhân nếu Nga hoặc Belarus, hai thành viên của Nhà nước liên minh, là đối tượng của hành động xâm lược, bao gồm cả vũ khí thông thường nhưng "gây ra mối đe dọa nghiêm trọng" đối với chủ quyền.

Theo Tổng thống Nga, tất cả những vấn đề này đều đã được thống nhất với Belarus và người đồng cấp nước này Alexander Lukashenko.

Ngoài ra, dự thảo Học thuyết hạt nhân cập nhật của Nga mở rộng danh sách các quốc gia và liên minh quân sự phải chịu sự răn đe hạt nhân cũng như danh sách các mối đe dọa quân sự cần các biện pháp răn đe hạt nhân để vô hiệu hóa chúng".

Lưu ý tình hình quân sự và chính trị hiện đại đang thay đổi nhanh chóng và Moscow phải cân nhắc đến điều này, bao gồm sự xuất hiện của các nguồn đe dọa và rủi ro quân sự mới đối với Nga cùng các đồng minh, ông Putin nhấn mạnh: "Điều quan trọng là phải dự đoán diễn biến của tình hình và điều chỉnh văn bản hoạch định chiến lược cho phù hợp với thực tế hiện tại".

Học thuyết hạt nhân của Nga, có tên gọi chính thức là Các nguyên tắc cơ bản của chính sách nhà nước về răn đe hạt nhân, đặt nền tảng cho việc sử dụng vũ khí hạt nhân, với định nghĩa phản ứng hạt nhân là biện pháp cực đoan để bảo vệ chủ quyền của quốc gia.

Theo bản dự thảo mà TASS có được, Nga khẳng định thái độ có trách nhiệm đối với vấn đề vũ khí hạt nhân và tìm cách ngăn chặn sự phổ biến của chúng trên toàn cầu. Moscow vẫn coi bộ ba hạt nhân là biện pháp bảo vệ quan trọng cho an ninh của Nga và là công cụ duy trì sự cân bằng toàn cầu.

Phiên bản hiện tại của học thuyết hạt nhân được phê duyệt vào tháng 6/2020. Hiện tại, học thuyết này đang được điều chỉnh trên cơ sở các phân tích do chuyên gia từ Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Hội đồng An ninh và các cơ quan chính phủ khác thực hiện trong năm qua.

Theo dự thảo, mọi điều chỉnh đều được tính toán, hiệu chỉnh và tương xứng với các mối đe dọa và thách thức quân sự hiện nay mà Nga phải đối mặt.

Tin thế giới 25/9: Điều gì khiến Nga liên tục tuyên bố 'sai lầm nghiêm trọng'? Tổng thống Biden 'chốt' nhiệm kỳ bằng chuyến thăm châu Phi duy nhất

Tin thế giới 25/9: Điều gì khiến Nga liên tục tuyên bố 'sai lầm nghiêm trọng'? Tổng thống Biden 'chốt' nhiệm kỳ bằng chuyến thăm châu Phi duy nhất

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

'Gồng mình' tài trợ ngân sách Ukraine, EU đã có cách kiếm tiền từ tài sản Nga bị đóng băng

'Gồng mình' tài trợ ngân sách Ukraine, EU đã có cách kiếm tiền từ tài sản Nga bị đóng băng

EU đã phát hiện một nguồn tài trợ bổ sung cho Ukraine có thể "không làm đau" túi tiền của chính họ.

Điểm tin thế giới sáng 26/9: Indonesia ‘nhấn ga’ vào CPTPP,  Thủ tướng Israel hoãn dự Đại hội đồng LHQ, Hàn Quốc-Cuba họp cấp Ngoại trưởng

Điểm tin thế giới sáng 26/9: Indonesia ‘nhấn ga’ vào CPTPP, Thủ tướng Israel hoãn dự Đại hội đồng LHQ, Hàn Quốc-Cuba họp cấp Ngoại trưởng

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 26/9.

Tình hình Lebanon: Israel không kích thủ đô, thủ lĩnh Hezbollah thiệt mạng, phong trào Hồi giáo tung vũ khí mới tấn công trả miếng

Tình hình Lebanon: Israel không kích thủ đô, thủ lĩnh Hezbollah thiệt mạng, phong trào Hồi giáo tung vũ khí mới tấn công trả miếng

Bất chấp việc xung đột với phong trào Hồi giáo Hezbollah leo thang có nguy cơ đẩy toàn Trung Đông vào chiến tranh toàn diện, ...

