Trận mưa lũ lịch sử sẽ ảnh hưởng như thế nào tới cuộc bầu cử Thủ tướng Đức?

Hà Vy
Trận mưa lũ lịch sử tại Đức có thể là ‘bước ngoặt’ quan trọng cho cuộc bầu cử Quốc hội liên bang, dự kiến diễn ra vào ngày 26/9.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Trận lũ lịch sử càn quét qua 5 nước Tây Âu gần đây khiến ít nhất 189 người thiệt mạng và được coi là thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất tại Đức trong hơn nửa thế kỷ qua.

Mặc dù Đức và các quốc gia láng giềng đang phải hứng chịu những ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu trong những năm gần đây, sự chậm trễ của cơ chế ứng phó thiên tai dưới thời chính quyền Thủ tướng Angela Merkel cũng là một trong những tác nhân chủ đạo dẫn tới thảm họa này.

Điều này được dự báo sẽ đem tới những diễn biến khó lường trong cuộc bầu cử Thủ tướng, dự kiến diễn ra vào tháng Chín tới tại Đức.

Mưa lũ lịch sử và tác động tới cuộc bầu cử Thủ tướng Đức
Mưa lũ lịch sử ở Đức được xác định là tác động của quá trình biến đổi khí hậu. (Nguồn: CNN)

Lợi thế cho đảng Xanh

Sau khi trận lũ xảy ra, hầu hết các chính đảng tại Đức đều đã lên tiếng cho rằng biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính đằng sau thảm họa khốc liệt này. Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia đánh giá, điều này sẽ đem lại nhiều lợi ích nhất cho đảng Xanh - vốn tập trung vào các vấn đề khí hậu trong suốt chiến dịch tranh cử của mình.

Ngay tại thời điểm tình hình mưa lũ còn diễn biến phức tạp, ứng cử viên Thủ tướng của Đảng Xanh Annalena Baerbock đã tạm hoãn kỳ nghỉ của mình và tự lái xe vào tâm lũ mà không dẫn theo phóng viên.

Động thái này có thể chưa đủ để tạo ra bước đột phá trong chiến dịch tranh cử còn mờ nhạt của đảng Xanh.

Tuy nhiên, chính sách tập trung ứng phó biến đổi khí hậu của chính đảng này được đánh giá sẽ tạo lợi thế lớn cho Baerbock cũng như hướng sự chú ý của dư luận khỏi các sai lầm trước đây của bà trong quá trình tranh cử.

Trước đây, ứng cử viên 40 tuổi này đã từng dính vào các nghi án đạo văn, sai sót trong lý lịch cũng như chậm trễ trong việc kê khai thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, những vấn đề về môi trường như sự kiện gần đây tại Đức hoàn toàn có thể đem tới những cơ hội mới cho triển vọng thắng cử của đảng Xanh.

Trước đó, vào năm 2011, thảm họa xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima cũng đã từng giúp chính đảng này giành chiến thắng tuyệt đối trước Liên minh bảo thủ CDU/CSU của bà Merkel trong cuộc bầu cử tại bang Baden-Württemberg.

Mưa lũ lịch sử và tác động tới cuộc bầu cử Thủ tướng Đức
Ứng viên Thủ tướng của Liên minh CDU/CSU Armin Laschet và ứng viên Thủ tướng của đảng Xanh Annalena Baerbock. (Nguồn: br.de)

Thế khó của CDU/CSU

Trong khi đó, sự quan tâm của dư luận Đức đối với vấn đề biến đổi khí hậu có thể đem tới một số bất lợi cho ông Armin Laschet - Thủ hiến bang North-Rhine Westphalia, đồng thời là ứng cử viên của Liên minh Đảng CDU/CSU cầm quyền.

Chính trị gia này đã từng nhiều lần công khai phản đối chính sách của đảng Xanh liên quan tới vấn đề khí hậu vì cho rằng chúng sẽ ảnh hưởng lớn tới vị thế cường quốc công nghiệp của Đức.

