Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, khí đốt Nga còn lâu mới bị loại bỏ hoàn toàn, châu Âu đau đầu với ‘bàn cờ’ an ninh năng lượng

Hải An
Sự chuyển hướng sang LNG đã giảm đáng kể sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt Nga. Tuy nhiên, những diễn biến gần đây là lời nhắc nhở rằng hàng nhập khẩu từ xứ sở bạch dương còn lâu mới bị loại bỏ hoàn toàn ở lục địa già.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Khí đốt Nga. (Nguồn: AFP)
Với việc chấm dứt thỏa thuận quá cảnh 5 năm đối với khí đốt của Nga qua Ukraine vào ngày 31/12/2024 và Kiev cho biết họ sẽ không tìm cách gia hạn thỏa thuận, EU sẽ mất 5% tổng lượng khí đốt nhập khẩu. (Nguồn: AFP)

Hai năm sau khi chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine bùng phát (tháng 2/2022), Liên minh châu Âu (EU) một lần nữa cảnh báo về việc tăng giá năng lượng vào mùa Đông sau khi thỏa thuận khí đốt Nga-Ukraine kết thúc trong năm nay. Với việc chấm dứt thỏa thuận quá cảnh 5 năm đối với khí đốt của Nga qua Ukraine vào ngày 31/12/2024 và Kiev cho biết, họ sẽ không tìm cách gia hạn thỏa thuận, EU sẽ mất 5% tổng lượng khí đốt nhập khẩu.

Trong cuộc họp giữa các bộ trưởng năng lượng EU vào ngày 4/3 tại Brussels (Bỉ), an ninh năng lượng đã trở lại chương trình nghị sự. Mặc dù mức tiêu thụ giảm nhẹ nhưng cho đến nay, châu Âu vẫn chủ yếu tập trung vào đa dạng hóa nguồn nhập khẩu.

Bước tiếp theo là mở rộng chính sách giảm sử dụng khí đốt tự nhiên. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, Đức có thể đạt được mức giảm 78% lượng sử dụng khí đốt tự nhiên với một chi phí không quá lớn.

Là một phần của chiến lược giảm thiểu rủi ro thông qua đa dạng hóa nguồn cung, việc mở rộng các kho khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) đã được ưu tiên trong nỗ lực an ninh năng lượng của châu Âu sau khi bùng phát xung đột Nga-Ukraine. Điều này được cho là cần thiết trong thời gian ngắn nhằm giảm bớt các tác động kinh tế và xã hội do tình trạng thiếu khí đốt ở Nga gây ra.

Tin liên quan
Kinh tế thế giới nổi bật (23-29/2): Nga tăng trưởng mạnh mẽ, dân Đức ‘oằn lưng’ gánh chi phí nhiên liệu, Hong Kong sẵn sàng ‘cất cánh’ trở lại Kinh tế thế giới nổi bật (23-29/2): Nga tăng trưởng mạnh mẽ, dân Đức ‘oằn lưng’ gánh chi phí nhiên liệu, Hong Kong sẵn sàng ‘cất cánh’ trở lại

Sự chuyển hướng sang LNG đã giảm đáng kể sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt Moscow. Tuy nhiên, những diễn biến gần đây là lời nhắc nhở rằng, hàng nhập khẩu từ xứ sở bạch dương còn lâu mới bị loại bỏ hoàn toàn.

Hơn nữa, EU phải thừa nhận rằng, chiến lược đa dạng hóa hiện tại của mình đã dẫn đến những sự phụ thuộc mới. Nhập khẩu LNG vào châu Âu đã tăng gấp đôi trong hai năm qua, đặc biệt là từ Mỹ và Qatar, khiến lục địa này phụ thuộc khoảng 40% vào LNG mua từ bên ngoài. Với việc Moscow tiếp tục cắt giảm nhập khẩu và lượng tiêu thụ khí đốt không giảm, những sự phụ thuộc này có thể sẽ ngày càng sâu sắc hơn.

