Tổng tuyển cử tại Myanmar – phép thử năng lực lãnh đạo của đảng cầm quyền

Đặng Ánh
TGVN. Ngày 8/11, Myanmar đã bắt đầu cuộc tổng tuyển cử lần thứ 3 trong vòng 60 năm qua, với hơn 37 triệu cử tri đủ quyền tới các địa điểm bỏ phiếu trên cả nước.
Theo dõi TGVN trên
Tổng tuyển cử tại Myanmar – phép thử năng lực lãnh đạo của đảng cầm quyền
Tổng tuyển cử 2020 tại Myanmar: Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi bỏ phiếu sớm tại thủ đô Naypyidaw hôm 29/10. (Nguồn: AP)

Theo thông báo, tổng cộng 42.047 điểm bỏ phiếu đã mở cửa từ 6 giờ sáng nay 8/11, giờ địa phương.

Cuộc tổng tuyển cử diễn ra trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đã tác động mạnh đến nền kinh tế Myanmar, đặt ra nhiều thách thức cho tiến trình dân chủ hóa đất nước và hòa giải dân tộc tại quốc gia Đông Nam Á này.

Trong cuộc tổng tuyển cử lần này, tổng cộng có 5.831 ứng cử viên thuộc hơn 90 đảng phái và các ứng cử viên độc lập đăng ký tham gia tranh cử. Tuy nhiên, đây sẽ là cuộc đua chính giữa đảng Liên minh Quốc gia vì dân chủ (NLD) cầm quyền của bà Aung San Suu Kyi và đảng Liên đoàn Đoàn kết và phát triển (USDP) đối lập.

Cuộc bầu cử hạ viện có 330 đơn vị bầu cử và cuộc bầu cử thượng viện có 168 đơn vị bầu cử. Bầu cử nghị viện cấp bang và cấp vùng có 644 đơn vị bầu cử và 29 địa điểm bầu cử cho dân tộc thiểu số.

Giới phân tích nhận định đảng Liên minh Quốc gia vì dân chủ (NLD) cầm quyền sẽ vẫn chiếm ưu thế so với các đảng khác trong cuộc bầu cử do đảng này vẫn duy trì được sự ủng hộ to lớn từ đa số các dân tộc ở Myanmar (68% dân số toàn quốc). Tuy nhiên, để duy trì thế đa số trong quốc hội, NLD phải giành được 2/3 số ghế cạnh tranh ở cả hai viện, trong khi 1/4 số ghế đã được dành cho quân đội Myanmar.

Với dân số hơn 50 triệu người, bao gồm 135 dân tộc và nhiều nền văn hóa khác nhau cùng tồn tại, nguy cơ chia rẽ và xung đột sắc tộc luôn đe dọa sự ổn định xã hội tại Myanmar.

Kể từ khi nước này giành độc lập từ Anh năm 1948, những cuộc xung đột sắc tộc tại Myanmar đã khiến hơn 130.000 người thiệt mạng. Do đó, sau khi NLD giành chiến thắng áp đảo trong cuộc tổng tuyển cử năm 2015, tiến trình hòa bình và hòa giải nhằm chấm dứt xung đột tại Myanmar được xem là ưu tiên hàng đầu đối với bà Aung San Suu Kyi và đảng NLD.

Trong những năm qua, vai trò của bà Suu Kyi trong tiến trình hòa bình cũng ngày càng rõ nét. Bà vừa là người khởi xướng Hội nghị Hòa bình Panglong thế kỷ 21, vừa là Chủ tịch Ủy ban Hỗn hợp đối thoại hòa bình liên bang (UPDJC) - cơ quan gồm đại diện chính phủ, các nhóm vũ trang sắc tộc, đảng phái chính trị, chịu trách nhiệm kiến tạo các cuộc đối thoại hòa bình.

Con đường gian nan

Sau khi đảng NLD lên nắm quyền, tại Hội nghị Hòa bình Panglong thế kỷ 21 lần thứ nhất vào năm 2016, lần đầu tiên Chính phủ Myanmar đã mời tất cả các nhóm vũ trang sắc tộc thiểu số - lực lượng đối lập với chính phủ - tham gia hòa đàm, giúp các nhóm vũ trang có cơ hội trình bày và lắng nghe quan điểm về tương lai đất nước.