Các chuyên gia đánh giá, cuộc cạnh tranh giữa các chính đảng xoay quanh vấn đề biến đổi khí hậu đã đến giai đoạn mấu chốt, trở thành điểm nút đảo ngược tình thế cuộc bầu cử liên bang.

Đây không phải là dấu hiệu tốt cho chiến dịch tranh cử của ông Laschet.

Một cuộc khảo sát từ tờ Der Spiegel ngày 19/7 cho thấy, chỉ có 26% người Đức lựa chọn tin vào khả năng xử lý khủng hoảng của ứng viên Armin Laschet trong trường hợp xảy ra thiên tai. Đây là một con số vô cùng tệ hại đối với ông Laschet trên cương vị Thủ hiến của một trong những bang lớn nhất nước Đức, cũng như trên cương vị ứng cử viên cho chức Thủ tướng.

Ứng phó với cuộc khủng hoảng lần này sẽ là thách thức lớn nhất đối với Liên minh Đảng CDU/CSU.

Bởi lẽ cụm từ “bảo vệ môi trường” hay “biến đổi khí hậu” hiếm khi được xuất hiện trong chiến dịch tranh cử của Liên minh này. Thậm chí, trong nội bộ chính đảng này cũng đã xuất hiện những lo ngại rằng trận lụt này sẽ gây ra những bất đồng lớn về quan điểm giữa các thành viên.

Đứng trước những thách thức như vậy, ông Laschet đã có rất nhiều cố gắng.

Những ngày này, vị chính trị gia đang làm mọi thứ có thể nhằm xây dựng hình ảnh bản thân như một “chiến binh” mạnh mẽ. Ngày 15/7, một ngày sau khi lũ dâng cao, ông Laschet xuất hiện cùng với đôi ủng cao su và lời hứa “sẽ không ai bị bỏ lại”, “lực lượng cứu trợ sẽ sớm có mặt”.

Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn truyền hình ngay sau đó, ông Laschet đã khẳng định sẽ không thay đổi chính sách chỉ vì “một ngày như hôm nay”. Câu nói này đã đánh dấu sai lầm đầu tiên của ứng cử viên Thủ tướng này.

Sai lầm thứ hai xảy ra trong chuyến thăm thị trấn Erftstadt ngày 17/7. Trong khi Tổng thống Steinmeier phát biểu với các phóng viên sau chuyến thăm, ông Laschet và một nhóm quan chức đứng sau Tổng thống lại quay sang cười đùa với người bên cạnh.

Những dấu hiệu này cho thấy Liên minh Đảng CDU/CSU của bà Merkel sẽ phải đối mặt với một mùa bầu cử đầy chông gai trước các đối thủ khác.

Dù thống kê hiện tại cho thấy tỷ lệ ủng hộ của người dân Đức dành cho chính đảng này vẫn khá áp đảo, những bất ngờ lớn vẫn hoàn toàn có khả năng xảy ra một khi công tác khắc phục hậu quả trận lũ hoàn tất.

Quan chức Nga: Thỏa thuận về Dòng chảy phương Bắc 2 với Đức nhằm 'giữ thể diện' cho Mỹ

Quan chức Nga: Thỏa thuận về Dòng chảy phương Bắc 2 với Đức nhằm 'giữ thể diện' cho Mỹ

Mỹ và Đức đã ra thông cáo chung công bố đạt được thỏa thuận về dự án Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2). ...

Thủ tướng Merkel trấn an Ukraine: Thỏa thuận Mỹ-Đức về Dòng chảy phương Bắc 2 có lợi cho Kiev

Thủ tướng Merkel trấn an Ukraine: Thỏa thuận Mỹ-Đức về Dòng chảy phương Bắc 2 có lợi cho Kiev

Thủ tướng Đức Angela Merkel cho hay, thỏa thuận cho phép hoàn thành đường ống thuộc dự án Dòng chảy phương Bắc 2 dẫn khí ...