Sự phụ thuộc mới đặt ra những rủi ro mới. Ông Mark Leonard thuộc Hội đồng quan hệ đối ngoại châu Âu cho biết: “Các điểm nóng hiện nay - Ukraine, Gaza, Armenia và Azerbaijan - đều đánh dấu sự chuyển đổi sang thời kỳ ‘bất hòa’, nơi ‘mối liên hệ giữa con người và các quốc gia đang trở thành vũ khí’”.

Từ rủi ro khu vực đến toàn cầu

Việc kết thúc thỏa thuận vận chuyển khí đốt Nga qua Ukraine sẽ là một lời nhắc nhở rõ ràng về việc xem xét lại chính sách năng lượng của EU một cách rộng rãi hơn. Cả Đức và phần còn lại của châu Âu đều không thể dựa vào nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên ổn định và giá rẻ trong tương lai.

Trong khi đó, mối quan hệ với Mỹ không đảm bảo nguồn cung đáng tin cậy. Ông Trump không chỉ đang đặt câu hỏi về Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ai có thể chắc chắn rằng ông sẽ không vũ khí hóa việc xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Mỹ làm đòn bẩy cho chương trình nghị sự của mình nếu ông trở lại Nhà Trắng vào tháng 11 tới?

Thương mại toàn cầu có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung khác, từ các cuộc tấn công vào tàu ở Biển Đỏ hay thông báo của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) rằng thị trường phải điều chỉnh để phù hợp với triển vọng kinh tế kém hơn do căng thẳng địa chính trị.

Cho dù đó là một cuộc đình công tại các trạm giao hàng ở Australia hay sự leo thang tình hình an ninh ở một số khu vực, sự phụ thuộc vào nhập khẩu khí đốt ở châu Âu chỉ đơn thuần chuyển từ Nga sang bối cảnh toàn cầu.

Tuy nhiên, thị trường khí đốt giao ngay không phản ánh những rủi ro này. Chúng phản ánh sự thiếu hụt ngắn hạn. Ngoại tác (sự tác động ra bên ngoài của một đối tượng đến lợi ích hay chi phí của một hay một số đối tượng khác mà không thông qua giao dịch và không được phản ánh qua giá cả) an ninh năng lượng không được định giá.

Kể từ cuộc khủng hoảng năng lượng năm 2022, ngoại tác này đã phải trả giá đắt - ít nhất là 264 tỷ Euro (286,39 tỷ USD) đối với Đức. Đây là những khoản vay mà chính phủ liên bang phải trả cho các gói cứu trợ và đó không phải là toàn bộ bức tranh. Chỉ riêng năm 2022, sản lượng kinh tế ở Đức thấp hơn dự báo 160 tỷ Euro.

Với những tác động bên ngoài này, thật đáng ngạc nhiên là châu Âu lại ít chú ý đến giải pháp thay thế cho những phụ thuộc mới: giảm nhu cầu sử dụng khí đốt tự nhiên. Giảm tiêu thụ là một trong những trụ cột trong phản ứng của lục địa này đối với tình trạng thiếu khí đốt trong ngắn hạn và EU đã đặt ra mục tiêu giảm 15% mức sử dụng cho mùa Đông năm 2022.

Tuy nhiên, chính sách của châu Âu đã không ưu tiên chấm dứt sự phụ thuộc khí đốt tự nhiên trong dài hạn. Thay vào đó, Nga vẫn chiếm 13% lượng nhập khẩu LNG của châu lục này.

Để tự chủ chiến lược và an ninh năng lượng, mức tiêu thụ phải giảm. Bằng chứng cho thấy điều này là khả thi và gần đây đã được Hội đồng độc lập năng lượng Đức, một nhóm chuyên gia độc lập, đưa ra như một kế hoạch chi tiết cho châu Âu.

Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, khí đốt Nga còn lâu mới bị loại bỏ hoàn toàn, châu Âu đau đầu với ‘bàn cờ’ an ninh năng lượng
Nhập khẩu LNG vào châu Âu đã tăng gấp đôi trong hai năm qua, đặc biệt là từ Mỹ và Qatar. (Nguồn: Reuters)

Nghiên cứu của họ cho thấy, Đức có thể dẫn đầu và giảm gần 80% sự phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên nếu các công ty và người dân tạo ra nhiệt bằng điện thay vì khí đốt tự nhiên trong tương lai.

