Trí thức VK- tiềm năng lớn và đặc thù riêng của VN.

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế và nền kinh tế tri thức, vai trò của con người trí thức với công nghệ hiện đại là yếu tố quyết định cho sự phát triển của các quốc gia. Các nước có thành tựu kinh tế cao cũng là những quốc gia sở hữu và thu hút được nhiều nhất lực lượng trí thức trên thế giới. Sự giầu có về tri thức đang góp phần tạo dựng thương hiệu quốc gia, đồng thời là cơ sở và cơ hội cho sự phát triển đất nước bền vững.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Trí thức Việt Nam với sự phát triển đất nước

 

Hiện tại và tương lai, trí thức Việt Nam có thể đóng góp được gì cho công cuộc phát triển đất nước? Trước tiên có thể nói, vai trò của trí thức Việt Nam trong giai đoạn hiện nay tập trung trong các nhiệm vụ:

                             

- Giúp hoạch định chính sách phát triển đất nước và các biện pháp thực hiện. Đặc biệt như xây dựng luật pháp, chính sách về phát triển kinh tế, quản lý đất nước, khai thác và phát huy tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam trong hội nhập.  

 

- Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ nhằm phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, bảo vệ đất nước. Góp phần tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống xã  hội, duy trì, phát triển văn hóa Việt Nam.                 

 

- Đào tạo và hoàn thiện lực lượng lao động, nhất là lực lượng lao động có trình độ, đáp ứng những đòi hỏi của đất nước cũng như phục vụ cho hợp tác quốc tế.

 

Sau hơn 20 năm đổi mới và hội nhập, đất nước đã đạt được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế, cải thiện đời sống xã hội và nâng cao vị thế của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế. Do mô hình kinh tế có đặc thù riêng, khi thực hiên công cuộc cải cách kinh tế, Việt Nam còn gặp nhiều bất cập trong hoạch định chính sách và các biện pháp thực hiện. Có thể thấy, một trong các nguyên nhân do chưa khai thác được sức mạnh tri thức toàn dân, chưa phát huy nền dân chủ tri thức và tạo được cơ chế phù hợp để đào tạo, sử dụng, vinh danh đội ngũ trí thức. Nhằm phát huy lực lượng trí thức hỗ trợ thiết thực cho công cuộc phát triển đất nước có thể chú ý tới một số quan điểm như sau:                                       

 

- Xây dựng nền trí thức toàn dân. Đảm bảo mỗi người dân đều có quyền và cơ hội đóng góp cho công cuộc phát triển đất nước.

 

- Xây dựng nền tri thức thực tiễn. Tri thức cần phải giải quyết hiệu quả các vấn đề thực tiễn, nhất là hỗ trợ phát triển kinh tế. Có cơ chế khuyến khích nghiên cứu khoa học, đánh giá kết quả nghiên cứu, sáng chế, bảo vệ quyền lợi cho các nhà khoa học, các nhà quản lý, các doanh nhân theo cơ chế thị trường và các chuẩn mực quốc tế.

                                                                                                          

- Xây dựng văn hóa trí thức Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Nâng cao nhận thức xã hội về vai trò của nền kinh tế trí thức. Xây dựng văn hóa trí thức dựa trên các giá trị truyền thống như tôn trọng người tài, người giỏi, người thầy, đồng thời kết hợp những chuẩn mực chung của thế giới về kiến thức, bằng cấp, vinh danh cho các nhà trí thức. Hướng tới xây dựng thương hiệu quốc gia -  nền trí thức Việt Nam.                         

 

Từ các quan điểm trên, để trí thức Việt Nam đáp ứng những đòi hỏi của công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước cần có chiến lược xây dựng, sử dụng hiệu quả đội ngũ trí thức trên tinh thần phát huy nội lực, hội nhập quốc tế và có đặc trưng Việt Nam.

 

Có thể đề xuất một số giải pháp cụ thể:                                                

 

- Tuyên truyền và quán triệt cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ sự cần thiết của trí thức, khoa học kỹ thuật trong công cuộc phát triển đất nước. Đó không chỉ là phương tiện mà còn là biện pháp hiệu quả duy nhất để Việt Nam sớm thoát nghèo và phát triển bền vững thành nước công nghiệp hiện đại.                   

 

- Dân chủ và công khai mọi chủ trương, những vấn đề quan trọng của đất nước để mỗi người dân biết, góp ý, hiến kế, giám sát thực hiện. Từ đó phát huy được trí tuệ toàn dân, đồng thời phát hiện, tuyển dụng nhân tài cho đất nước.              

