Nhỏ Bình thường Lớn

TPP - Những điều đáng chú ý

Nếu Mỹ muốn giữ vai trò lãnh đạo kinh tế thì TPP sẽ là công cụ tốt để nâng tầm ảnh hưởng ở châu Á – Thái Bình Dương.
tpp nhung dieu dang chu y
Đại diện các thành viên Hiệp định TPP tại bàn đàm phán, tháng 10/2015. (Nguồn: Pbs.org)

Tháng 2/2016, sau bảy năm đàm phán, một thỏa thuận chính thức giữa 12 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương gọi là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), đã được ký kết với mục tiêu đề ra là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hiện thỏa thuận thương mại tự do này đang trong giai đoạn chờ sự phê chuẩn của Quốc hội các nước, trước khi có thể có hiệu lực. 

TPP quyết định vị thế Mỹ

Theo Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ, TPP đề ra các nguyên tắc cho thương mại toàn cầu - các nguyên tắc này sẽ giúp gia tăng xuất khẩu hàng hóa của Mỹ, tăng trưởng kinh tế Mỹ, tạo ra các việc làm có thu nhập tốt ở Mỹ, và củng cố tầng lớp trung lưu ở Mỹ.

Đến nay, ngoài Mỹ, 11 quốc gia khác bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam đã tham gia đàm phán TPP. Ngoài ra, ba nước Indonesia, Philippines và Hàn Quốc cũng đã bày tỏ ý muốn được tham gia hiệp định này.

Tuy nhiên, tại Mỹ, trong khi các tổ chức doanh nghiệp như Phòng Thương mại và Hiệp hội Các nhà sản xuất ủng hộ TPP, thì người đứng đầu phe đa số trong Thượng viện Mỹ Mitch McConnell vẫn phản đối việc tiến hành bỏ phiếu về thỏa thuận này trước khi kết thúc cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11/2016. Nếu được thông qua, TPP sẽ là thỏa thuận thương mại lớn nhất sau Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), trong đó các nước tham gia TPP chiếm gần 40% GDP toàn cầu.

Trong khi, NAFTA chỉ mở cửa thị trường Mexico và Canada cho các nhà sản xuất Mỹ thì TPP sẽ đẩy nhanh sự thâm nhập của hàng hóa và dịch vụ Mỹ vào 11 quốc gia khác nằm ven bờ Thái Bình Dương và tiếp tục tạo lợi thế cho Mỹ trong chuỗi cung ứng toàn cầu. 

Tuy nhiên, các thỏa thuận thương mại, kể cả NAFTA, luôn gây tranh cãi. Trong NAFTA, tổng kim ngạch thương mại hàng hóa giữa Mỹ và Mexico đã tăng đáng kể trong khoảng thời gian 1993-2013. Theo số liệu của Tạp chí Nghiên cứu Mỹ Latin Berkeley, tác giả Harley Shaiken – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ Latinh thuộc Đại học California, kim ngạch thương mại Mỹ - Mexico đã tăng tương ứng từ 80 tỷ USD lên 459 tỷ USD. Tuy nhiên, Nhà kinh tế học của Viện Chính sách Kinh tế Robert Scott cho rằng, sự tăng trưởng thương mại trong NAFTA đã không kích thích tăng trưởng việc làm hay phát triển kinh tế. Còn một số người khác cho rằng, thỏa thuận này khiến lương của các công nhân Mexico bị thấp đi. 

Trung Quốc không tham gia TPP. Một số người cho rằng, nếu Mỹ muốn giữ vai trò lãnh đạo kinh tế thì phải sử dụng các công cụ như TPP để đối phó với ảnh hưởng kinh tế đang lên và chính sách đối ngoại của Trung Quốc ở châu Á. Họ cho rằng, việc Quốc hội Mỹ chưa thể phê chuẩn TPP ngay cũng chính là một sự thất bại của Mỹ, khiến các quốc gia châu Á phải đánh giá lại vị thế của kinh tế Mỹ. 

7 đặc điểm chính của TPP ảnh hưởng tới Mỹ

Nhưng TPP khác với các hiệp định thương mại tự do trước đây như thế nào và cách thức hoạt động của nó ra sao? Báo cáo năm 2016 của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ với tiêu đề “Sơ lược về TPP” đã nêu những đặc điểm chính: 

TPP sẽ là Hiệp định Thương mại Tự do lớn nhất mà Mỹ tham gia xét về lượng hàng hóa trao đổi.

Hiệp định này sẽ xóa bỏ toàn bộ các loại thuế quan đối với các sản phẩm chế tạo và phần lớn hàng nông sản. Việc mở cửa thị trường nông nghiệp và thực phẩm, nhất là ở Nhật Bản, sẽ đem đến các cơ hội kinh tế quan trọng cho các nhà xuất khẩu thực phẩm và nông trại Mỹ. 

TPP giảm bớt gánh nặng thuế cho các ngành chế biến thịt bò, thịt gia cầm, sản xuất sữa, gạo và thuốc lá. 

