Trí tuệ nhân tạo thay thế binh sĩ trong chiến tranh hiện đại?

Xuân Sơn
Đứng trước xu thế hiện đại hóa quốc phòng của thế giới, các nước đang nỗ lực tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào vũ khí truyền thống nhằm đạt được lợi thế trên chiến trường.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Trí tuệ nhân tạo thay thế binh sĩ trong chiến tranh hiện đại?
Máy bay không người lái Reapers của Mỹ, sở hữu radar tầm xa và có thể cung cấp cho bộ chỉ huy thông số hàng hải từ khoảng cách lớn. (Nguồn: Lực lượng Không quân Mỹ)

Các chiến lược gia quân sự hàng đầu cho rằng, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ tạo ra bước ngoặt trong chiến tranh hiện đại. Bởi nhà nghiên cứu công nghệ có thể tích hợp chúng vào vũ khí truyền thống, như tàu và máy bay chiến đấu, nhằm gia tăng hỏa lực và thay đổi phương thức tác chiến.

Do đó, nhiều quốc gia có tiềm lực kinh tế sẵn sàng chi tiền đầu tư, nghiên cứu nhằm cho ra những sản phẩm có khả năng chiến đấu tối ưu và giúp quân đội giành lợi thế lớn trên chiến trường.

Vậy việc tích hợp công nghệ quân sự vào vũ khí truyền thống có thế mạnh gì và các nước trên thế giới đang cạnh tranh nhau ra sao?

Lợi thế của vũ khí trang bị AI

Đầu tiên, nhờ tốc độ xử lý dữ liệu nhanh chóng, AI có thể thu thập và gửi thông tin từ vệ tinh, radar cho chỉ huy quân sự, từ đó giúp họ nắm bắt được diễn biến chiến trường và đưa ra quyết định tốt hơn. Chẳng hạn, với khả năng giám sát và phân tích hình ảnh, AI sẽ giúp máy bay không người lái nhắm bắn chính xác mục tiêu quan trọng của đối phương, như chỉ huy cấp cao hoặc căn cứ quân sự trọng yếu.

Bên cạnh đó, vũ khí truyền thống tích hợp công nghệ, đặc biệt là máy bay không người lái trang bị AI, còn có 3 lợi thế lớn khác. Một là, AI sẽ thay con người điều khiển, nên việc máy bay tự hành trên chiến trường sẽ giảm thiểu thương vong binh lính.

Hai là, chúng có thể thực hiện các thao tác mà cơ thể người không chịu đựng được, chẳng hạn sự gia tăng áp suất không khí khi máy bay nâng độ cao có thể khiến phi công bất tỉnh. Do đó, máy bay không người lái không cần lắp đặt thiết bị cung cấp oxy.

Ba là, trong khi máy bay chiến đấu có người lái tiêu tốn hàng chục triệu USD, thì máy bay chiến đấu tự hành chỉ mất vài triệu USD. Với giá thành như vậy, bộ máy quân sự sẽ tiết kiệm được khoản kinh phí lớn.

AI trong chiến tranh hiện đại

Xung đột Nga-Ukraine là bằng chứng thiết thực cho tác động của công nghệ quân sự đối với diễn biến chiến trường. Trong báo cáo hồi tháng 5 của Dự án Nghiên cứu cạnh tranh đặc biệt, lực lượng Kiev và Moscow đều đang tích hợp vũ khí truyền thống với AI, hình ảnh vệ tinh, cùng các loại đạn thông minh. Nhờ việc ứng dụng công nghệ, hai bên đã cải thiện đáng kể sát thương của pháo binh và tên lửa.

Tin liên quan
Đối đầu lưỡng đảng Mỹ và giờ khắc 0h01 của Nhà Trắng Đối đầu lưỡng đảng Mỹ và giờ khắc 0h01 của Nhà Trắng

Bên cạnh đó, việc chuyển giao công việc giữa người và robot đang diễn ra trên chiến trường. Trong bối cảnh máy bay trực thăng trinh sát có người lái dễ bị tấn công, nên chỉ huy của hai nước đều đang dần chuyển giao vai trò đó cho máy bay tự hành.

Phát biểu tại Hội nghị về công nghệ quân sự ở Washington ngày 28/8, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Kathleen Hicks lưu ý, cuộc giao tranh tại Ukraine chứng minh rằng, sản phẩm công nghệ của công ty thương mại có thể đóng vai trò quyết định đối với chiến tranh hiện đại.

Đối đầu công nghệ quân sự Mỹ-Trung

Trí tuệ nhân tạo thay thế binh sĩ trong chiến tranh hiện đại?
FH-97A là thành tựu nổi bật của ngành công nghiệp máy bay không người lái (UAV) của Trung Quốc. Với tính năng điều khiển bằng AI, những chiếc UAV thế hệ mới này sẽ giúp gia tăng mạnh mẽ sức mạnh quốc phòng. (Nguồn: Reuters)

Nhận thức được lợi thế của công nghệ trong chiến lược quân sự, Mỹ và Trung Quốc đang chạy đua để tối đa hóa khả năng tác chiến bằng AI và cân bằng sức mạnh với đối phương.