 

- Hình thành cơ chế khuyến khích người tài, nhà khoa học Việt Nam có điều kiện làm việc và phát huy tài năng. Gắn khoa học với thực tiễn. Đảm bảo cho những nhà khoa học, những nhà sáng chế, các nhà quản lý giỏi có điều kiện làm giàu cho đất nước và cho bản thân trên cơ sở tài năng của mình, đồng thời được tôn vinh, ghi nhận của xã hội.   

 

- Tập trung khơi thông giao lưu tri thức của Việt Nam với thế giới. Thu hút các nhà khoa học, các chuyên gia giỏi, các trí thức Việt kiều, các học sinh, sinh viên thế giới tới Việt Nam làm việc, giao lưu, thực hành, thực tế, nghiên cứu về Việt Nam v.v. Có cơ chế, kế hoach đào tạo, quản lý, sử dụng nhân tài, các nhà khoa học theo nhu cầu xã hội và lợi ích quốc gia.

 

Trí thức Việt kiều với công cuộc phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.

 

Lực lượng trí thức Việt kiều không chỉ bao gồm hàng trăm ngàn người có trình độ từ đại học trở lên, cùng với đông đảo lực lượng học sinh, nghiên cứu sinh, thực tập khoa học, chuyên gia Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài. Ngoài ra còn tính đến tương lai của hàng triệu trẻ em, thanh niên Việt kiều đang học ở các nước sở tại. Hơn nữa trí thức Việt kiều có chuyên môn cao và đa phần làm việc tại các nước tiên tiến, có quan hệ tốt với nước sở tại.

 

Có thể nói lực lượng trí thức Việt kiều là tiềm năng lớn và đặc thù riêng của Việt Nam. Tiềm năng đó trước hết là trí tuệ, kiến thức và quan hệ quốc tế.    

                                           

Trong những năm qua, cùng với chính sách chung  cho Việt kiều, Nhà nước bắt đầu có những hoạt động cụ thể tập hợp và thu hút trí thức Việt kiều tham gia công cuộc xây dựng đất nước. Tổ chức các cuộc hội thảo trí thức Việt kiều, thu hút một số trí thức Việt kiều về làm việc, đầu tư trong nước. Khuyến khích các trí thức Việt kiều giúp đào tạo cho học sinh, sinh viên, nghiên cứu khoa học ở nước ngoài v.v.. Tuy nhiên do phần lớn các trí thức Việt kiều hiện đang làm việc ở nước ngoài và biện pháp thu hút trí thức Việt kiều còn chưa hoàn thiện, nên sự đóng góp của họ với đất nước còn rất hạn chế.                              

 

Có thể thấy một thế mạnh của trí thức Việt kiều là những kiến thức từ thực tiễn làm việc tại các nước sở tại và quan hệ quốc tế của họ. Nhiều vấn đề chúng ta đang giải quyết hay phải đối mặt trong tương lai, cũng là những vần đề mà nhiều nước trên thế giới đã trải qua. Việc hoạch định chính sách hay đề xuất các biện pháp thực hiện sai lầm có thể phải trả giá đắt. Nhất là các vấn đề nổi trội như quy hoạch đô thị, giao thông, cơ sở hạ tầng, định hướng phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam v.v… Trong nhiều lĩnh vực, các trí thức Việt kiều vừa có kiến thức chung, có quan hệ quốc tế, có kinh nghiệm thực tiễn, có sự am hiểu Việt Nam, có tinh thần dân tộc sẽ hợp tác tốt hơn với các cộng sự Việt Nam để tạo ra những sản phẩm hay các công nghệ mới tối ưu cho Việt Nam.

 

Từ thực tiễn, có thể đề xuất một số quan điểm chung khi xây dựng chính sách thu hút trí thức Việt kiều đối với sự phát triển đất nước:                                              

 

1. Khơi dậy tinh thần dân tộc và ý thức hướng về Tổ quốc. Đó là quá trình liên tục và lâu dài không chỉ cho lực lượng trí thức hiện tại mà còn cho nhiều thế hệ trẻ Việt kiều. 

 

2. Lấy ý tưởng huy động từ xa làm gốc. Huy động từ xa không chỉ phát huy được sức mạnh của lực lượng trí thức Việt kiều, quan hệ quốc tế của họ, mà góp phần khơi thông luồng trí thức quốc  tế  với Việt  Nam.                     

 

3. Tạo sự liên kết bền vững giữa lực lượng trí thức trong nước với trí thức Việt kiều. Tạo điều kiện để trí thức Việt kiều cùng tham gia giải quyết các vấn đề chung của đất nước. Được tôn vinh, đảm bảo quyền lợi như các trí thức trong nước, cũng như có điều kiện làm việc hay trở thành các trí thức trong nước khi trở về Việt Nam.

