TS. Nguyễn Minh Vũ, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao chủ trì Tọa đàm khoa học về dự báo cục diện khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. (Ảnh: Anh Sơn) |
Tin liên quan |
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực châu Á-Thái Bình Dương |
Tham dự Tọa đàm có các đồng chí nguyên lãnh đạo Bộ và đại diện các cơ quan, bộ, ngành liên quan đến lĩnh vực đối ngoại như: Ban Đối ngoại Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, các viện nghiên cứu trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Bộ Quốc Phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và nhiều chuyên gia, nhà khoa học.
Tọa đàm khoa học nằm trong khuôn khổ chuỗi hoạt động của Bộ Ngoại giao nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, dự báo tình hình quốc tế và khu vực thời gian tới, đóng góp vào quá trình chuẩn bị xây dựng văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIV và kết hợp triển khai kế hoạch thực hiện Đề tài cấp Nhà nước KX04.35“Cục diện thế giới giai đoạn 2025-2045: Dự báo và định hướng chính sách đối ngoại của Việt Nam”.
Tại Tọa đàm, các đại biểu đã đi sâu vào đánh giá tình hình khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương hiện nay và dự báo cục diện thế giới trong thời gian tới; điều chỉnh chính sách nước lớn; các xu thế lớn ở khu vực, đặc biệt là báo cáo về chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, khoa học - công nghệ, trí tuệ nhân tạo, công nghiệp bán dẫn, các vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu và các thách thức an ninh phi truyền thống khác.
Toàn cảnh Tọa đàm. (Ảnh: Anh Sơn) |
Những vấn đề này đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với an ninh, phát triển của Việt Nam hiện nay và từ nay đến 2045.
Các đại biểu nhận định, đến nay, khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đã chứng kiến những biến động và chuyển dịch lớn có tác động căn bản, sâu sắc.
Các xu thế lớn, cả khách quan và chủ quan đang làm thay đổi nhanh chóng tương quan sức mạnh kinh tế, quốc phòng và ảnh hưởng giữa các quốc gia, đẩy nhanh nhiều hình thức tập hợp lực lượng, liên kết mới giữa các quốc gia.
Các đại biểu tham dự Tọa đàm phát biểu ý kiến. (Ảnh: Anh Sơn) |
Bối cảnh mới đang tác động đa chiều, đặt ra những vấn đề mới cho đối ngoại Việt Nam trong bảo vệ và phát huy lợi ích an ninh và phát triển của đất nước.
Tọa đàm đã diễn ra thành công tốt đẹp với những trao đổi thực chất, toàn diện. Trong thời gian tới, Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ giữa các nhà khoa học và các cơ quan nghiên cứu trong lĩnh vực đối ngoại, đóng góp hiệu quả vào công tác nghiên cứu, tham mưu và dự báo cho Đảng và Nhà nước.
| Chile luôn coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương Trưởng ban Đối ngoại Trung ương khẳng định Việt Nam coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện với Chile ... |
| Nhật Bản-Phần Lan tăng cường hợp tác quốc phòng, khẳng định an ninh khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và châu Âu không thể tách rời Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản và Phần Lan nhất trí thúc đẩy đàm phán về chuyển giao thiết bị quốc phòng và an ninh ... |
| Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn Ngày 24/9, tại Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH KHXH&NV), ĐHQGHN và Viện Konrad-Adenauer-Stifung (KAS) đã phối hợp ... |
| Trở thành người dẫn đầu về chuyển đổi công nghiệp ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương Đại diện HDBank, Techcombank và Trung tâm Thị trường giáo dục (Malaysia) chia sẻ bên lề Diễn đàn Kinh tế TP. HCM 2024 ngày 25/9 ... |