Kể từ năm 2010, Bắc Kinh đã tăng mạnh chi tiêu trong lĩnh vực nghiên cứu công nghệ quân sự, trong đó có AI và học máy (machine learning). Thông tin từ công ty nghiên cứu công nghiệp và công nghệ của Trung Quốc Datena cho biết, Bắc Kinh đã chi lần lượt khoảng 3,1 triệu USD và 8,5 triệu USD cho nghiên cứu AI và học máy vào năm 2011. Đến năm 2019, Trung Quốc tiếp tục rót 86 triệu USD cho AI và khoảng 55 triệu USD cho học máy.

Tại triển lãm hàng không Chu Hải vào tháng 11/2022, Bắc Kinh đã trình làng mẫu máy bay tự hành FH-97A, có chức năng giống máy bay chiến đấu phản lực, hoạt động song song với máy bay chiến đấu có người lái, nhằm cung cấp thông tin tình báo và bổ sung hỏa lực cho quân đội.

Nhà Trắng đã có những phản ứng nhất định trước sự phát triển vượt bậc của công nghệ quân sự Trung Quốc. Ngày 28/8, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Kathleen Hicks cho biết, Washington sẽ triển khai hàng nghìn hệ thống tự hành trong hai năm tới, nhằm bù đắp lợi thế về số lượng vũ khí và con người của Trung Quốc.

Trước đó, phát biểu tại hội nghị ở Colorado vào tháng 3, Bộ trưởng Không quân Mỹ Frank Kendall cho biết, Washington đang lên kế hoạch xây dựng một phi đội gồm 1.000 máy bay chiến đấu không người lái. Đến tháng 8, chính quyền Tổng thống Joe Biden ký sắc lệnh cấm một số khoản đầu tư mới của Mỹ vào Trung Quốc, trên lĩnh vực công nghệ nhạy cảm liên quan tới quân sự.

Như vậy, vũ khí truyền thống tích hợp công nghệ hiện đại đem lại cho lực lượng tác chiến rất nhiều lợi thế, bao gồm khả năng xử lý dữ liệu, phân tích hình ảnh, giảm thiểu thương vong và bảo vệ người lính, cũng như tiết kiệm kinh phí.

Do đó, nhiều quốc gia trên thế giới đang tích cực hiện đại hóa khí tài của mình nhằm nâng cao hỏa lực và cân bằng sức mạnh với đối phương.

Cuộc đối đầu giữa binh sĩ Moscow và Kiev trên chiến trường Ukraine là một trường hợp điển hình, trong đó hai bên sử dụng AI và các loại đạn thông minh để kiềm tỏa lẫn nhau.

Không đứng ngoài xu thế, Mỹ và Trung Quốc cũng nỗ lực tích hợp công nghệ vào bộ máy quốc phòng, đặc biệt là áp dụng AI cho hệ thống tự hành và máy bay không người lái. Do lo ngại việc Trung Quốc ngày càng chi tiêu mạnh để phát triển công nghệ quân sự, Mỹ đang có kế hoạch xây dựng một phi đội máy bay tự hành lớn nhằm đáp ứng tình thế cạnh tranh hiện nay.

Tây Ban Nha: Nhà khoa học tìm thấy khối long diên hương trong ruột con cá nhà táng đã chết

Tây Ban Nha: Nhà khoa học tìm thấy khối long diên hương trong ruột con cá nhà táng đã chết

Một con cá nhà táng chết dạt vào bãi biển ở đảo La Palma, thuộc quần đảo Canary, Tây Ban Nha, không ai ngờ bên ...

Tướng Italy: Bức tranh Nga-Ukraine đang thay đổi, Kiev 'không thể nắm phần thắng'

Tướng Italy: Bức tranh Nga-Ukraine đang thay đổi, Kiev 'không thể nắm phần thắng'

Theo Tướng Marco Bertolini, cựu lãnh đạo Bộ Chỉ huy Tác chiến liên hợp Italy, những mục tiêu hiện nay của Ukraine sẽ “không thể ...

Thổ Nhĩ Kỳ-Israel: Thời thế thay đổi, ‘giọng điệu’ đổi thay?

Thổ Nhĩ Kỳ-Israel: Thời thế thay đổi, ‘giọng điệu’ đổi thay?

Có nhiều nguyên nhân để Thổ Nhĩ Kỳ ‘dịu giọng’ với Israrel và một trong những lý do đó là lợi ích kinh tế.