Cái giá phải trả cho kế hoạch này là 526 tỷ Euro vào năm 2045, có vẻ là một khoản lớn. Tuy nhiên, con số này được đặt dưới một góc nhìn khác khi so sánh với cái giá phải trả của cuộc khủng hoảng năng lượng đối với nền kinh tế Đức - 424 tỷ Euro nợ mới và sản lượng kinh tế thấp hơn.

Sẽ là sai lầm khi so sánh chi phí mà bỏ qua các yếu tố tiết kiệm dài hạn và an ninh bên ngoài. Không ai có thể nghĩ đến việc tính toán lợi tức đầu tư vào một ngôi nhà từ chi phí xây dựng nó mà không tính đến khoản tiết kiệm tiền thuê nhà của chủ sở hữu khi sống trong đó.

Tổng chi phí cũng làm méo mó bức tranh: chỉ với 10 tỷ Euro đầu tư, ngành công nghiệp Đức có thể giảm một nửa mức tiêu thụ khí đốt.

Ngành công nghiệp quốc gia Tây Âu sử dụng khí đốt tự nhiên để làm khô hoặc tạo ra hơi nước. Trong hầu hết các trường hợp, điều này cũng có thể được thực hiện bằng điện.

Các công ty không phải chờ đợi hydro. Các công nghệ đã có sẵn - và đã có tính cạnh tranh trong nhiều quy trình.

Tuy vậy, hiện nay, mức tiêu thụ khí đốt tự nhiên đã có thể giảm xuống. Hệ thống sưởi bằng điện đã có tính cạnh tranh trong ngành công nghiệp hóa chất với nhiệt độ lên tới 500°C và trong ngành công nghiệp thực phẩm.

Tạo niềm tin vào sự độc lập với khí đốt

Việc triển khai điện khí hóa không chỉ liên quan đến những vấn đề thông thường như hợp đồng carbon để có sự khác biệt hoặc trợ cấp. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất bảo thủ và cần có niềm tin vào công nghệ mới.

Báo cáo gợi ý rằng, điều quan trọng là phải khen thưởng các công ty tiên phong và làm cho chúng nổi bật - ví dụ: thông qua 'nền tảng tăng tốc chuyển đổi công nghiệp', trong đó các công ty cùng nhau học cách chuyển sang công nghệ không sử dụng khí đốt tự nhiên.

Điều quan trọng không kém là nguồn cung nhà ở. Ngày nay, một nửa số ngôi nhà ở Đức vẫn được sưởi ấm bằng gas. Các công ty nhà ở, nhà cung cấp dịch vụ năng lượng và tiện ích đô thị có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang các giải pháp thay thế tái tạo. Đây hiện là một thách thức đặc biệt lớn đối với các cơ sở tiện ích của các thành phố.

Trung bình, 1/4 thu nhập của họ phụ thuộc vào việc kinh doanh khí đốt tự nhiên. Các mô hình cho thuê và hợp đồng hệ thống sưởi ấm có thể giúp thay đổi mô hình kinh doanh - đồng thời giúp chủ nhà dễ dàng chuyển sang sử dụng hệ thống sưởi không dùng khí đốt tự nhiên.

Việc chuyển đổi này trong các tòa nhà dân cư có thể giảm hơn 1/3 mức tiêu thụ khí đốt tự nhiên của Đức.

Điện khí hóa như một chương trình kích thích kinh tế

Nhìn chung, 526 tỷ Euro nên được coi là ít chi phí hơn một chương trình kích thích kinh tế cho nền kinh tế Đức đang bị khủng hoảng. Đây là chương trình chủ yếu mang lại lợi ích cho các ngành công nghiệp trong nước: các nhà sản xuất máy bơm nhiệt - những đổi mới của họ dẫn đầu toàn cầu, hay các kỹ sư cơ khí và nhà máy, người sẽ thay thế lò nung chạy bằng khí đốt tự nhiên bằng nồi hơi điện hoặc máy bơm nhiệt lớn.

