TP. Hồ Chí Minh: Duy trì và phát huy lợi thế

Bảo Lan
Trải qua “sóng gió” đại dịch Covid-19, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh quyết tâm hoàn thành tốt các mục tiêu quan trọng, nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mà chính quyền thành phố đã đặt ra, làm tiền đề phát triển bền vững giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn 2045.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên.
Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên.

Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi cuộc sống của người dân và tác động như thế nào đến TP. Hồ Chí Minh - đầu tàu kinh tế đất nước , thưa ông?

Dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu trong hai năm qua, TP. Hồ Chí Minh đã không may phải trải qua bốn đợt dịch Covid-19 bùng phát nặng nề diễn ra trong vòng năm tháng.

Chính quyền thành phố đã tập trung mọi nguồn lực ưu tiên cho công tác phòng, chống dịch. Song đến thời điểm này, mặc dù đã từng bước kiểm soát dịch bệnh để trở về “Vùng Xanh an toàn” và quen dần với “bình thường mới”, nhưng Thành phố đã phải chịu tổn thất nặng nề trên mọi mặt của đời sống, kinh tế - xã hội.

Trong sáu tháng đầu năm 2021, GRDP tăng 4,58%, nhưng kết thúc năm 2021, kinh tế - xã hội suy giảm nghiêm trọng xuống mức tăng trưởng âm 6,78%, trong khi kế hoạch năm đề ra là tăng trưởng dương 6%.

Về hoạt động doanh nghiệp, theo khảo sát của Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh, trong đợt dịch thứ tư (tháng Tám, tháng Chín), cùng với quy định giãn cách theo Chỉ thị 15, chỉ 10% doanh nghiệp trụ vững, có tới 90% doanh nghiệp khó khăn hơn. Bên cạnh đó, đời sống của người dân cũng gặp rất nhiều khó khăn, khi chuỗi cung ứng hàng hóa bị đứt gãy, thiếu hụt lao động; tính mạng và sức khỏe người dân chịu nhiều tổn thất do đại dịch Covid-19.

Các chỉ tiêu đã đặt ra tại Đại hội Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh lần XI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã bị ảnh hưởng như thế nào?

Từ khi đất nước đổi mới, TP. Hồ Chí Minh đã có nhiều bước đi đột phá, các kế hoạch phát triển kinh tế của Thành phố tại các Đại hội Đảng bộ luôn được coi là mục tiêu và tiền đề để Thành phố phát triển trong hiện tại và tương lai. Vì vậy, liên tiếp nhiều nhiệm kỳ Đại hội Đảng, TP. Hồ Chí Minh vẫn luôn xứng tầm là đầu tàu kinh tế, đóng góp lớn đến 30% GDP đất nước.

Đại dịch Covid-19 đã làm cho chỉ số GRDP của TP. Hồ Chí Minh ảnh hưởng nghiêm trọng, đẩy chỉ tiêu kinh tế xuống tăng trưởng âm. Theo ước tính, thiệt hại kinh tế năm 2020 và 2021 do đại dịch Covid-19 lên đến 273.000 tỷ đồng và kết thúc năm 2021, các chỉ tiêu đề ra chỉ hoàn thành được hơn 50%, với trên một nửa dân số gặp khó khăn và hơn 80% doanh nghiệp ảnh hưởng hoạt động.

Bước qua một năm quá khó khăn, năm 2022 sẽ có rất nhiều việc cần phải làm, Thành phố đã chuẩn bị như thế nào để vừa phát triển kinh tế và vừa ổn định cuộc sống cho người dân?

Vì chưa có tiền lệ nào về cách ứng phó một trận đại dịch quy mô lớn, mặc dù đã chủ động và dồn mọi nguồn lực, nhưng sự lúng túng trong các chính sách quản trị khủng hoảng của chính quyền và cả doanh nghiệp là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, giai đoạn khó khăn nhất của Thành phố đã vượt qua và đang bước vào giai đoạn “bình thường mới”.

