Nhỏ Bình thường Lớn

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thâu tóm quyền lực

Ngày 22/5, Bộ trưởng Giao thông Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim đã được bầu làm Chủ tịch đảng cầm quyền Công lý và Phát triển (AKP). Điều này đồng nghĩa với việc ông Yildirim sẽ trở thành Thủ tướng mới của Thổ Nhĩ Kỳ thay thế ông Ahmet Davutoglu, người đã tuyên bố từ chức hồi đầu tháng Năm.
TIN LIÊN QUAN
tong thong tho nhi ky thau tom quyen luc Nga cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ giúp IS đánh bom
tong thong tho nhi ky thau tom quyen luc Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Nhân đạo: Từ cam kết đến hành động

Theo quy định, vị trí Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được giao cho lãnh đạo của đảng lớn nhất trong Quốc hội. Như vậy, sau đại hội, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan sẽ chính thức đề nghị ông Yildirim thành lập một chính phủ mới.

Trong bài phát biểu cùng ngày, ông Yildirim khẳng định: “Điều quan trọng nhất mà chúng ta phải làm lúc này là giải quyết tình hình bất ổn chính trị, chấm dứt sự hỗn loạn. Một Hiến pháp mới là cần thiết. Dù có trở thành thành viên Liên minh châu Âu hay không, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục thay đổi để cải thiện nền dân chủ và tự do của đất nước”.

Sự thay đổi về quyền lãnh đạo đảng tại Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra trong bối cảnh quốc gia này đang đối mặt với hàng loạt nguy cơ an ninh đáng ngại như xung đột với lực lượng nổi dậy người Kurd, làn sóng đánh bom liều chết liên quan đến nhóm phiến quân IS, cũng như ảnh hưởng từ chiến sự tại quốc gia láng giềng Syria.

tong thong tho nhi ky thau tom quyen luc
Tổng thống Erdogan (phải) trao quyền thành lập chính phủ mới cho ông Yildirim.

Ông Yildirim là một đồng minh thân cận và cũng là người đồng sáng lập đảng AKP với ông Erdogan. Vì vậy, theo giới phân tích, Thủ tướng mới của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giúp Tổng thống Erdogan thúc đẩy những chính sách ưu tiên lớn nhất, trong đó có việc chống lại nhóm chống đối Đảng Công nhân người Kurd (PKK). Trên mạng Tân Hoa Xã, chuyên gia về chính trị Thổ Nhĩ Kỳ Murat Yetkin nhận định: “Động thái này là một bước đi quan trọng hướng tới thực hiện mục tiêu của ông Erdogan, đó là tập trung quyền hành pháp vào tay Tổng thống”.

Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu được điều hành bởi Quốc hội mà ở đó quyền hành pháp thuộc về Thủ tướng. Theo Hiến pháp hiện hành, Tổng thống chỉ có các quyền mang tính biểu tượng nếu so sánh với Thủ tướng. Tuy nhiên, trên thực tế, ông Erdogan - người được bầu chọn làm Tổng thống trong cuộc bỏ phiếu năm 2014 sau 13 năm giữ chức Thủ tướng và Chủ tịch đảng AKP, đang có tham vọng biến Thổ Nhĩ Kỳ thành quốc gia nằm dưới quyền điều hành của Tổng thống. Để làm được điều đó, ông cần thúc đẩy thông qua sửa đổi Hiến pháp nhằm cho phép ông điều hành đảng và chính phủ cùng lúc, trái ngược với quy định hiện nay đòi hỏi ông phải hoạt động độc lập trong chính trường.

Yasar Yakis - cựu Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, ông không hy vọng vào sự thay đổi lớn trong chính sách của quốc gia bởi thực tế nhà hoạch định chính sách trong chính phủ cũ cũng chính là Tổng thống Erdogan. Ông Yakis nói: “Ông Erdogan sẽ tiếp tục là người quyết định các chính sách của chính phủ mới”. Cựu Ngoại trưởng Yakis nhấn mạnh rằng những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt là vấn đề Syria, chỉ có thể được kỳ vọng nếu Tổng thống Erdogan thực sự muốn sửa chữa những quyết định sai lầm trước đây. Trong khi đó, nhiều chuyên gia khác dự đoán thay đổi thực sự trong nội các mới sẽ được đưa ra trong lĩnh vực quản lý kinh tế.

tong thong tho nhi ky thau tom quyen luc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ: Châu Âu “độc tài” và “tàn nhẫn”

Lời nhận định tiêu cực được Tổng thống Tayyip Erdogan đưa ra khi nói về việc châu Âu đóng cửa biên giới, ngăn dòng người ...

tong thong tho nhi ky thau tom quyen luc Thỏa thuận EU-Thổ Nhĩ Kỳ bị đe dọa

Sự ra đi của Thủ tướng Davutoglu sau cuộc họp ngày 22/5 tới có thể đặt ra những thách thức đối với thỏa thuận mà ...

tong thong tho nhi ky thau tom quyen luc AKP đưa Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ lên bàn cân

Việc đảng Công lý và Phát triển (AKP) của Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị tiến hành đại hội bất thường, có thể quyết định tới sự ...

Hàn Giang