 

Từ những yêu cầu của trí thức Việt Nam và tiềm năng của trí thức Việt kiều có thể đề cập một số biện pháp cụ thể như:

 

- Xây dựng chính sách thu hút lực lượng trí thức Việt kiều vào các hoạt động chung của trí thức Việt Nam. Tập hợp lực lượng trí thức Việt kiều, như tổ chức các hiệp hội, câu lạc bộ trí thức Việt kiều tại Việt Nam hay ở nước ngoài. Tổ chức các hoạt động cụ thể có sự đóng góp, hiến kế, phản biện, hợp tác đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ mới của các trí thức Việt kiều. Đồng thời có sự đánh gíá, tôn vinh, cơ chế hưởng lợi cho các trí thức Việt kiều có những đóng góp thiết thực và hiệu quả. 

                   

- Tạo điều kiện cho các trí thức Việt kiều, các nhà khoa học tới Việt Nam giao lưu, hợp tác, tham gia đào tạo, chuyển giao công nghệ. Đặc biệt chú ý các chương trình giao lưu, đào tạo ngắn hạn.

 

- Hỗ trợ trực tiếp cho các hoạt động giao lưu hướng về cội nguồn của thanh, thiếu niên và sinh viên Việt kiều. Tổ chức các Trung tâm Văn hóa Việt Nam, các trường tiếng Việt ở nước ngoài. Giúp các sinh viên Việt Nam đang học tập tại nước ngoài hay sinh viên Việt kiều tham gia các đề tài nghiên cứu về Việt Nam hay thực tập tại Việt Nam.                

 

- Xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về các vấn đề mà Việt Nam đang quan tâm. Trên cơ sở đó trí thức Việt kiều có điều kiện trực tiếp đóng góp kiến thức của mình và tạo điều kiện giúp cho các nhà khoa học, các sinh viên quốc tế hiểu biết về Việt Nam và có cơ hội cùng hợp tác.                                     

 

Với tình yêu Tổ quốc, niềm vinh dự là người trí thức Việt Nam, hy vọng các trí thức Việt kiều sẽ cùng với các trí thức trong nước sẽ là lực lượng xung kích để xây dựng đất nước trong kỷ nguyên hội nhập quốc tế.

 

Theo NVX

 

Đọc thêm

Điện chia buồn nguyên Toàn quyền Quần đảo Solomon qua đời

Điện chia buồn nguyên Toàn quyền Quần đảo Solomon qua đời

Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi điện chia buồn khi được tin nguyên Toàn quyền Quần đảo Solomon David Vunagi qua đời.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình gặp Thủ hiến bang Hessen, Đức

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình gặp Thủ hiến bang Hessen, Đức

Phó Thủ tướng Thường trực khẳng định, Việt Nam coi trọng làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược với Đức nói chung và với bang Hessen nói ...
Giá vàng hôm nay 26/3/2025: Giá vàng chưa chạm đỉnh cao nhất, 'hạ nhiệt' nhất thời, cơ hội 'rinh' hàng vào danh mục đầu tư

Giá vàng hôm nay 26/3/2025: Giá vàng chưa chạm đỉnh cao nhất, 'hạ nhiệt' nhất thời, cơ hội 'rinh' hàng vào danh mục đầu tư

Dù giá vàng đã vượt ngưỡng 3.000 USD/ounce, các phân tích kỹ thuật chỉ rõ, có thể không phải là đỉnh của đợt tăng giá.
Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực gắn với hoàn thành sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực gắn với hoàn thành sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Tổng Bí thư đề nghị làm tốt công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong xã hội về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực...
Tin thế giới 25/3: Đàm phán Nga-Mỹ tại Riyadh không như mong đợi, Israel ra điều kiện tiên quyết với Hamas, Hải cảnh Trung Quốc đuổi tàu cá Nhật Bản

Tin thế giới 25/3: Đàm phán Nga-Mỹ tại Riyadh không như mong đợi, Israel ra điều kiện tiên quyết với Hamas, Hải cảnh Trung Quốc đuổi tàu cá Nhật Bản

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
JETRO đánh giá cao môi trường đầu tư của Việt Nam, nhận định hai điểm nổi bật

JETRO đánh giá cao môi trường đầu tư của Việt Nam, nhận định hai điểm nổi bật

Chiều 25/3, tại Hà Nội, JETRO phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Chương trình kết nối doanh nghiệp Việt Nam-Nhật Bản.
Kế hoạch đưa lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu đến Ukraine, toan tính và tính khả thi

Kế hoạch đưa lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu đến Ukraine, toan tính và tính khả thi