Những diễn biến địa chính trị hiện nay sẽ là một lời cảnh tỉnh để không chỉ xem xét chính sách năng lượng từ góc độ hiệu quả chi phí ngắn hạn mà còn phải tính đến các yếu tố an ninh bên ngoài. Châu Âu nên giảm thiểu nhập khẩu khí đốt tự nhiên và cuối cùng là sử dụng nó như một sự đóng góp cho chính sách năng lượng theo định hướng an ninh.

EU sẽ nhận hậu quả nếu 'khai tử' dòng 'nhiên liệu xanh' của Nga qua Ukraine

EU sẽ nhận hậu quả nếu 'khai tử' dòng 'nhiên liệu xanh' của Nga qua Ukraine

Việc ngừng vận chuyển khí đốt của Nga quá cảnh Ukraine vào cuối năm nay sẽ dẫn đến hậu quả đáng báo động đối với ...

Thỏa thuận khí đốt Nga qua Ukraine: EU quyết tâm 'dứt áo ra đi', Kiev sẵn sàng gia hạn với một điều kiện

Thỏa thuận khí đốt Nga qua Ukraine: EU quyết tâm 'dứt áo ra đi', Kiev sẵn sàng gia hạn với một điều kiện

Ngày 4/3, phát biểu họp báo sau cuộc họp của Hội đồng châu Âu cấp bộ trưởng năng lượng tại Brussels (Bỉ), Ủy viên phụ ...

Tây Ban Nha kêu gọi giảm nhập khẩu LNG từ Nga, EU mong chờ chỉ thị mới

Tây Ban Nha kêu gọi giảm nhập khẩu LNG từ Nga, EU mong chờ chỉ thị mới

Bộ trưởng Năng lượng Tây Ban Nha Teresa Ribera cho rằng, Liên minh châu Âu (EU) nên nhất trí với một lập trường chung về ...

Giá tiêu hôm nay 6/3/2024, nhu cầu từ Trung Quốc tăng mạnh, hồ tiêu được mùa được giá, nông dân không vội bán

Giá tiêu hôm nay 6/3/2024, nhu cầu từ Trung Quốc tăng mạnh, hồ tiêu được mùa được giá, nông dân không vội bán

Giá tiêu hôm nay 6/3/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ ...

Bất động sản mới nhất: Thị trường Việt Nam trở thành điểm đầu tư đầy hứa hẹn, chung cư tăng giá đều đặn, loại căn hộ này có thể giảm

Bất động sản mới nhất: Thị trường Việt Nam trở thành điểm đầu tư đầy hứa hẹn, chung cư tăng giá đều đặn, loại căn hộ này có thể giảm

Năm 2024, hứa hẹn bùng nổ thị trường địa ốc Việt Nam, Bắc Giang tìm nhà đầu tư cho dự án khu đô thị mới ...

(theo Energy Monitor)

Đọc thêm

Xây dựng một ASEAN đoàn kết, thống nhất và đóng vai trò trung tâm trong khu vực

Xây dựng một ASEAN đoàn kết, thống nhất và đóng vai trò trung tâm trong khu vực

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam ủng hộ và phối hợp chặt chẽ với Malaysia trong năm Malaysia làm Chủ tịch ASEAN.
Tin thế giới 28/4: Ai Cập 'nóng mặt' với yêu cầu của Mỹ, Trung Quốc xoa dịu Ấn Độ và Pakistan, tan băng quan hệ Iran-Azerbaijan

Tin thế giới 28/4: Ai Cập 'nóng mặt' với yêu cầu của Mỹ, Trung Quốc xoa dịu Ấn Độ và Pakistan, tan băng quan hệ Iran-Azerbaijan

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.
Giá vàng hôm nay 29/4/2025: Giá vàng giảm bất cứ lúc nào, giá trong nước tiếp tục bỏ xa thế giới, nền tảng tích cực để đầu tư dài hạn?