(theo Financial Times/Der Spiegel)

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Đức

Đọc thêm

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét

Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh nhấn mạnh, dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã đủ điều kiện để ...
Dự báo thời tiết ngày mai (7/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa rào, giông rải rác, cục bộ có mưa to; phía Nam có nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày mai (7/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa rào, giông rải rác, cục bộ có mưa to; phía Nam có nắng nóng

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (7/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Ba cựu binh Pháp xúc động quay lại chiến trường xưa

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Ba cựu binh Pháp xúc động quay lại chiến trường xưa

Ba cựu binh đều đã ngoài 90 tuổi. Họ đã thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ để tìm hiểu và nhìn lại cuộc chiến.
Tin tưởng sai lầm vào 'vũ khí' quen thuộc, giờ là lúc phương Tây cần tính phương án ngoại giao để chấm dứt xung đột Nga-Ukraine

Tin tưởng sai lầm vào 'vũ khí' quen thuộc, giờ là lúc phương Tây cần tính phương án ngoại giao để chấm dứt xung đột Nga-Ukraine

Italy cho rằng, phương Tây cần nỗ lực hơn nữa để đàm phán giải pháp ngoại giao với Nga nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Ý chí, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Ý chí, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Với dân tộc Việt Nam, Chiến thắng Điện Biên Phủ là sự tiếp nối truyền thống vẻ vang trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ ...
Diễn viên Midu tổ chức hôn lễ riêng tư tại Đà Lạt

Diễn viên Midu tổ chức hôn lễ riêng tư tại Đà Lạt

Nguồn tin thân cận diễn viên Midu cho biết, cô và doanh nhân Minh Đạt làm đám cưới riêng tư tại TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng vào chiều mai ...
Tin tưởng sai lầm vào 'vũ khí' quen thuộc, giờ là lúc phương Tây cần tính phương án ngoại giao để chấm dứt xung đột Nga-Ukraine

Tin tưởng sai lầm vào 'vũ khí' quen thuộc, giờ là lúc phương Tây cần tính phương án ngoại giao để chấm dứt xung đột Nga-Ukraine

Italy cho rằng, phương Tây cần nỗ lực hơn nữa để đàm phán giải pháp ngoại giao với Nga nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Xung đột ở Dải Gaza: Israel bắt đầu sơ tán người ở Rafah, Mỹ dừng chuyển một lô đạn cho đồng minh?

Xung đột ở Dải Gaza: Israel bắt đầu sơ tán người ở Rafah, Mỹ dừng chuyển một lô đạn cho đồng minh?

Israel cho rằng, hành động quân sự ở Rafah là cần thiết và quốc gia Trung Đông đang tiến hành sơ tán người dân ở thành phố miền Nam Dải Gaza này.
Biển Đỏ: Bất chấp việc Houthi gây rối loạn, nhiều nước tập trận hải quân chung

Biển Đỏ: Bất chấp việc Houthi gây rối loạn, nhiều nước tập trận hải quân chung

Lực lượng Houthi ở Yemen tiếp tục cảnh báo về các cuộc tấn công nhằm vào các tàu có liên kết với Israel ở Biển Đỏ.
Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau hợp tác mở rộng kết nối ở Thái Bình Dương với dịch vụ bay thẳng mới giữa thành phố Brisbane của Australia và thành phố Koror của Palau.
'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

NATO đã xác lập ít nhất 2 lằn ranh đỏ mà vượt ra khỏi đó có thể dẫn đến sự can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraine.
Khủng hoảng Haiti: Mỹ xác nhận điều động lực lượng, gửi viện trợ vũ khí tới thủ đô Port-au-Prince

Khủng hoảng Haiti: Mỹ xác nhận điều động lực lượng, gửi viện trợ vũ khí tới thủ đô Port-au-Prince

Mỹ đã gửi lực lượng tới thủ đô của Haiti từ ngày 3/5 để tham gia phái bộ an ninh đa quốc gia do Liên hợp quốc ủy quyền và Kenya dẫn đầu.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Phiên bản di động