TIN LIÊN QUAN | |
Shangri-La 2018: Nhật Bản tránh dùng từ "sức ép" đối với Triều Tiên | |
Mỹ-Hàn nhất trí dùng biện pháp ngoại giao giải quyết vấn đề Triều Tiên |
Bên cạnh bài phát biểu dẫn đề của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại phiên khai mạc, đại biểu các nước tại SLD lần này đã tập trung thảo luận, trình bày quan điểm của mình xoay quanh các chủ đề chính như vai trò lãnh đạo của Mỹ cùng các thách thức an ninh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương; chống leo thang khủng hoảng Triều Tiên; định hình trật tự an ninh đang biến đổi của châu Á; những khía cạnh mới của chủ nghĩa khủng bố và hoạt động chống khủng bố; nâng cao chất lượng hợp tác an ninh khu vực.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La 2018. (Nguồn: IISS) |
Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đã có bài phát biểu khẳng định rõ quan điểm đường lối cùng chính sách quốc phòng của Việt Nam, góp phần cùng các nước phân tích và định hình trật tự an ninh đang biến đổi tại châu Á nói chung cũng như khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói riêng.
Phát biểu tại phiên toàn thể cuối cùng của đối thoại, Bộ trưởng Quốc phòng Singpore Ng Eng Hen nhấn mạnh, mặc dù trật tự quốc tế trong cả lĩnh vực an ninh và thương mại được xây dựng từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 đến nay vẫn chưa bị phá vỡ, song diễn biến khu vực cùng sự thay đổi cán cân quyền lực của các nước lớn đang khiến cho trật tự khu vực châu Á - Thái Bình Dương thay đổi.
Đáng chú ý, một số hành động đơn phương của Mỹ trong điều chỉnh, áp đặt các chính sách thương mại cùng việc triển khai các hệ thống khí tài quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông đang đi ngược lại với các quy tắc hiện có và làm gia tăng các thách thức an ninh tại khu vực. Trong bối cảnh đó, các bên cần tăng cường phối hợp xây dựng và củng cố một trật tự dựa trên luật pháp quốc tế để tiếp tục duy trì xu thế phát triển và thịnh vượng của khu vực.
Nhân dịp này, ông Ng Eng Hen cho biết, Singapore đang nỗ lực phối hợp với các bên liên quan để xây dựng khung hướng dẫn tránh va chạm ngoài ý muốn trên không giữa các máy bay quân sự tại khu vực, hy vọng sẽ được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) diễn ra vào tháng Mười tới.
Bên lề đối thoại, Trung tướng Nguyễn Đức Hải, Viện trưởng Viện chiến lược, Bộ Quốc phòng Việt Nam (thành viên đoàn đại biểu Việt Nam) cho biết đại biểu các bên tại đối thoại lần này đều nhấn mạnh cần tăng cường đối thoại để giải quyết và ứng phó với xu hướng thay đổi trật tự tại châu Á nói chung và khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói riêng.
thoại và xây dựng lòng tin chiến lược sẽ giúp giảm bớt các thách thức an ninh cùng những hành động thiếu kiềm chế của tất cả các bên, đặc biệt là các nước lớn tại khu vực. Bên cạnh đó, đại biểu các nước cũng khẳng định tất cả các quốc gia cần chung tay duy trì và bảo vệ một môi trường hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển.
Bắt đầu từ năm 2002, SLD do Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) tài trợ được tổ chức thường niên tại Singapore. Diễn đàn thường quy tụ nhiều quan chức quốc phòng và học giả của khoảng hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới tham gia.
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch: Nguy cơ ở châu Á -Thái Bình Dương có thực và cận kề Ngày 2/6, phát biểu tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 17 đang diễn ra tại Singapore, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân ... |
Mỹ khẳng định Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vẫn là khu vực ưu tiên Ngày 2/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cho biết nước này sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc dựa trên một mối quan ... |