Giá vàng hôm nay 29/4/2025: Giá vàng giảm bất cứ lúc nào, giá trong nước tiếp tục bỏ xa thế giới, nền tảng tích cực để đầu tư dài hạn?

Giá vàng hôm nay 29/4/2025: Giá vàng giảm bất cứ lúc nào, giá trong nước tiếp tục bỏ xa thế giới, nền tảng tích cực để đầu tư dài hạn?
Việt Nam-Nhật Bản đẩy mạnh hợp tác trong các ngành công nghiệp chiến lược, công nghệ cao, chuyển đổi xanh và bán dẫn

Việt Nam-Nhật Bản đẩy mạnh hợp tác trong các ngành công nghiệp chiến lược, công nghệ cao, chuyển đổi xanh và bán dẫn

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ishiba Shigeru cùng dự Diễn đàn hợp tác Việt Nam-Nhật Bản trong các ngành công nghiệp chiến lược...
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Công tác về quân nhân xuất ngũ Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Công tác về quân nhân xuất ngũ Trung Quốc

Bộ trưởng Bộ Công tác về quân nhân xuất ngũ Trung Quốc khẳng định, Trung Quốc coi Việt Nam là hướng ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Đông Phi Tanzania

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Đông Phi Tanzania

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị phía Tanzania nghiên cứu sớm mở Đại sứ quán tại Việt Nam.
Giá nông sản hôm nay 28/4/2025: Giá cà phê robusta còn tăng tiếp, Giá tiêu hy vọng khởi sắc; 80 thủ tục chuẩn hoá trong trồng trọt và bảo vệ thực vật

Giá nông sản hôm nay 28/4/2025: Giá cà phê robusta còn tăng tiếp, Giá tiêu hy vọng khởi sắc; 80 thủ tục chuẩn hoá trong trồng trọt và bảo vệ thực vật

Báo Thế giới và Việt Nam cập nhật giá nông sản hôm nay 28/4/2025 giao dịch trên thị trường quốc tế và thị trường trong nước:
Giá xăng dầu hôm nay 28/4: Qua một tuần biến động

Giá xăng dầu hôm nay 28/4: Qua một tuần biến động

Giá xăng dầu hôm nay 28/4, tuần trước, giá dầu liên tục biến động trong từng phiên giao dịch, giảm 2 phiên, tăng 3 phiên.
Ngày hội kết nối giao thương năm 2025: Cơ hội xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Ngày hội kết nối giao thương năm 2025: Cơ hội xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Chiều 27/4, Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý tỉnh Hải Dương và Hội Đá quý tỉnh Hải Dương đồng chủ trì tổ chức Ngày hội kết nối giao thương năm 2025.
Giá xăng dầu hôm nay 27/4: Tuần quay đầu hạ nhiệt

Giá xăng dầu hôm nay 27/4: Tuần quay đầu hạ nhiệt

Giá xăng dầu hôm nay 27/4, giá dầu đã quay đầu hạ nhiệt với dầu Brent giảm 1,6% xuống mức 66,87 USD/thùng, dầu WTI giảm 2,6% xuống mức 63,02 USD/thùng.
Vietfood & Beverage-Propack 2025 quy tụ 1.000 doanh nghiệp từ 20 quốc gia, vùng lãnh thổ

Vietfood & Beverage-Propack 2025 quy tụ 1.000 doanh nghiệp từ 20 quốc gia, vùng lãnh thổ

Triển lãm Vietfood & Beverage-Propack 2025 sẽ được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, với sự góp mặt của 1.000 doanh nghiệp đến từ hơn 20 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Vietcombank kiện toàn nhân sự cấp cao và phát hành hơn 543 triệu cổ phiếu riêng lẻ

Vietcombank kiện toàn nhân sự cấp cao và phát hành hơn 543 triệu cổ phiếu riêng lẻ

ĐHĐCĐ Vietcombank 2025 đã thông qua kế hoạch phát hành hơn 543 triệu cổ phiếu riêng lẻ, bầu bổ sung thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát.
Thị trường chung cư TP. Hồ Chí Minh tăng sức hút, khu vực phía Tây tăng lực cầu