Hiện tại, TP. Hồ Chí Minh cũng đã xác định các nhiệm vụ cần phải làm ngay, duy trì và phát huy những lợi thế vốn có. Trong đó, chủ đề năm 2022 là “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, đồng hành cùng doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư”. Theo đó, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn năm năm (2021-2025) tại Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ Thành phố lần XI, nhiệm kỳ 2020-2025, lãnh đạo thành phố cũng xác định và thống nhất không thay đổi hay điều chỉnh mục tiêu; phấn đấu triển khai thực hiện các kế hoạch để hướng đến việc hoàn thiện mục tiêu khôi phục và phát triển kinh tế của Thành phố trong năm 2022, hướng đến tầm nhìn 2045.

Một số chỉ tiêu cụ thể mà Thành phố đã quyết không thay đổi nhằm tạo xung lực mới thời kỳ hậu Covid-19?

Trên cơ sở định hướng của Trung ương với ba mốc mục tiêu quan trọng là xây dựng và phát triển Thành phố đến 2025 trở thành thành phố đô thị thông minh, thành phố dịch vụ, công nghiệp theo hướng hiện đại; Giữ vững vai trò là đầu tàu kinh tế của cả nước và là đầu mối quan trọng, góp phần tăng trưởng cho cả khu vực trọng điểm phía Nam…

Do đó, hiện tại TP. Hồ Chí Minh sẽ tập trung triển khai hiệu quả các kịch bản về tăng trưởng, bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. Trong đó, với mục tiêu tổng quát và 26 chỉ tiêu cụ thể được đưa ra trên năm lĩnh vực quan trọng, bao gồm: Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân hàng năm khoảng 8%; Kinh tế số đóng góp khoảng 25% đến năm 2025 và đến 2030 là 40%; Tốc độ tăng năng suất lao động lên 7%/năm; Tỷ lệ người dân hài lòng với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước đạt lên 95%. Đồng thời, tìm kiếm xung lực mới cho tăng trưởng kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, cải thiện môi trường đầu tư, bảo đảm thích ứng an toàn với Covid-19, làm nền tảng đẩy nhanh quá trình tái thiết, tái cơ cấu Thành phố sau đại dịch.

Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 54/2017/QH17 của Quốc hội. Giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại theo phương thức mới.

TP. Hồ Chí Minh: Duy trì và phát huy lợi thế
TP. HCM đang trở lại trạng thái “bình thường mới” và quyết tâm duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội, xứng đáng là đầu tàu kinh tế của cả nước. (Ảnh: Bảo Lan)

TP. Hồ Chí Minh đã trở về là “Vùng Xanh an toàn”, các quyết sách đã dần cho thấy hiệu quả, ông có thể chia sẻ về những bước đi tiếp theo của chính quyền Thành phố?

Chúng ta cũng thấy rõ, ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực sâu rộng lên toàn bộ mọi ngóc ngách của nền kinh tế và đời sống xã hội. Do đó, để triển khai kế hoạch cần có sự hành động và đồng hành của cả ba phía: chính quyền, doanh nghiệp và người lao động. Theo đó, Thành phố xác định thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid -19” được đặt lên hàng đầu. Từ đó, từng bước đưa cuộc sống của người dân trở lại trạng thái “bình thường mới”, là điểm đến an tâm của khách du lịch và các nhà đầu tư quốc tế…; đồng thời, góp phần để TP. Hồ Chí Minh triển khai hiệu quả đồng loại các chỉ tiêu đề ra.

Ngoài ra, cùng với việc nâng cao hiệu quả hợp tác liên kết vùng trên nguyên tắc nhận diện đúng lợi thế cạnh tranh từng địa phương, TP. Hồ Chí Minh cũng chủ động đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế, đặc biệt với các quốc gia và vùng lãnh thổ có các lĩnh vực mà Thành phố đang có nhu cầu. Đồng thời, tích cực phối hợp chặt chẽ và hiệu quả với các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và Cơ quan đại diện nước ngoài tại TP. Hồ Chí Minh để tìm kiếm đối tác tin cậy, các nguồn vốn đầu tư… nhằm phục vụ mục tiêu phát triển nhanh và bền vững.

