Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Hồng Anh
Ngày 24/9, tại Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH KHXH&NV), ĐHQGHN và Viện Konrad-Adenauer-Stifung (KAS) đã phối hợp tổ chức Tọa đàm chia sẻ kết quả nghiên cứu “Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn
Tọa đàm chia sẻ kết quả nghiên cứu "Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn", ngày 24/9 tại Hà Nội. (Ảnh: Hồng Anh)

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, GS.TS. Hoàng Anh Tuấn - Hiệu trưởng trường ĐH KHXH&NV phát biểu: “Trong bối cảnh khu vực Ấn Độ Dương–Thái Bình Dương ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc kinh tế và chính trị toàn cầu, các nghiên cứu về khu vực đã giúp Việt Nam hiểu rõ hơn về mối quan hệ lịch sử, văn hóa và kinh tế với các nước láng giềng, cung cấp nền tảng khoa học vững chắc để xây dựng các chiến lược hợp tác khu vực, đảm bảo phát triển ổn định và bền vững.

Nghiên cứu về cách tiếp cận của Liên minh châu Âu (EU) đối với hợp tác ở khu vực, từ chiến lược đến thực tiễn đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tìm hiểu quan điểm, chính sách của một thực thể lớn, một đối tác quan trọng của Việt Nam. Từ đó, các kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp trực tiếp và gián tiếp vào quá trình tìm hiểu chính sách đối ngoại và xây dựng chính sách đối ngoại của Việt Nam".

Ông Florian Feyerabend - Đại diện thường trú Viện KAS tại Việt Nam chia sẻ: “Khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương ngày càng có tầm quan trọng chiến lược đối với EU, nhìn nhận sức nặng kinh tế, nhân khẩu học và chính trị ngày càng tăng của khu vực này trong thúc đẩy việc định hình trật tự thế giới và giải quyết các thách thức toàn cầu.

Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn
Ông Florian Feyerabend - Đại diện thường trú Viện KAS tại Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo. (Ảnh: Hồng Anh)

EU đặt mục tiêu sử dụng chiến lược hướng đến tăng cường hợp tác với khu vực, xây dựng quan hệ đối tác nhằm củng cố trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, giải quyết các vấn đề toàn cầu và đặt nền móng cho sự phục hồi kinh tế nhanh chóng, công bằng và bền vững".

Nghiên cứu trong ba giai đoạn của Trường ĐH KHXH&NV và viện KAS tập trung vào chiến lược của EU đang được triển khai và quan trọng hơn là cách chiến lược này được nhìn nhận theo góc nhìn của các quốc gia trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nói chung và Việt Nam nói riêng.

Với tư cách là một tổ chức Chính trị của Đức, Viện KAS hỗ trợ nghiên cứu và Tọa đàm này nhằm thúc đẩy các cuộc thảo luận về chiến lược hợp tác Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của EU. Theo đó, ông hy vọng Tọa đàm sẽ gợi mở nhiều chủ đề nghiên cứu trong tương lai, củng cố mối quan hệ giữa Trường ĐH KHXH&NV và Viện KAS nói riêng, giữa Việt Nam và Đức nói chung ngày càng tốt đẹp.

Chia sẻ về kết quả của nghiên cứu, GS. Detlef Briesen - Đại học Justus Liebig Giessen (Đức) – một thành viên của nhóm nghiên cứu, cho hay Dự án nghiên cứu Cách tiếp cận của EU đối với hợp tác ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn đi sâu vào phương pháp tiếp cận chiến lược của EU đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong bối cảnh địa chính trị đang thay đổi nhanh chóng, chủ yếu được định hình bởi sự cạnh tranh chiến lược và ảnh hưởng ngày càng gia tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

"Chiến lược của EU phản ánh sự hiệu chỉnh quan trọng các ưu tiên chính sách đối ngoại của mình, nhấn mạnh đến nhu cầu về quyền tự chủ chiến lược, chủ nghĩa đa phương và tăng cường quan hệ đối tác trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. EU thừa nhận rằng sự ổn định của khu vực gắn chặt với các lợi ích kinh tế và an ninh của riêng châu Âu, đặc biệt liên quan đến các tuyến đường thương mại, nguồn cung cấp năng lượng và các công nghệ quan trọng.

Chiến lược của EU được thúc đẩy bởi nhu cầu bảo vệ các lợi ích của mình, giảm thiểu các rủi ro địa chính trị do căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ gây ra và củng cố vai trò của mình như một tác nhân toàn cầu thông qua các quan hệ đối tác chiến lược và hợp tác đa phương", GS. Detlef Briesen nhấn mạnh.

