Trải nghiệm tương đồng trong lễ hội Việt - Nhật

Lễ hội Hoa Lư (Việt Nam), Lễ hội Gion (Nhật Bản) chứa đựng bên trong nó những khát vọng, ước muốn mang tính tâm linh và trần tục của cộng đồng dân cư hai nước trong từng hoàn cảnh cụ thể, đồng thời là “sự biểu dương sức mạnh của cộng đồng”- sức mạnh của những giá trị mang đậm tính nhân văn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
trai nghiem tuong dong trong le hoi viet nhat Trưng bày 12.000 cành hoa anh đào tại Tượng đài Lý Thái Tổ
trai nghiem tuong dong trong le hoi viet nhat Nhật Bản hỗ trợ trùng tu di tích Cố đô Huế

Ngày nay, trong xã hội hiện đại, cư dân sống trong các cộng đồng tại một số quốc gia Đông Á ngày càng có nhiều cơ hội thể hiện bản sắc cá nhân, nhưng không vì thế mối liên kết cộng đồng bị phá vỡ. Vậy, điều gì gắn kết nhu cầu khẳng định bản sắc cá nhân với khát vọng thể hiện sức mạnh của cộng đồng, dân tộc tại những quốc gia Đông Á - nơi mà sự chia sẻ lợi ích, cố kết niềm tin, tín ngưỡng trong cộng đồng luôn được tôn vinh?

trai nghiem tuong dong trong le hoi viet nhat
Nghi lễ Rước trong Lễ hội Hoa Lư.

Chúng tôi đã tìm thấy một phần lời giải đáp từ những lần tham dự sâu vào một số lễ hội đô thị truyền thống tại Việt Nam và Nhật Bản. Đặc biệt, việc khám phá về sự tương đồng văn hóa giữa Lễ hội Hoa Lư (Việt Nam) và Lễ hội Gion (Nhật Bản) đã mang đến cho chúng tôi những trải nghiệm thú vị và sâu sắc. Nhờ đó, chúng tôi nhận ra, sự chia sẻ niềm tin, tín ngưỡng, lợi ích chung của cộng đồng được thể hiện trong các lễ hội tại hai nước không chỉ đem lại những giá trị tích cực cho mỗi cá nhân, hay niềm tự hào của người dân mỗi nước mà quan trọng hơn, đó còn là mối liên kết góp phần thúc đẩy hợp tác hữu nghị giữa  Việt Nam và Nhật Bản.

Tín ngưỡng thờ

Tại Lễ hội Hoa Lư, tín ngưỡng thờ được thể hiện ở nghi lễ Rước. Đây được coi là màn trình diễn ngoạn mục thể hiện sự nghênh tiếp Đức Vua và phô diễn sức mạnh cộng đồng. Nghi lễ Rước Đức Vua được tiến hành trang nghiêm, thành kính, linh thiêng. Các hoạt động sôi động trong lễ Rước với các nghi trượng như cờ, kiệu, lễ vật dâng cúng, chiêng, trống, lọng và dàn nhạc bát âm thu hút sự tham gia của đông đảo cộng đồng. Trong lễ Rước, sức mạnh cộng đồng như được nhân lên gấp bội bởi người dân thấy ở đó chỗ dựa tinh thần để hướng về tổ tông, quê hương, thế giới tâm linh và về với thiên nhiên.

Ở Lễ hội Gion là tín ngưỡng thờ Linh hồn và Dịch thần, xuất hiện từ thời cổ đại, khoảng thế kỷ thứ VIII ở Heian (sau này là Kyoto). Theo tập tục, người dân cố đô cùng nhau thờ cúng và dâng lễ lên các vị thần vào Lễ hội Gion trong suốt hàng ngàn năm lịch sử. Chính niềm tin tôn giáo, sự tin tưởng vào cùng một thế lực siêu nhiên đã đem lại cho người dân nơi đây cảm giác gắn bó, nương tựa vào nhau để sống. Sự tự nguyện tham gia trong không khí vừa vui vẻ, trang nghiêm, vừa trần tục và linh thiêng của cư dân đã chứng tỏ sự gắn kết của cư dân trong cộng đồng đối với nhân vật lịch sử,  nhưng lại mang đậm tính truyền thuyết.

