Tổng thống Nga Vladimir Putin từng cho biết, việc sử dụng đồng thời nhiều tên lửa Oreshnik sẽ có sức công phá tương đương với một cuộc tấn công hạt nhân, nhưng lại không gây ô nhiễm môi trường, bởi chúng không mang đầu đạn hạt nhân. (Nguồn: Reddit) |
Ngày 10/12, hãng thông tấn TASS dẫn bài phát biểu của Tổng thống Vladimir Putin tại cuộc họp của Hội đồng Xã hội dân sự và nhân quyền nói rõ: tên lửa siêu thanh tầm trung
tại Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO) ở thủ đô Astana của Kazakhstan hôm 27/11, nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh, việc sử dụng đồng thời nhiều tên lửa Oreshnik sẽ có sức công phá tương đương với một cuộc tấn công hạt nhân, nhưng lại không gây ô nhiễm môi trường, bởi chúng không mang đầu đạn hạt nhân.
Liên quan chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine, cùng ngày 10/12, Điện Kremlin cho biết, Moscow sẽ tiếp tục cho đến khi đạt được các mục tiêu do Tổng thống Putin đề ra thông qua hành động quân sự hoặc đàm phán.
Trước đó, ông Putin đã yêu cầu Ukraine từ bỏ tham vọng gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và rút hoàn toàn khỏi 4 vùng lãnh thổ mà Nga tuyên bố chủ quyền nếu muốn đàm phán hòa bình.
Cũng trong ngày này, truyền thông xứ bạch dương đưa tin, Giám đốc Cơ quan tình báo đối ngoại Liên bang Nga Sergei Naryshkin cho biết, Moscow đang gần đạt được các mục tiêu quân sự ở Ukraine và "nắm thế chủ động chiến lược trên mọi mặt trận" trong khi Kiev gặp bất lợi trên chiến tuyến.
Trong khi đó, trên mạng xã hội X, Giáo sư Tuomas Malinen của Đại học Helsinki (Phần Lan) nhận định, do sự xuất hiện của hệ thống tên lửa tầm trung mới nhất Oreshnik, NATO hiện chỉ còn ít lựa chọn trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Theo chuyên gia này, lối thoát duy nhất là "sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc đầu hàng”.
Ngày 21/11, Nga lần đầu tiên sử dụng tên lửa Oreshnik để tấn công khu liên hợp công nghiệp-quân sự của Ukraine ở thành phố Dnipro.