Thỏa thuận ngừng bắn giữa Nga và Ukraine đang dò dẫm từng bước thì lãnh đạo một số nước châu Âu sốt sắng chuẩn bị kế hoạch gìn giữ hòa bình...
Điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ: Hai giờ kịch tính, tín hiệu mở đường và ai mới là 'trùm cuối'

Điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ: Hai giờ kịch tính, tín hiệu mở đường và ai mới là 'trùm cuối'

Cuộc điện đàm giữa Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Vladimir Putin không đạt kết quả như trông đợi, nhưng gợi mở những vấn đề hệ trọng.
Thủ tướng New Zealand thăm Ấn Độ: Chuyến công du bắc cầu

Thủ tướng New Zealand thăm Ấn Độ: Chuyến công du bắc cầu

Rời New Delhi với nhiều văn bản được ký kết, nhưng thỏa thuận tái khởi động đàm phán FTA với Ấn Độ là kết quả mà Thủ tướng New Zealand hài lòng nhất.
Chính trường Đức: Cái bắt tay suôn sẻ giữa CDU/CSU và SPD

Chính trường Đức: Cái bắt tay suôn sẻ giữa CDU/CSU và SPD

Với cái bắt tay giữa CDU/CSU và SPD, Đức dự báo sẽ có chính phủ mới vào dịp lễ Phục sinh tới, với Thủ tướng là ông Friedrich Mer...
Thỏa thuận ngừng bắn tạm thời ở Ukraine và con đường đến hòa bình

Thỏa thuận ngừng bắn tạm thời ở Ukraine và con đường đến hòa bình

Việc Ukraine đồng ý với đề xuất thỏa thuận ngừng bắn 30 ngày của Mỹ không bất ngờ. Bất ngờ có thể xuất hiện trong cuộc gặp Mỹ-Nga và động thái của các bên liên ...
Kế hoạch tái vũ trang châu Âu, toan tính và hệ lụy

Kế hoạch tái vũ trang châu Âu, toan tính và hệ lụy

Quyết định tái vũ trang châu Âu cho thấy thay đổi trong chính sách an ninh của khối giữa thời điểm quan hệ xuyên Đại Tây Dương đang xuất hiện nhiều rạn nứt...
Trung Quốc và đấu pháp 'Thái cực quyền' nhằm ứng phó với chính sách 'Trump 2.0'

Trung Quốc và đấu pháp 'Thái cực quyền' nhằm ứng phó với chính sách 'Trump 2.0'

Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên đã phân tích những tác động của phong trào MAGA và chính sách kinh tế của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc.
Trung Quốc vẫn không ngừng trỗi dậy, liệu phong trào MAGA có đủ sức 'cản đường' Bắc Kinh?

Trung Quốc vẫn không ngừng trỗi dậy, liệu phong trào MAGA có đủ sức 'cản đường' Bắc Kinh?

Với việc Mỹ tiếp tục dựng lên những bức tường bảo hộ, thế kỷ XXI đang dần thuộc về một Trung Quốc mạnh mẽ và năng động.
Greenland: 'Quân cờ chiến lược' trong cạnh tranh địa chính trị tại vùng cực Bắc

Greenland: 'Quân cờ chiến lược' trong cạnh tranh địa chính trị tại vùng cực Bắc

Greenland đã trở thành điểm nóng địa chính trị, thu hút sự quan tâm lớn từ các cường quốc toàn cầu.
Ấn Độ 'lội ngược dòng' sóng ngầm chính trị Nam Á

Ấn Độ 'lội ngược dòng' sóng ngầm chính trị Nam Á

Trước sự trỗi dậy của Ấn Độ, cùng với việc Mỹ chuyển trọng tâm sang châu Á, khu vực Nam Á có thể chứng kiến sự leo thang đối đầu thời gian tới.
Cựu quan chức Lầu Năm Góc phân tích chi tiết 'phao sinh tồn' của Ukraine

Cựu quan chức Lầu Năm Góc phân tích chi tiết 'phao sinh tồn' của Ukraine

Trong một bài phân tích gần đây trên Foreign Affairs, ông Celeste Wallander, cựu quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc (Mỹ) đã đánh giá về khả năng phòng thủ của Ukraine trong trường ...
Dư địa phát triển quan hệ Nga-Triều Tiên sau xung đột ở Ukraine

Dư địa phát triển quan hệ Nga-Triều Tiên sau xung đột ở Ukraine

Nga và Triều Tiên dường như đã xích lại gần nhau hơn bởi xung đột tại Ukraine và mối quan hệ này có thể tiếp tục duy trì vững chắc trong tương lai.
Phiên bản di động