Nhu cầu gắn kết sức mạnh cá nhân

Những điểm tương đồng trong lịch sử đã cho thấy, trong xã hội Việt Nam và Nhật Bản truyền thống có ba kiểu người tương ứng với hai ngành nghề khác nhau là nông dân với nghề trồng lúa nước, ngư dân với nghề đánh bắt thủy hải sản và thị dân. Ba đối tượng này đã tạo thành các cộng đồng tương ứng có sự cộng cư lâu dài, hình thành những lợi ích của các nhóm dân cư cùng cư trú và điều này thể hiện rõ nhất trong lễ hội truyền thống.

Ở Lễ hội Hoa Lư, vào đầu tháng Tư dương lịch hàng năm, cư dân Trường Yên tạm gác công việc hàng ngày và chia theo các nhóm, hội khác nhau dưới sự quản lý của chính quyền địa phương để tập trung cao độ vào việc chuẩn bị đồ lễ, công việc tế lễ, lễ rước nước (phần lễ) và hội tiết tập trận cờ lau (phần hội), xếp chữ Thái Bình, tế nữ quan… Hội phụ lão chuẩn bị cho việc hành lễ và tế lễ, đọc Cửu khúc tại đền thờ Vua Đinh. Hội phụ nữ tập dượt màn dâng rượu và tế nữ quan. Hội nông dân, thương binh, đoàn thanh niên phụ trách đội nhạc, kèn truyền thống và màn múa lân. Các cháu thiếu niên được lựa chọn đúng với tuổi của Vua Đinh thời đó (13 tuổi) tập trận cờ lau trình diễn trong ngày hội…

 Còn tại Nhật Bản, cứ đến mùa Lễ hội Gion (tháng 7 dương lịch), những cư dân phố cổ Yama-Boko lại gắn kết với nhau trong một tổ chức có tên là “Hội phố” được điều hành bởi Hội phố trưởng do họ tự bầu ra. Các phố Yama-Boko liên kết với nhau thành “Hội liên hiệp các phố Yama-Boko lễ hội Gion” cùng bàn bạc cách thức tổ chức lễ hội, phân bổ nguồn kinh phí do họ tự đóng góp, phân công thứ tự rước kiệu trong lễ tuần hành. Họ dành cả tháng Bảy chuẩn bị các lễ hội nhỏ và lễ hội chính là Lễ tuần hành kiệu Yama và Hoko vào ngày 17/7. 32 cỗ kiệu (gồm 23 cỗ kiệu Yama và chín cỗ kiệu Hoko) được 32 phố cổ lưu giữ, bảo tồn, trang hoàng lộng lẫy để tỏa sáng ở lễ tuần hành. Mỗi phố trở thành một cộng đồng nhỏ - dồn sức cho cỗ kiệu với niềm tin tôn giáo, niềm tự hào về nghề truyền thống được trao truyền qua nhiều thế hệ.

trai nghiem tuong dong trong le hoi viet nhat
Lễ hội Gion (Nhật Bản).

Cùng sáng tạo và hưởng thụ văn hóa

Lễ hội truyền thống luôn gắn với niềm tin tín ngưỡng - vốn có nguồn gốc từ phương thức sinh sống của cộng đồng cư dân. Bên cạnh đó, sự gắn kết trong các sinh hoạt văn hóa cộng đồng, niềm tự hào vì được chan hòa trong không khí vừa thiêng liêng vừa hứng khởi đã giúp các cư dân cùng được hưởng thụ các giá trị văn hóa và tâm linh. Khi đó, cách biệt xã hội giữa các cá nhân ngày thường dường như được xóa nhòa, con người cùng sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hóa của mình. Đây chính là đặc trưng chung, cơ bản dễ nhận thấy nhất ở Lễ hội Hoa Lư và Lễ hội Gion.