TP. Hồ Chí Minh cũng sẽ giữ vững vai trò là địa phương đi đầu trong đổi mới sáng tạo, có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình. Đồng thời, hướng đến tầm nhìn 2045 sẽ là một TP. Hồ Chí Minh phát triển bền vững, là trung tâm kinh tế, tài chính của khu vực châu Á nói riêng và là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư, cũng như khách du lịch toàn cầu.

Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh chúc Tết và tuyên dương đóng góp của người Việt Nam ở nước ngoài

Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh chúc Tết và tuyên dương đóng góp của người Việt Nam ở nước ngoài

Tối 25/1, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hồ Chí Minh tổ ...

Covid-19 ở TP. Hồ Chí Minh: Thêm 18 ca nhiễm biến thể Omicron

Covid-19 ở TP. Hồ Chí Minh: Thêm 18 ca nhiễm biến thể Omicron

Theo thông tin từ Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, đến sáng 16/1, tại Thành phố đã phát hiện thêm 18 ca mắc Covid-19 ...

(thực hiện)

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 20/3/2025: Giá vàng 'mấp mé' mốc 100 triệu đồng/lượng, thế giới phi mã, đà tăng 'vững như thạch bàn'

Giá vàng hôm nay 20/3/2025: Giá vàng 'mấp mé' mốc 100 triệu đồng/lượng, thế giới phi mã, đà tăng 'vững như thạch bàn'

Giá vàng hôm nay 20/3/2025 ghi nhận thị trường trong nước sát mốc 100 triệu/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn.
Bài 2: Khi ‘cơn bão’ đi qua

Bài 2: Khi ‘cơn bão’ đi qua

Những dấu chân lặng lẽ của lực lượng Công an cơ sở vẫn luôn in dấu, bởi chỉ có gần gũi với đồng bào mới có thể đưa ra các ...
Thông tin khoa học và công nghệ là một nguồn lực

Thông tin khoa học và công nghệ là một nguồn lực

Thông tin khoa học và công nghệ quan trọng trong bối cảnh đất nước đang bước vào một kỷ nguyên phát triển mới với trọng tâm là phát triển khoa ...
Kết nối 300 trường học Hà Nội và Thái Nguyên qua hội thảo giáo dục bằng nghệ thuật

Kết nối 300 trường học Hà Nội và Thái Nguyên qua hội thảo giáo dục bằng nghệ thuật

Ngày 19/3, hội thảo về Phương pháp học thông qua nghệ thuật cho trẻ mầm non và tiểu học thu hút đại diện từ gần 300 trường học tại Hà ...
Ba quốc gia Đông Nam Á tăng tốc trên 'đường đua' xe điện, xuất hiện rủi ro tương đồng

Ba quốc gia Đông Nam Á tăng tốc trên 'đường đua' xe điện, xuất hiện rủi ro tương đồng

Trong những năm qua, ba nước Đông Nam Á đã đưa ra chính sách tăng thị phần cho thị trường xe điện, tuy nhiên, cuộc đua vẫn chưa phân thắng ...
Danh sách 10 'Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu' năm 2024

Danh sách 10 'Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu' năm 2024

Trung ương Đoàn vừa công bố danh sách 10 'Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu' và 8 'Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng' năm 2024.
Chính trường Đức: Cái bắt tay suôn sẻ giữa CDU/CSU và SPD

Chính trường Đức: Cái bắt tay suôn sẻ giữa CDU/CSU và SPD

Với cái bắt tay giữa CDU/CSU và SPD, Đức dự báo sẽ có chính phủ mới vào dịp lễ Phục sinh tới, với Thủ tướng là ông Friedrich Mer...
Thỏa thuận ngừng bắn tạm thời ở Ukraine và con đường đến hòa bình

Thỏa thuận ngừng bắn tạm thời ở Ukraine và con đường đến hòa bình

Việc Ukraine đồng ý với đề xuất thỏa thuận ngừng bắn 30 ngày của Mỹ không bất ngờ. Bất ngờ có thể xuất hiện trong cuộc gặp Mỹ-Nga và động thái của các bên liên ...
Kế hoạch tái vũ trang châu Âu, toan tính và hệ lụy