Đây được xem là một bước ngoặt lớn bởi những thỏa thuận ngừng bắn trước đây chỉ tập trung vào một số cộng đồng sắc tộc và tôn giáo thiểu số nhất định và cũng chưa có thỏa thuận nào duy trì được hiệu lực lâu dài.

Với mục tiêu đoàn kết các nhóm sắc tộc và xây dựng một liên bang dân chủ thông qua đối thoại, hội nghị đã tập trung vào khuôn khổ đối thoại chính trị quốc gia nhằm chấm dứt xung đột giữa quân đội và các nhóm vũ trang suốt gần 7 thập niên.

Một trong những nguyên tắc chính trị nhận được sự đồng thuận cao tại Hội nghị Hòa bình Panglong thế kỷ 21 là việc Chính phủ Myanmar đồng ý trao quyền lập pháp cho chính quyền các khu vực hoặc các bang. Các bên cũng thống nhất thành lập một cơ quan Hiến pháp độc lập để giải quyết tranh chấp liên quan luật pháp liên bang và địa phương, đồng thời đề ra những nguyên tắc chung bao gồm phân chia hợp lý các khoản thu thuế và nguồn tài chính giữa nhà nước liên bang và chính quyền bang hoặc địa phương; bảo đảm cơ hội phát triển kinh tế bình đẳng giữa các khu vực.

Qua 3 lần tổ chức Hội nghị Panglong thế kỷ 21 vào tháng 8/2016, tháng 5/2017, tháng 7/2018, tổng cộng 51 nguyên tắc cơ bản liên quan đến liên bang đã được ký kết. Đặc biệt, tại hội nghị lần thứ tư vào tháng 8/2020, các bên đã ký Hiệp định Liên bang phần III, được đánh giá là đầy đủ khi chỉ rõ được con đường và cách thức giải quyết các vấn đề liên quan Thỏa thuận Ngừng bắn toàn quốc (NCA) và những khó khăn trong quá trình thực hiện, cũng như mô tả chi tiết mô hình Liên bang Dân chủ Myanmar hướng tới và cách thức thực thi.

Thông qua các nỗ lực đối thoại, đến nay, 10 tổ chức vũ trang sắc tộc đã ký NCA với Chính phủ Myanmar kể từ khi hiệp định này được khởi xướng tháng 10/2015.

Tuy nhiên, dù Hội nghị Hòa bình Panglong thế kỷ 21 đã mang lại nhiều hy vọng, nhưng việc một số nhóm vũ trang đòi ly khai, chưa ký hiệp định ngừng bắn không tham dự cho thấy con đường hòa bình của Myanmar vẫn còn gian nan. Bên cạnh đó, xung đột sắc tộc bùng phát từ năm 2017 tại bang Rakhine đã cản trở chính sách hòa giải, hòa hợp dân tộc nhằm mở ra cơ hội phát triển cho Myanmar.

Đòn giáng mang tên Covid-19

Đặc biệt, thời gian qua, sự lây lan nhanh chóng của dịch Covid-19 tại Myanmar khiến tình hình trở nên phức tạp.

Với gần 60.000 ca nhiễm và hơn 1.300 ca tử vong do Covid-19, Myanmar là một trong những quốc gia Đông Nam Á đang đối mặt với tình hình dịch nghiêm trọng nhất, trong khi lệnh phong tỏa đã khiến hàng trăm nghìn người mất việc làm.

Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định dịch Covid-19 đang giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế Myanmar, có nguy cơ đảo ngược một phần những tiến bộ nước này mới đạt được trong cuộc chiến giảm nghèo đói.