Ở Lễ hội Hoa Lư, chúng tôi ghi nhận sự tự nguyện tham gia, tái hiện các nghi lễ mang đậm tính tín ngưỡng nhằm mong muốn thỏa mãn phần nào nhu cầu giao tiếp với “nhân vật thờ” (Đức Vua Đinh, Lê) của người dân địa phương và mong muốn trở về với văn hóa dân tộc, ngưỡng vọng “nhân vật thờ” siêu việt, cao cả, cùng tận hưởng giây phút thiêng liêng, được phô bày bản thân qua các cuộc thi tài, hình thức trình diễn nghệ thuật, nhất là được sống với tinh thần cộng đồng khác hẳn ngày thường của du khách tham quan.

Ở Lễ hội Gion, 32 cỗ kiệu tượng trưng cho 32 vị thần được thờ phụng như Aratenjin-yama thờ Thần Mưa, Yamabushi-yama thờ phái Sugendo, Taishi-yama thờ Thánh Đức Thái tử, Tsuki-hoko thờ Thần Mặt trăng, Kiku-hoko thờ Tiên nhân, Bành tổ, Hachiman-yama theo tín ngưỡng Bát phàm, Uchide-yama rước Thần công Hoàng hậu … cho thấy mỗi cộng đồng dân cư ở Kyoto từ lâu đã chọn cho mình vị thần mà họ tin tưởng sẽ đem lại may mắn, hạnh phúc, bình an..., và cứ thế, họ thuộc về những cộng đồng tín ngưỡng riêng như vậy.

Thu hút các nguồn lực tài chính

Chi phí tổ chức Lễ hội Hoa Lư không chỉ dựa vào ngân sách của chính quyền các cấp mà phần nhiều dựa vào sự đóng góp tự nguyện của người dân cố đô Hoa Lư và các doanh nghiệp gắn bó mật thiết với vùng đất này. Ban Khánh tiết - những người tổ chức, quản lý lễ hội và các mạnh thường quân có vai trò quan trọng trong việc huy động tài chính, tổ chức, quản lý lễ hội diễn ra tốt đẹp. Nếu trong cuộc sống thường nhật các cư dân địa phương không tránh khỏi có những cạnh tranh ở mức độ khác nhau trong công việc làm ăn, việc này không tồn tại ở cố đô Hoa Lư vào lễ hội. Người dân đều cảm thấy vinh dự, tự hào khi được cống hiến sức người, sức của cho lễ hội.

Đối với Lễ hội Gion, theo kết quả phỏng vấn của chúng tôi, chi phí tổ chức Lễ hội dựa hoàn toàn vào sự đóng góp tự nguyện của những người dân nơi đây. Gần đây, một số phố do có sự giảm dân số sinh sống tại địa phương, đã tiến hành pháp nhân hóa tổ chức của họ, đồng thời đăng ký quyền sở hữu cỗ kiệu Yama hoặc Hoko do khu phố họ chịu trách nhiệm bảo tồn, sau đó kêu gọi sự đóng góp từ các công ty trên địa bàn. Có thể nói, sự tự nguyện, tự chủ của người dân các phố Yama - Boko đóng vai trò quan trọng nhất trong việc duy trì và tổ chức Lễ hội Gion cho đến ngày nay.

Theo bề dày lịch sử, Lễ hội Hoa Lư (Việt Nam), Lễ hội Gion (Nhật Bản) chứa đựng bên trong nó những khát vọng, ước muốn mang tính tâm linh và trần tục của cộng đồng dân cư hai nước trong từng hoàn cảnh cụ thể, đồng thời còn là “sự biểu dương sức mạnh của cộng đồng”- sức mạnh của những giá trị mang đậm tính nhân văn. Nét tương đồng văn hóa giữa hai lễ hội không chỉ mang đến cho chúng ta trải nghiệm sâu sắc về sức lan tỏa của những giá trị đẹp đẽ đang tiếp tục truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, mà còn cho thấy rõ hơn mối liên kết văn hóa đang góp phần thắt chặt hơn tình hữu nghị gắn bó giữa hai dân tộc.        