Thị trường chung cư TP. Hồ Chí Minh tăng sức hút, khu vực phía Tây tăng lực cầu

Thị trường chung cư TP. Hồ Chí Minh ghi nhận mức độ quan tâm và giá bán cải thiện, lực cầu lại tăng ở khu vực phía Tây nhờ hạ tầng kết nối tốt và ...
VietNam Land ký kết hợp tác phân phối dự án La Pura - Hợp lực cho giai đoạn tăng tốc

VietNam Land ký kết hợp tác phân phối dự án La Pura - Hợp lực cho giai đoạn tăng tốc

Công ty Cổ phần dịch vụ môi giới Vietnam Land được chính thức công bố là đại lý chiến lược phân phối La Pura - Thành phố dưỡng lành, một dự án bất động sản ...
‘Độc thân hóa’ bất động sản châu Á

‘Độc thân hóa’ bất động sản châu Á

Cuộc sống độc thân lên ngôi đang tái định hình thị trường bất động sản châu Á, khi thế hệ trẻ ưu tiên không gian sống cá nhân thay vì truyền thống.
Nghị định số 75/2025/NĐ-CP: Kỳ vọng tháo 'án treo' cho hàng trăm dự án nhà ở thương mại

Nghị định số 75/2025/NĐ-CP: Kỳ vọng tháo 'án treo' cho hàng trăm dự án nhà ở thương mại

Nghị định số 75/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ đầu tháng 4/2025 được kỳ vọng tháo "án treo" cho hàng trăm dự án nhà ở thương mại tại TP. Hồ Chí Minh.
Cùng tìm hiểu về công ty bất động sản Green House Agency - chuyên tư vấn, môi giới BĐS uy tín

Cùng tìm hiểu về công ty bất động sản Green House Agency - chuyên tư vấn, môi giới BĐS uy tín

Hãy cùng tìm hiểu về công ty bất động sản Green House Agency - chuyên tư vấn, môi giới BĐS uy tín, một đơn vị năng động, chuyên nghiệp và luôn đặt lợi ích của ...
Tiềm năng từ thị trường 'bất động sản chân sóng' Quy Nhơn

Tiềm năng từ thị trường 'bất động sản chân sóng' Quy Nhơn

Bất động sản thấp tầng có pháp lý vững chắc tại Quy Nhơn đang thu hút sự quan tâm nhờ tiềm năng tăng trưởng bền vững.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/4: EUR giảm mạnh từ mức cao

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/4: EUR giảm mạnh từ mức cao

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/4 ghi nhận USD nỗ lực vượt qua ngưỡng tâm lý 100, EUR giảm mạnh.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: USD lại giảm do lo ngại cuộc chiến thương mại

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: USD lại giảm do lo ngại cuộc chiến thương mại

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4 ghi nhận đồng USD quay đầu giảm khi các nhà đầu tư lo ngại cuộc chiến thương mại giữa Mỹ-Trung.
Công bố Top 30 thương hiệu ngân hàng mạnh nhất 2025 của Mibrand

Công bố Top 30 thương hiệu ngân hàng mạnh nhất 2025 của Mibrand

Chiều 22/4 tại Hà Nội, trong khuôn khổ Vietnam Banking Conference 2025 của Mibrand Việt Nam đã diễn ra lễ công bố Top 30 thương hiệu ngân hàng mạnh nhất Việt Nam.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: Đồng USD 'vực dậy' từ đáy ba năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: Đồng USD 'vực dậy' từ đáy ba năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4 ghi nhận USD lấy lại được đà tăng, sau khi giảm xuống mốc 97,923.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD xuống mức thấp nhất ba năm, EUR đạt đỉnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD xuống mức thấp nhất ba năm, EUR đạt đỉnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4 ghi nhận USD đã giảm mạnh, chạm mức thấp nhất trong ba năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/4: USD tìm đường tăng trở lại

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/4: USD tìm đường tăng trở lại

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/4 ghi nhận đồng USD đang vật lộn để tăng trở lại trên mốc tâm lý 100.
Phiên bản di động