Theo một thành viên khác của nhóm nghiên cứu, TS. Nguyễn Thị Thùy Trang - Khoa Quốc tế học, Trường ĐH KHXH&NV, bước đầu tiên, dự án nghiên cứu năm 2021 đã phân tích các nội dung trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của EU và quan điểm tiếp nhận tại Việt Nam.

Bước thứ hai vào năm 2022, các chuyên gia đã phân tích về quan điểm và cách nhìn nhận của các thực thể trong khu vựcvề chiến lược này. Các kết quả nghiên cứu được trình bày vào năm 2023 liên quan nhiều hơn đến những biến động của môi trường địa chiến lược toàn cầu.

Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn
Các đại biểu trao đổi tại Tọa đàm. (Ảnh: Hồng Anh)

Tại Tọa đàm, TS. Nguyễn Thị Thùy Trang chia sẻ một số kết quả nghiên cứu của dự án, cho thấy quan điểm của một số thực thể có vai trò trong khu vực như ASEAN, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam, cũng như những quan ngại của các nước này về vai trò và triển vọng triển khai chiến lược của EU ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Những quan ngại bao gồm: Về thương mại, những tiêu chuẩn khắt khe về môi trường và lao động của EU có thể đặt ra các thách thức đối với các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi vốn chưa có khả năng đáp ứng hoàn toàn các tiêu chuẩn này. Về an ninh và quốc phòng, các quốc gia trong khu vực có phần hoài nghi về khả năng EU có thể đóng góp đáng kể vào cấu trúc an ninh của Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Ngoài ra, các quốc gia trong khu vực cũng nhận thức rằng trọng tâm chính của châu Âu vẫn là khu vực lân cận của mình - chẳng hạn như quan hệ với Nga, Bắc Phi và các mối quan tâm nội bộ của châu Âu như Brexit. Điều này làm dấy lên lo ngại về cam kết lâu dài của EU đối với Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và liệu EU có đủ năng lực để tập trung vào Đông Nam Á trong bối cảnh có nhiều ưu tiên cạnh tranh hay không.

Tại buổi Tọa đàm, các chuyên gia và nhà nghiên cứu tham dự cũng đã có những trao đổi tích cực về cơ hội cho EU khi tìm cách cân bằng lợi ích chiến lược của mình với lợi ích của các cường quốc khác ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cũng như những cơ hội và thách thức cho Việt Nam trong bối cảnh hiện tại, đồng thời đề xuất một số hướng nghiên cứu cần thiết và có ý nghĩa trong tương lai.

Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn (The EU approach to cooperation in the Indo-Pacific: From strategy to practice) là dự án nghiên cứu thực hiện bởi Trường ĐH KHXH&NV, với sự hỗ trợ của Viện KAS (Đức). Dự án được thực hiện trong 3 năm, từ 2021 đến 2023, qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1 (2021): Nghiên cứu về mục tiêu của EU và làm rõ các câu hỏi về mức độ tham gia của EU vào khu vực chính sách đối ngoại mới với các chiến lược của mình. Nghiên cứu cũng làm rõ quan điểm của Việt Nam khi EU công bố chiến lược mới về hợp tác ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Giai đoạn 2 (2022): Nghiên cứu đánh giá nhận thức và phản ứng của các chủ thể quốc tế chủ chốt trong khu vực đối với chiến lược của EU.

Giai đoạn 3 (2023): Nghiên cứu đánh giá chiến lược hợp tác tại khu vực Ấn Độ Dương của EU trong bối cảnh mới, đặc biệt trong bối cảnh xảy ra xung đột giữa Nga và Ukraine.

GS.TS. Hoàng Anh Tuấn - Hiệu trưởng trường ĐH KHXH&NV cho rằng thành công của dự án sẽ là tiền đề của nhiều dự án giữa Nhà trường và Viện trong tương lai.

Anh sẽ triển khai chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương thông qua vai trò là đối tác đối thoại của ASEAN

Anh sẽ triển khai chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương thông qua vai trò là đối tác đối thoại của ASEAN

Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Anh phụ trách Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Anne-Marie Trevelyan cho biết London tiếp tục coi khu vực này ...

Mỹ-Nhật-Hàn hợp tác vì an ninh và thịnh vượng khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Mỹ-Nhật-Hàn hợp tác vì an ninh và thịnh vượng khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Các Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc ngày 26/6 tuyên bố hợp tác về các vấn đề ...

Tàu tấn công đổ bộ tiên tiến nhất Trung Quốc xuất hiện ở Tây Thái Bình Dương

Tàu tấn công đổ bộ tiên tiến nhất Trung Quốc xuất hiện ở Tây Thái Bình Dương

Mới đây, Nhật Bản đã phát hiện tàu tấn công đổ bộ tiên tiến nhất của Trung Quốc ở cách quần đảo Miyako, tỉnh Okinawa ...