Nhóm tác giả(*)

(*) TS. Ngô Hương Lan (Viện Nghiên cứu văn hóa quốc tế Nhật Bản);

TS. Nguyễn Thị Thu Phương (Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam);

ThS. Phùng Diệu Anh (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam).

trai nghiem tuong dong trong le hoi viet nhat “Welcome East”: Hòa âm Việt Nam - Nhật Bản

Vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra chương trình hòa nhạc cổ điển “Welcome East”, với sự tham gia biểu diễn của các nghệ ...

trai nghiem tuong dong trong le hoi viet nhat Đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn hóa giữa Việt Nam-Nhật Bản

Sáng 6/6, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản Tô Huy Rứa đã tiếp ông Tsutomu Takebe, Cố ...

trai nghiem tuong dong trong le hoi viet nhat Việt – Nhật hợp tác làm phim “Hòa cùng làn gió Việt”

Bộ phim truyện điện ảnh hợp tác xã hội hoá giữa Việt Nam - Nhật Bản đã chính thức ra mắt tại Trung tâm Chiếu ...

Đọc thêm

Giáo dục trẻ trong thời đại số

Giáo dục trẻ trong thời đại số

Giáo dục cần giúp khám phá thế mạnh và sự khác biệt nơi mỗi cá nhân, tạo điều kiện cho người trẻ được sống và học tập theo đam mê.
Bài tarot hôm nay 9/5: Điểm gì ở bạn khiến người yêu cảm thấy khó chịu?

Bài tarot hôm nay 9/5: Điểm gì ở bạn khiến người yêu cảm thấy khó chịu?

Bạn đang tò mò muốn biết điểm gì ở mình khiến người yêu cảm thấy khó chịu. Hãy chọn một trong bốn lá bài tarot dưới đây để có câu ...
Bóng đá Đức trước cơ hội chưa từng có tại Champions League

Bóng đá Đức trước cơ hội chưa từng có tại Champions League

Bundesliga sẽ có 6 đội góp mặt ở đấu trường danh giá nhất châu Âu cấp CLB mùa tới nếu Dortmund giành chức vô địch Champions League 2023/24.
Quy định về nâng lương thường xuyên đối với cán bộ, công chức

Quy định về nâng lương thường xuyên đối với cán bộ, công chức

Xin cho tôi hỏi quy định về nâng lương thường xuyên đối với cán bộ, công chức như thế nào? - Độc giả Bảo An
Toàn cảnh phiên tranh tụng vụ kiện chất độc da cam/dioxin của bà Trần Tố Nga, sẽ có phán quyết vào ngày 22/8

Toàn cảnh phiên tranh tụng vụ kiện chất độc da cam/dioxin của bà Trần Tố Nga, sẽ có phán quyết vào ngày 22/8

Phiên tranh tụng tại Tòa án phúc thẩm Paris liên quan đến vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga mở ra hy vọng về một phán ...
Cập nhật bảng giá xe máy Honda Wave Alpha mới nhất tháng 5/2024

Cập nhật bảng giá xe máy Honda Wave Alpha mới nhất tháng 5/2024

Bảng giá xe máy Honda Wave Alpha mới nhất tháng 5/2024 tại các đại lý trên cả nước sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết bên dưới đây.
Những lễ hội độc lạ nhất thế giới diễn ra trong tháng 5

Những lễ hội độc lạ nhất thế giới diễn ra trong tháng 5

Tháng 5, thế giới sẽ sôi động với những lễ hội độc đáo như lễ hội bánh bao, lễ hội rước voi, lễ hội mèo, lễ hội đua nến...
Sản phẩm văn hoá, du lịch Việt Nam gây ấn tượng tại Hội chợ Paris

Sản phẩm văn hoá, du lịch Việt Nam gây ấn tượng tại Hội chợ Paris

Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đã phối hợp với các doanh nghiệp thực hiện chương trình quảng bá văn hóa, du lịch Việt Nam.
Triển khai hệ thống thị thực điện tử mới, Cuba kỳ vọng hút khách du lịch quốc tế

Triển khai hệ thống thị thực điện tử mới, Cuba kỳ vọng hút khách du lịch quốc tế

Từ tháng 5, Cuba triển khai hệ thống thị thực điện tử mới dành cho du lịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách quốc tế.
Sức hút của những điểm du lịch ‘bản sao’ trên toàn thế giới

Sức hút của những điểm du lịch ‘bản sao’ trên toàn thế giới

Trên toàn thế giới, hoạt động du lịch đang phục hồi mạnh mẽ. Lưu lượng hành khách hàng không năm 2023 đã chạm mức gần 95% so với thời kỳ trước đại dịch.
Lên Điện Biên, khám phá căn hầm quân sự kiên cố nhất của thực dân Pháp tại Đông Dương