Theo Báo cáo Kinh doanh năm 2020 của WB, Myanmar đứng thứ 165/190 nền kinh tế, tăng so với thứ hạng 171 của năm ngoái. Tuy nhiên, kể từ trước khi đại dịch bùng phát, 1/3 trong tổng số 53 triệu dân Myanmar có nguy cơ cao rơi vào cảnh nghèo đói. Nguyên nhân là do ngành sản xuất, đặc biệt là dệt may (lĩnh vực chủ lực của Myanmar), nằm trong số những ngành chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi cú sốc cung cầu. Dù sản xuất và kinh doanh đã nối lại sau khi chính phủ nới lỏng các hạn chế vào tháng 5 và tháng 6, song nhu cầu toàn cầu suy yếu đã khiến dệt may không thể hoạt động hết công suất. Giờ đây, các biện pháp hạn chế mới càng khiến tình hình trầm trọng hơn.

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), kim ngạch xuất khẩu trong lĩnh vực sản xuất trong 3 quý đầu tài khóa 2019-2020 giảm 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trước tình hình này, WB dự báo tăng trưởng kinh tế của Myanmar sẽ giảm từ mức 6,8% trong tài khóa 2018-2019 xuống còn 0,5% trong tài khóa 2019-2020. Nếu dịch bệnh kéo dài, tăng trưởng kinh tế thậm chí có thể giảm tới 2,5% trong tài khóa 2019-2020, phục hồi trở lại vào tài khóa 2020-2021.

Với những khó khăn chồng chất như vậy, cuộc tổng tuyển cử lần này được xem là phép thử đối với năng lực lãnh đạo của đảng NLD. Trên thực tế, mặc dù dịch bệnh vẫn đang gây khó khăn cho công tác tổ chức, song chính quyền Myanmar vẫn quyết tâm tiến hành cuộc bầu cử này đúng kế hoạch bởi đây được xem là một bước tiến quan trọng trên lộ trình hướng tới hòa bình và hòa giải, đồng thời được xem là một dấu ấn nữa trong tiến trình dân chủ của Myanmar.

Trong bối cảnh hòa giải và hòa hợp dân tộc là mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển của Myanmar, cuộc bầu cử này được kỳ vọng sẽ tạo cơ hội củng cố lòng tin giữa các bên, thúc đẩy những nỗ lực duy trì đối thoại, hướng tới hàn gắn, hòa bình, phát triển kinh tế và nâng cao đời sống người dân.

Bầu cử Mỹ 2020: Nhà Trắng thông tin về quá trình chuyển giao quyền lực

Bầu cử Mỹ 2020: Nhà Trắng thông tin về quá trình chuyển giao quyền lực

TGVN. Ngày 7/11, một quan chức giấu tên tại Nhà Trắng cho biết ‘Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ chấp nhận kết quả của một ...

Bầu cử Mỹ 2020: Người dân Mỹ ăn mừng sau tin chiến thắng của tân Tổng thống Biden

Bầu cử Mỹ 2020: Người dân Mỹ ăn mừng sau tin chiến thắng của tân Tổng thống Biden

TGVN. Những cử tri ủng hộ ứng viên đảng Dân chủ đã vỡ òa trong vui sướng khi các hàng loạt hãng tin tuyên bố ...

Covid-19: Thế giới tiến gần mốc 50 triệu ca nhiễm; Cảnh báo khó kiểm soát tại Mỹ do biểu tình hậu bầu cử

Covid-19: Thế giới tiến gần mốc 50 triệu ca nhiễm; Cảnh báo khó kiểm soát tại Mỹ do biểu tình hậu bầu cử

TVGN. Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 7/11, toàn thế giới đã ghi nhận 49,8 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó có ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Sau lời qua tiếng lại, Nga nêu điều kiện với Mỹ liên quan New START

Sau lời qua tiếng lại, Nga nêu điều kiện với Mỹ liên quan New START

Thứ trưởng Ngoại giao Nga tuyên bố điều kiện để nước này nối lại việc thực thi đầy đủ Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới ...
Công tác ngoại giao kinh tế được triển khai toàn diện, chủ động, tích cực, hiệu quả

Công tác ngoại giao kinh tế được triển khai toàn diện, chủ động, tích cực, hiệu quả

Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế tiếp tục được triển khai toàn diện, chủ động, tích cực, hiệu quả, nhất là ngoại giao kinh tế.
Lịch cúp điện Trà Vinh hôm nay ngày 4/6/2023

Lịch cúp điện Trà Vinh hôm nay ngày 4/6/2023

Thông tin lịch cúp điện tại Trà Vinh theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 4/6/2023.
Vừa được Mỹ dỡ trừng phạt, du thuyền của tỷ phú Nga đã có tới 20 khách hàng hỏi mua

Vừa được Mỹ dỡ trừng phạt, du thuyền của tỷ phú Nga đã có tới 20 khách hàng hỏi mua

OFAC (Mỹ) đã dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với du thuyền trị giá 120 triệu USD của tỷ phú Nga Andrei Guryev.
Nắng nóng gay gắt, mức độ tiêu thụ rất cao, làm gì để tránh cắt điện?

Nắng nóng gay gắt, mức độ tiêu thụ rất cao, làm gì để tránh cắt điện?

Thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài trên diện rộng đã làm nhu cầu sử dụng điện tăng cao, người dân cần làm gì để tránh bị cắt điện?
CLB hàng đầu Indonesia 'để mắt' tới Quang Hải và Văn Hậu?

CLB hàng đầu Indonesia 'để mắt' tới Quang Hải và Văn Hậu?

Tờ Indosport cho hay, CLB hàng đầu Indonesia, Persija Jakarta, đã lên kế hoạch chiêu mộ tiền vệ Nguyễn Quang Hải.
Quan hệ Mỹ-Trung: Nét mới trong chuyện cũ

Quan hệ Mỹ-Trung: Nét mới trong chuyện cũ

Quan hệ Mỹ-Trung tiếp tục là tâm điểm đáng chú ý nhất tại Đối thoại Shangri-La diễn ra ở Singapore từ ngày 2-4/6.
Cạnh tranh Mỹ-Trung: Khi Trung Quốc đáp trả...

Cạnh tranh Mỹ-Trung: Khi Trung Quốc đáp trả...

Việc Trung Quốc cấm bán các sản phẩm của hãng chip Micron Technology (Mỹ) được coi là hành động 'trả đũa' đáng kể đầu tiên...
Tân Đại sứ Trung Quốc tại Washington cảnh báo 'thách thức nghiêm trọng' trong quan hệ Mỹ-Trung

Tân Đại sứ Trung Quốc tại Washington cảnh báo 'thách thức nghiêm trọng' trong quan hệ Mỹ-Trung

Phát biểu khi đến Mỹ bắt đầu nhiệm kỳ Đại sứ của mình, ông Tạ Phong nói: ‘Tôi đến đây để bảo vệ lợi ích của Trung Quốc'.
Điểm nhấn từ hai cuộc bầu cử

Điểm nhấn từ hai cuộc bầu cử

Hai cuộc bầu cử ở Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ tạm thời khép lại với nhiều kết quả ban đầu đáng chú ý.
Syria và con đường về với cộng đồng các nước Arab

Syria và con đường về với cộng đồng các nước Arab

Trong suốt thời gian qua Syria đã nỗ lực quay trở lại với cộng đồng các nước Arab, và đến ngày hôm nay, điều đó đã đang ở rất gần quốc gia này.
Sudan trước ngưỡng cửa nội chiến

Sudan trước ngưỡng cửa nội chiến

Đã đến lúc các bên liên quan tìm kiếm câu trả lời trên bàn đàm phán, hướng tới lập lại hòa bình tại Sudan.
Vấn đề trần nợ công và vỡ nợ kiểu Mỹ

Vấn đề trần nợ công và vỡ nợ kiểu Mỹ

Nếu quốc hội Mỹ không đạt được thỏa thuận nới trần nợ công vào đầu tháng Sáu, chính phủ nước này sẽ phải tuyên bố vỡ nợ.
Liệu đồng USD có bị 'soán ngôi'?

Liệu đồng USD có bị 'soán ngôi'?