Phong thanh tin Bộ tứ có kế hoạch mới ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Phong thanh tin Bộ tứ có kế hoạch mới ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ngày 15/9, các nguồn tin ngoại giao cho biết, nhóm Bộ tứ (Quad - gồm Nhật Bản, Mỹ, Australia và Ấn Độ) có kế hoạch ...

Nga rục rịch động thái mới ở Đại Tây Dương, 'bắt tay' Trung Quốc làm một việc ở Thái Bình Dương

Nga rục rịch động thái mới ở Đại Tây Dương, 'bắt tay' Trung Quốc làm một việc ở Thái Bình Dương

Nga chuẩn bị mở một cảng chiến lược mới ở Đại Tây Dương theo thỏa thuận hợp tác quân sự với quốc đảo São Tomé ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 15/10/2024, Lịch vạn niên ngày 15 tháng 10 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 15/10/2024, Lịch vạn niên ngày 15 tháng 10 năm 2024

Lịch âm 15/10. Lịch âm 15/10/2024? Âm lịch hôm nay 15/10. Lịch vạn niên 15/10/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 16/10/2024, Lịch vạn niên ngày 16 tháng 10 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 16/10/2024, Lịch vạn niên ngày 16 tháng 10 năm 2024

Lịch âm 16/10. Lịch âm 16/10/2024? Âm lịch hôm nay 16/10. Lịch vạn niên 16/10/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 15/10/2024: Song Tử có cơ hội phát triển

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 15/10/2024: Song Tử có cơ hội phát triển

Tử vi hôm nay 15/10/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 15/10/2024: Tuổi Thìn công việc nhiều niềm vui

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 15/10/2024: Tuổi Thìn công việc nhiều niềm vui

Xem tử vi 15/10 - tử vi 12 con giáp hôm nay 15/10/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45; động lực mới cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45; động lực mới cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 7-14/10.
Điểm thi IELTS của thí sinh Việt Nam tụt hạng so với trước

Điểm thi IELTS của thí sinh Việt Nam tụt hạng so với trước

Điểm trung bình bài thi IELTS của thí sinh Việt Nam đạt 6.2 trong năm 2023-2024, tụt hạng so với trước.
Tin thế giới 14/10: Campuchia tuyên bố về lập trường địa chính trị, Trung Quốc tập trận ở eo biển Đài Loan, Israel thừa nhận hậu quả 'nặng nề đau đớn'

Tin thế giới 14/10: Campuchia tuyên bố về lập trường địa chính trị, Trung Quốc tập trận ở eo biển Đài Loan, Israel thừa nhận hậu quả 'nặng nề đau đớn'

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Ngoại trưởng Iran gặp lãnh đạo nhóm Houthi, thảo luận cách kiềm chế xung đột

Ngoại trưởng Iran gặp lãnh đạo nhóm Houthi, thảo luận cách kiềm chế xung đột

Ngày 14/10, Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi đã gặp ông Mohammed Abdelsalam, quan chức cấp cao của phong trào Houthi tại thủ đô Muscat (Oman).
Tình hình Lebanon: Mỹ cảnh tỉnh Israel sau 'vi phạm gây sốc' khiến LHQ nóng mặt, EU nói 'không thể chấp nhận'

Tình hình Lebanon: Mỹ cảnh tỉnh Israel sau 'vi phạm gây sốc' khiến LHQ nóng mặt, EU nói 'không thể chấp nhận'

Mỹ đã nêu bật tầm quan trọng của việc cần triển khai mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn và an ninh cho lực lượng của LHQ ở Lebanon.
Vấn đề hạt nhân: Tổng thống Mỹ khẳng định phải có ngày 'khai tử' vũ khí nóng, vì sao Belarus nói Nga hành động quá muộn?

Vấn đề hạt nhân: Tổng thống Mỹ khẳng định phải có ngày 'khai tử' vũ khí nóng, vì sao Belarus nói Nga hành động quá muộn?

Theo Tổng thống Mỹ, không có lợi ích gì cho thế giới trong việc cản trở tiến trình cắt giảm kho vũ khí hạt nhân.
Bán đảo Triều Tiên: Căng thẳng dâng cao, Bình Nhưỡng nổi giận ra tuyên bố, Seoul sẵn sàng 'nghênh chiến'

Bán đảo Triều Tiên: Căng thẳng dâng cao, Bình Nhưỡng nổi giận ra tuyên bố, Seoul sẵn sàng 'nghênh chiến'

Căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên tăng cao khi hai miền đều tỏ ra cứng rắn sau vụ thiết bị bay không người lái thả tờ rơi ở Bình Nhưỡng.
Lầu Năm Góc: Mỹ sẽ gửi hệ thống chống tên lửa và quân đội tới Israel