Lên Điện Biên, khám phá căn hầm quân sự kiên cố nhất của thực dân Pháp tại Đông Dương

Là cơ quan ‘đầu não’ của thực dân Pháp tại cứ điểm Điện Biên Phủ, hầm Đờ Cát hay còn gọi là hầm De Castries được xây dựng kiên cố nhất Đông Dương.
Phát triển du lịch Mường Nhé - nơi 'một con gà gáy cả 3 nước đều nghe'

Phát triển du lịch Mường Nhé - nơi 'một con gà gáy cả 3 nước đều nghe'

Baoquocte.vn. Huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên - nơi 'một con gà gáy cả 3 nước đều nghe', có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch.
Nhật ký chiến tranh của người lính trẻ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhật ký chiến tranh của người lính trẻ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Baoquocte.vn. Sau 20 năm, 'Ký họa trong chiến hào' - cuốn nhật ký viết trong Ciến dịch Điện Biên Phủ của họa sĩ Phạm Thanh Tâm, trở lại với độc giả Việt Nam.
Những ngày văn học châu Âu 2024 tại Việt Nam sẽ tập trung vào chủ đề giới

Những ngày văn học châu Âu 2024 tại Việt Nam sẽ tập trung vào chủ đề giới

Những ngày văn học châu Âu sẽ quay trở lại với chuỗi hoạt động đa dạng từ sự kiện thảo luận, workshop, triển lãm sẽ tập trung vào văn học giới.
Ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam 1925-1945: Khai sinh và tiến trình' của GS. Bùi Xuân Bào

Ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam 1925-1945: Khai sinh và tiến trình' của GS. Bùi Xuân Bào

Viện Pháp tại Hà Nội sẽ tổ chức tọa đàm ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại 1925-1945: Khai sinh và tiến trình' của GS. Bùi Xuân Bào.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 5]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 5]

Mặc dù có một lịch sử ngắn hơn so với các quốc gia ở lục địa già, Mỹ vẫn có những nhà văn xuất sắc đã được phản ánh trong 200 năm qua.
Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu truyện kí đặc sắc 'Trần Phú' của tác giả Sơn Tùng.
Hành trình từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác của Giáo sư Đào Duy Anh

Hành trình từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác của Giáo sư Đào Duy Anh

Giáo sư Đào Duy Anh là một học giả uyên bác với vốn tri thức bách khoa sâu rộng và là một người thầy của những thế hệ sử gia đầu tiên được đào tạo ...
Phát hiện pháo đài thời La Mã 1.900 năm tuổi tại Anh

Phát hiện pháo đài thời La Mã 1.900 năm tuổi tại Anh

Các cuộc khai quật đang diễn ra đã hé lộ những tàn tích từng là một phần của pháo đài La Mã.
Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét

Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh nhấn mạnh, dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét.
Chùa Địa Tạng Phi Lai: Một góc thanh tịnh, an yên ở Hà Nam

Chùa Địa Tạng Phi Lai: Một góc thanh tịnh, an yên ở Hà Nam

Với cảnh quan tuyệt đẹp nằm cạnh đồi thông thơ mộng cùng không gian thanh tịnh, chùa Địa Tạng Phi Lai ở Hà Nam là điểm đến yêu thích của du khách.
Chuyện về người đầu tiên dịch ‘Nhật ký trong tù’ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tiếng Pháp

Chuyện về người đầu tiên dịch ‘Nhật ký trong tù’ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tiếng Pháp

Từng làm việc tại Tòa Thượng thẩm Paris, là Đảng viên Đảng cộng sản Pháp, nhưng trọn cuộc đời luật sư Phan Nhuận cống hiến cho Tổ quốc Việt Nam.
Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 24-27/4, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO Simona-Mirela Miculescu dành trọn một ngày tham gia nhiều hoạt động ở Ninh Bình.
Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Lễ hội Hoa phượng đỏ với chủ đề: “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản” sẽ diễn ra vào ngày 11/5, hứa hẹn mang đến chuỗi sự kiện hấp dẫn.
Phiên bản di động