Kế hoạch tái vũ trang châu Âu, toan tính và hệ lụy

Quyết định tái vũ trang châu Âu cho thấy thay đổi trong chính sách an ninh của khối giữa thời điểm quan hệ xuyên Đại Tây Dương đang xuất hiện nhiều rạn nứt...
Ukraine, những sự lựa chọn và suy ngẫm về Việt Nam

Ukraine, những sự lựa chọn và suy ngẫm về Việt Nam

Từ cuộc tranh luận ồn ào tại Nhà Trắng, tình hình trở nên xấu đi một cách nhanh chóng với Ukraine. Rất nhiều câu hỏi đặt ra...
Họp lưỡng hội Trung Quốc: Tạo động lực tiếp tục cải cách

Họp lưỡng hội Trung Quốc: Tạo động lực tiếp tục cải cách

Kỳ họp 'lưỡng hội' được hy vọng tạo thêm động lực cho mục tiêu tiếp tục cải cách toàn diện và sâu sắc hơn của Trung Quốc.
Xung đột ở Ukraine, toan tính và con bài tẩy

Xung đột ở Ukraine, toan tính và con bài tẩy

Tình hình xung đột và quan hệ Nga, Mỹ, Ukraine, NATO, EU vừa bất ngờ vừa không bất ngờ, diễn biến với tốc độ gây ngạc nhiên. Hy vọng đan xen với lo ngại.
Cựu quan chức Lầu Năm Góc phân tích chi tiết 'phao sinh tồn' của Ukraine

Cựu quan chức Lầu Năm Góc phân tích chi tiết 'phao sinh tồn' của Ukraine

Trong một bài phân tích gần đây trên Foreign Affairs, ông Celeste Wallander, cựu quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc (Mỹ) đã đánh giá về khả năng phòng thủ của Ukraine trong trường ...
Dư địa phát triển quan hệ Nga-Triều Tiên sau xung đột ở Ukraine

Dư địa phát triển quan hệ Nga-Triều Tiên sau xung đột ở Ukraine

Nga và Triều Tiên dường như đã xích lại gần nhau hơn bởi xung đột tại Ukraine và mối quan hệ này có thể tiếp tục duy trì vững chắc trong tương lai.
Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc 'đua nhau' phát triển thế hệ tàu mới, Thái Bình Dương 'nóng' nguy cơ chạy đua vũ trang trên biển

Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc 'đua nhau' phát triển thế hệ tàu mới, Thái Bình Dương 'nóng' nguy cơ chạy đua vũ trang trên biển

Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc lên kế hoạch chế tạo các tàu chiến tên lửa lớn, được trang bị vũ khí hạng nặng cho một cuộc đối đầu tiềm tàng trên biển.
Thỏa thuận Mỹ-Ukraine: Nga không lạ với 'bẫy' của phương Tây, nhưng Tổng thống Putin vẫn phải 'đặt lên bàn cân' vì một yếu tố

Thỏa thuận Mỹ-Ukraine: Nga không lạ với 'bẫy' của phương Tây, nhưng Tổng thống Putin vẫn phải 'đặt lên bàn cân' vì một yếu tố

Nga đã rút ra được bài học từ thỏa thuận Minsk, không muốn để Ukraine và phương Tây lợi dụng các thỏa thuận để 'câu giờ'.
Thỏa thuận ngừng bắn Nga-Ukraine: Moscow không hào hứng với 'quả bóng trên sân nhà', ván cược của Kiev thành hay bại?

Thỏa thuận ngừng bắn Nga-Ukraine: Moscow không hào hứng với 'quả bóng trên sân nhà', ván cược của Kiev thành hay bại?

Thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine có thể không nhận được cái 'gật đầu' từ phía Nga nhưng Kiev ít nhiều đã cải thiện được quan hệ với Washington.
Lý do các nhà đầu tư thận trọng trước kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng của EU

Lý do các nhà đầu tư thận trọng trước kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng của EU

Mặc dù Liên minh châu Âu (EU) muốn tăng cường chi tiêu quân sự nhưng khả năng đáp ứng của các công ty quốc phòng châu Âu còn nhiều hạn chế.
Phiên bản di động