Lầu Năm Góc: Mỹ sẽ gửi hệ thống chống tên lửa và quân đội tới Israel

Mỹ sẽ cử binh sĩ cùng hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến tới Israel nhằm tăng cường khả năng phòng không cho Tel Aviv.
Thượng đỉnh SNG Moscow: Mối quan tâm đến Á-Âu đang tăng lên

Thượng đỉnh SNG Moscow: Mối quan tâm đến Á-Âu đang tăng lên

Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) diễn ra ngày 8/10 dưới sự chủ trì của Tổng thống Liên bang Nga V. Putin cùng nguyên thủ 9 nước SNG.
Tổng thống Maldives thăm Ấn Độ: Nỗ lực hàn gắn và cân bằng

Tổng thống Maldives thăm Ấn Độ: Nỗ lực hàn gắn và cân bằng

Trong nỗ lực hàn gắn mối quan hệ 'cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt' gần đây với New Delhi, Tổng thống Maldives đã thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ...
Bầu cử Tổng thống Mozambique: Cuộc đua ‘tứ mã’

Bầu cử Tổng thống Mozambique: Cuộc đua ‘tứ mã’

Theo Hiến pháp Mozambique, bầu cử tổng thống được tổ chức theo hình thức phổ thông đầu phiếu.
Một năm xung đột Israel-Hamas: Nguy cơ cuộc chiến toàn diện

Một năm xung đột Israel-Hamas: Nguy cơ cuộc chiến toàn diện

Ngày 7/10 đánh dấu tròn một năm cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas.
Cuộc đua giành chức Chủ tịch LDP: Hành trình cam go

Cuộc đua giành chức Chủ tịch LDP: Hành trình cam go

Cuộc đua vào chiếc ghế Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) ngày 27/9 đang nóng hơn bao giờ hết.
Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Sau hai tháng rưỡi kể từ cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn, Thủ tướng Michel Barnier đã công bố nội các mới với thành phần ngả mạnh sang cánh hữu.
Câu chuyện chiến lược của Việt Nam là gì?

Câu chuyện chiến lược của Việt Nam là gì?

Câu chuyện chiến lược đang được phát triển của Việt Nam, qua trình bày của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, phản ánh một quốc gia đang đối mặt với ngã rẽ...
Truyền thông Trung Quốc: Bắc Kinh sẵn sàng thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực với chất lượng và trình độ cao hơn

Truyền thông Trung Quốc: Bắc Kinh sẵn sàng thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực với chất lượng và trình độ cao hơn

Báo chí Trung Quốc như Tân Hoa xã, Nhân dân nhật báo… đồng loạt đưa tin về chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Lý Cường.
Mỹ 'bày binh bố trận' hóa giải yếu tố định mệnh trong xung đột ở Trung Đông, Iran vào thế bị 'tung hỏa mù'

Mỹ 'bày binh bố trận' hóa giải yếu tố định mệnh trong xung đột ở Trung Đông, Iran vào thế bị 'tung hỏa mù'

Việc bố trí các căn cứ quân sự hợp lý ở Trung Đông sẽ giúp Mỹ đối phó hiệu quả với những chiến thuật hiểm hóc của Iran.
Điểm mặt, chỉ tên những 'vật báu' trong tay Ukraine, chỉ cần phương Tây 'gật đầu' chắc chắn sẽ làm nên chuyện

Điểm mặt, chỉ tên những 'vật báu' trong tay Ukraine, chỉ cần phương Tây 'gật đầu' chắc chắn sẽ làm nên chuyện

Ukraine sở hữu nhiều loại vũ khí quan trọng nhưng vẫn đang nỗ lực thuyết phục phương Tây đồng ý cho sử dụng để tấn công vào sâu lãnh thổ Nga.
Vì sao Iran không do dự đưa xung đột với Israel 'ra ánh sáng', thể diện là một chuyện nhưng có điều quan trọng hơn?

Vì sao Iran không do dự đưa xung đột với Israel 'ra ánh sáng', thể diện là một chuyện nhưng có điều quan trọng hơn?

Iran và Israel đang bước vào một cuộc xung đột trực diện ngày càng rõ ràng. Iran rõ ràng lo lắng trước thái độ 'tất tay' của Israel.
'Món quà' cuối cùng Tổng thống Joe Biden tặng Ukraine, 'nước cờ' cao tay không ai nghĩ tới

'Món quà' cuối cùng Tổng thống Joe Biden tặng Ukraine, 'nước cờ' cao tay không ai nghĩ tới

Tổng thống Joe Biden đang có những nỗ lực phút chót để hỗ trợ Ukraine trước khi rời Nhà Trắng.
Phiên bản di động