Quốc tế đồng loạt phát báo động về 'hậu quả thảm khốc' ở Lebanon, Pháp yêu cầu HĐBA họp khẩn

Quốc tế đồng loạt phát báo động về 'hậu quả thảm khốc' ở Lebanon, Pháp yêu cầu HĐBA họp khẩn

Các cuộc tấn công dồn dập của Israel vào Lebanon trong ngày 23/9 khiến ít nhất 492 người tử vong và hơn 1.600 người bị ...

Tin cũ hơn

Kiếm sắc-25: Cuộc tập hợp của 45.000 quân Mỹ, Nhật Bản cùng hàng trăm phương tiện chiến đấu Kiếm sắc-25: Cuộc tập hợp của 45.000 quân Mỹ, Nhật Bản cùng hàng trăm phương tiện chiến đấu
Tình hình Lebanon: IDF nã bom vào Hezbollah, Mỹ cảnh báo nguy cơ chiến tranh tổng lực nhưng vẫn hỗ trợ Israel không giới hạn? Tình hình Lebanon: IDF nã bom vào Hezbollah, Mỹ cảnh báo nguy cơ chiến tranh tổng lực nhưng vẫn hỗ trợ Israel không giới hạn?
Tổng thư ký LHQ cảnh báo một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân đang hình thành, đâu là nguyên nhân? Tổng thư ký LHQ cảnh báo một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân đang hình thành, đâu là nguyên nhân?
Điểm tin thế giới sáng 27/9: Indonesia cảnh báo nguy cơ Thế chiến III, Trung Quốc phản đối Mỹ tăng thuế, Đối thoại nhân quyền EU-Qatar Điểm tin thế giới sáng 27/9: Indonesia cảnh báo nguy cơ Thế chiến III, Trung Quốc phản đối Mỹ tăng thuế, Đối thoại nhân quyền EU-Qatar
Tin thế giới 26/9: Nga cảnh báo hạt nhân tới phương Tây, Mỹ ‘bơm’ tiếp 375 triệu USD cho Ukraine, Trung Đông bên bờ vực xung đột toàn diện Tin thế giới 26/9: Nga cảnh báo hạt nhân tới phương Tây, Mỹ ‘bơm’ tiếp 375 triệu USD cho Ukraine, Trung Đông bên bờ vực xung đột toàn diện
Tình hình Lebanon: 12 nước và khu vực ra tuyên bố chung, nỗi niềm của Beirut Tình hình Lebanon: 12 nước và khu vực ra tuyên bố chung, nỗi niềm của Beirut
Giáo hoàng Francis thực hiện chuyến công du hiếm hoi tới châu Âu Giáo hoàng Francis thực hiện chuyến công du hiếm hoi tới châu Âu
Nga khẳng định động thái mới về hạt nhân giúp làm lạnh 'những cái đầu nóng', hy vọng Mỹ 'đủ lý trí' Nga khẳng định động thái mới về hạt nhân giúp làm lạnh 'những cái đầu nóng', hy vọng Mỹ 'đủ lý trí'
Venezuela tạm dừng các chuyến bay, Chile 'lấy làm tiếc' Venezuela tạm dừng các chuyến bay, Chile 'lấy làm tiếc'
Trung Quốc nêu 3 đề xuất giải quyết xung đột Ukraine, vạch những điểm chính để có hòa bình toàn cầu Trung Quốc nêu 3 đề xuất giải quyết xung đột Ukraine, vạch những điểm chính để có hòa bình toàn cầu
Canada: Quốc hội tranh luận nảy lửa, Thủ tướng Trudeau 'trầy trật' vượt 'chông gai' lớn đầu tiên Canada: Quốc hội tranh luận nảy lửa, Thủ tướng Trudeau 'trầy trật' vượt 'chông gai' lớn đầu tiên
Tình hình Lebanon: Sắp có hành động quyết định? Israel hé lộ kế hoạch nếu ngoại giao thất bại, Mỹ tin vẫn còn con đường tránh 'gươm đao' Tình hình Lebanon: Sắp có hành động quyết định? Israel hé lộ kế hoạch nếu ngoại giao thất bại, Mỹ tin vẫn còn con đường tránh 'gươm đao'