Mỹ đã có hiệp định thương mại riêng với 6 trong số 11 nước tham gia TPP là Australia, Canada, Chile, Mexico, Peru và Singapore. Sự tham gia của Nhật Bản “làm tăng tầm quan trọng về kinh tế của hiệp định” bởi đây là nền kinh tế có GDP lớn thứ ba thế giới sau Mỹ và Trung Quốc.

Nếu Quốc hội Mỹ không phê chuẩn hiệp định, nước này sẽ có nguy cơ để mất thị trường Nhật Bản vào tay các đối thủ kinh tế trong Liên minh châu Âu, Autralia hay Trung Quốc. Nhiều nhà hoạch định chính sách đối với châu Á “có thể coi sự thất bại trong vấn đề TPP của Mỹ là dấu hiệu suy giảm lợi ích của Mỹ trong khu vực và sự bất lực trong việc khẳng định vai trò lãnh đạo của nước này”. Thỏa thuận có thể “là đòn phản công trước sức mạnh kinh tế và chính trị ngày một tăng của Trung Quốc”. 

Thỏa thuận 30 chương này bao gồm các điều khoản bảo vệ Quyền Sở hữu Trí tuệ và thương mại điện tử, bao gồm các điều luật bảo vệ người tiêu dùng (chống gian lận thương mại, thư rác và lộ bí mật cá nhân). 

Cuối cùng, những quan ngại về cạnh tranh và khả năng mất việc làm trong một số ngành công nghiệp đã được nêu ra, và cho tới nay chưa rõ bản thỏa thuận này sẽ tác động như thế nào tới các quy định về an toàn thực phẩm và liệu nó có làm trầm trọng thêm những quan ngại về môi trường hay không. 

(Theo Journalist’s Resource)

Tin cũ hơn

Xe điện của Trung Quốc bị áp thuế mạnh, doanh nghiệp nói Mỹ đang thực hiện 'cái bẫy lớn' Xe điện của Trung Quốc bị áp thuế mạnh, doanh nghiệp nói Mỹ đang thực hiện 'cái bẫy lớn'
Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’? Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’?
Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 và EU đồng lòng, Italy sẽ 'gỡ rối' một vấn đề cho Mỹ, Ukraine có thể sắp nhận tiền Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 và EU đồng lòng, Italy sẽ 'gỡ rối' một vấn đề cho Mỹ, Ukraine có thể sắp nhận tiền
Giá vàng hôm nay 17/5/2024: Giá vàng miếng SJC giảm nhanh, cung vàng đang đổ về, 'đội mũ bảo hiểm' để giảm thiểu rủi ro? Giá vàng hôm nay 17/5/2024: Giá vàng miếng SJC giảm nhanh, cung vàng đang đổ về, 'đội mũ bảo hiểm' để giảm thiểu rủi ro?
Argentina: 9 lần vỡ nợ, siêu lạm phát và chiến dịch cải tổ ‘gây sốc’ của Tổng thống Milei có cứu được kinh tế? Argentina: 9 lần vỡ nợ, siêu lạm phát và chiến dịch cải tổ ‘gây sốc’ của Tổng thống Milei có cứu được kinh tế?
Kinh tế Nhật Bản bị thu hẹp vì lý do này Kinh tế Nhật Bản bị thu hẹp vì lý do này
Một ông trùm bất động sản 'ngỏ ý' muốn mua lại TikTok ở Mỹ Một ông trùm bất động sản 'ngỏ ý' muốn mua lại TikTok ở Mỹ
Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/5): Nga kiên định mục tiêu thứ 4 toàn cầu, Trung Quốc phản ứng mạnh việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu xe điện Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/5): Nga kiên định mục tiêu thứ 4 toàn cầu, Trung Quốc phản ứng mạnh việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu xe điện
Nga-Trung Quốc: Xung đột ở Ukraine tạo kỳ tích thương mại, cùng vượt 'sóng gió' trừng phạt từ phương Tây Nga-Trung Quốc: Xung đột ở Ukraine tạo kỳ tích thương mại, cùng vượt 'sóng gió' trừng phạt từ phương Tây
Bất chấp kế hoạch của Mỹ, Nga đảm bảo ổn định thị trường uranium, Rosatom nói 'hành động phân biệt đối xử' Bất chấp kế hoạch của Mỹ, Nga đảm bảo ổn định thị trường uranium, Rosatom nói 'hành động phân biệt đối xử'
Tài sản Nga bị phong tỏa: Estonia tiến bước đầu tiên, tạo tiền lệ để châu Âu 'theo chân' Tài sản Nga bị phong tỏa: Estonia tiến bước đầu tiên, tạo tiền lệ để châu Âu 'theo chân'
EU thích dùng ‘cây gậy’ hơn ‘củ cà rốt’, công nghiệp nguy cơ tụt hậu trước sự toan tính khôn ngoan của Mỹ và Trung Quốc EU thích dùng ‘cây gậy’ hơn ‘củ cà rốt’, công nghiệp nguy cơ tụt hậu trước sự toan tính khôn ngoan của Mỹ và Trung Quốc