Ngày càng có nhiều lời kêu gọi giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng USD trong giao dịch thương mại và dự trữ, đe dọa vị thế dẫn đầu của đồng bạc xanh...
FBI công bố tài liệu vụ mưu sát Nữ hoàng Anh ở Mỹ cách đây 40 năm

FBI công bố tài liệu vụ mưu sát Nữ hoàng Anh ở Mỹ cách đây 40 năm

Các cơ quan an ninh của Mỹ đã phát hiện ra những âm mưu ám sát nhằm vào Nữ hoàng Anh Elizabeth II trong các chuyến thăm của bà đến Mỹ cách đây 40 năm.
Yếu tố tạo đột phá trong phát triển bền vững ở Việt Nam

Yếu tố tạo đột phá trong phát triển bền vững ở Việt Nam

Nhóm G7 đã đưa Việt Nam vào danh sách các nước ưu tiên, với mong muốn các bên đều sớm đạt thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi năng lượng...
Trí tuệ nhân tạo và mối nguy chiến tranh hiện đại

Trí tuệ nhân tạo và mối nguy chiến tranh hiện đại

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể làm thay đổi cách thức tác chiến và ra quyết định trong chiến tranh hiện đại.
Nhà tư tưởng thiên tài làm thay đổi cục diện thế giới

Nhà tư tưởng thiên tài làm thay đổi cục diện thế giới

Karl Marx, người sáng lập chủ nghĩa cộng sản khoa học, người thầy và lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản và nhân dân lao động toàn thế giới.
Chuyên gia giải mã thiết kế mới trong tên lửa Chollima-1 của Triều Tiên, hé lộ nhiều bí mật

Chuyên gia giải mã thiết kế mới trong tên lửa Chollima-1 của Triều Tiên, hé lộ nhiều bí mật

Các chuyên gia quốc tế đã đưa ra nhiều nhận định quan trọng từ việc Triều Tiên phóng thử tên lửa Chollima-1 nhưng đã tuyên bố thất bại.
'Ngoại giao chuột túi' gắn kết Đối tác chiến lược Việt Nam-Australia

'Ngoại giao chuột túi' gắn kết Đối tác chiến lược Việt Nam-Australia

'Ngoại giao chuột túi' là minh chứng tuyệt vời cho quan hệ Việt Nam-Australia, mối quan hệ luôn tiến về phía trước hòa hợp vượt qua khác biệt.
Triều Tiên phóng thử vệ tinh trinh sát: Nỗi lo từ chính sự thất bại

Triều Tiên phóng thử vệ tinh trinh sát: Nỗi lo từ chính sự thất bại

Mặc dù Triều Tiên đã thất bại trong vụ phóng tên lửa ngày 31/5 nhưng lại khiến Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản vô cùng lo ngại.
Phương Tây đang nắm trong tay 'chìa khóa' mở lối thoát cho xung đột Nga-Ukraine?

Phương Tây đang nắm trong tay 'chìa khóa' mở lối thoát cho xung đột Nga-Ukraine?

Việc phương Tây lưỡng lự viện trợ vũ khí mà Ukraine đang cần có thể đưa xung đột Nga - Ukraine vào trạng thái 'đóng băng'.
'Chín người mười ý', thành viên NATO 'đỏ mắt' tìm lãnh đạo mới

'Chín người mười ý', thành viên NATO 'đỏ mắt' tìm lãnh đạo mới

NATO đang 'đau đầu' tìm ứng cử viên cho vị trí Tổng thư ký khi ông Jens Stoltenberg sắp từ chức vào tháng 9 này.
Ukraine không còn úp mở về cuộc phản công đặc biệt, Nga tỉ mỉ phòng thủ nhưng vẫn lộ điểm yếu

Ukraine không còn úp mở về cuộc phản công đặc biệt, Nga tỉ mỉ phòng thủ nhưng vẫn lộ điểm yếu

Quan chức Ukraine lên tiếng về cuộc phản công, điều này càng khiến Nga tăng cường phòng thủ và triển khai các kế hoạch ứng phó.
Phiên bản di động