Xu hướng người Israel di cư nước ngoài, Mỹ không còn là điểm đến ưu tiên

Xu hướng người Israel di cư nước ngoài, Mỹ không còn là điểm đến ưu tiên

Ngày 27/9, theo khảo sát của Viện nghiên cứu Dân tộc Do Thái (JPPI), khoảng 37% người Israel đang có kế hoạch xin hộ chiếu ...

Nhấn mạnh tầm quan trọng của BRICS Pay, quốc gia này sẽ thay thế SWIFT

Nhấn mạnh tầm quan trọng của BRICS Pay, quốc gia này sẽ thay thế SWIFT

Ngày 30/9, Chủ tịch Quốc hội Iran Bagher Ghalibaf cho biết, sau khi gia nhập Nhóm BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và ...

(theo Reuters)

Đọc thêm

Tân Tổng thống Bắc Macedonia Davkova tuyên thệ nhậm chức

Tân Tổng thống Bắc Macedonia Davkova tuyên thệ nhậm chức

Tổng thống đắc cử của CH Bắc Macedonia Gordana Siljanovska-Davkova chính thức trở thành nữ tổng thống đầu tiên của đất nước này.
Nhà leo núi Kami Rita Sherpa và kỷ lục 29 lần chinh phục thành công đỉnh Everest

Nhà leo núi Kami Rita Sherpa và kỷ lục 29 lần chinh phục thành công đỉnh Everest

Ông Kami Rita Sherpa phá kỷ lục thế giới của chính mình khi vừa có lần thứ 29 chinh phục thành công đỉnh núi cao nhất hành tinh Everest.
Công bố cải tổ nội các, Singapore có sự thay đổi vị trí của nhân sự cấp cao, ông Lý Hiển Long sẽ làm gì?

Công bố cải tổ nội các, Singapore có sự thay đổi vị trí của nhân sự cấp cao, ông Lý Hiển Long sẽ làm gì?

Ngày 13/5, Thủ tướng sắp nhậm chức của Singapore Lawrence Wong công bố cải tổ nội các quy mô nhỏ trước khi đảm nhận vị trí lãnh đạo vào ngày ...
Chuyên gia giải mã 'cơn điên loạn' giá vàng

Chuyên gia giải mã 'cơn điên loạn' giá vàng

Chuyên gia Huỳnh Trung Khánh cho rằng, giá vàng miếng SJC tăng nóng là do tâm lý thị trường trong nước đẩy giá lên trong thời gian gần đây.
Arsenal lên kế hoạch cắt giảm nhân sự không trong kế hoạch mùa giải 2024/25

Arsenal lên kế hoạch cắt giảm nhân sự không trong kế hoạch mùa giải 2024/25

Arsenal đang lên kế hoạch cho đợt bán cầu thủ rầm rộ vào Hè tới, với ít nhất 10 cái tên sẽ phải ra đi.
VCK EURO 2024: Nước Đức ưu tiên vấn đề an ninh lên hàng đầu

VCK EURO 2024: Nước Đức ưu tiên vấn đề an ninh lên hàng đầu

Bảo đảm an toàn cho người hâm mộ và các cầu thủ sẽ là một nhiệm vụ lớn đối với nước Đức, trong bối cảnh quốc gia này sẽ đăng ...
Tân Tổng thống Bắc Macedonia Davkova tuyên thệ nhậm chức

Tân Tổng thống Bắc Macedonia Davkova tuyên thệ nhậm chức

Tổng thống đắc cử của CH Bắc Macedonia Gordana Siljanovska-Davkova chính thức trở thành nữ tổng thống đầu tiên của đất nước này.
Công bố cải tổ nội các, Singapore có sự thay đổi vị trí của nhân sự cấp cao, ông Lý Hiển Long sẽ làm gì?

Công bố cải tổ nội các, Singapore có sự thay đổi vị trí của nhân sự cấp cao, ông Lý Hiển Long sẽ làm gì?

Ngày 13/5, Thủ tướng sắp nhậm chức của Singapore Lawrence Wong công bố cải tổ nội các quy mô nhỏ trước khi đảm nhận vị trí lãnh đạo vào ngày 15/5.
Ba Lan: Lại xảy ra hỏa hoạn lớn, vụ thứ 2 sau chưa đầy một ngày, 10 xe bus bị thiêu rụi

Ba Lan: Lại xảy ra hỏa hoạn lớn, vụ thứ 2 sau chưa đầy một ngày, 10 xe bus bị thiêu rụi

Rạng sáng 13/5 (giờ địa phương), một vụ hỏa hoạn tại kho hàng ở miền Nam Ba Lan, khiến 10 xe bus của một công ty vận tải tư nhân bị thiêu rụi.
Lý do Tổng thống Putin bất ngờ chọn người 'ngoại đạo' làm Bộ trưởng Quốc phòng Nga

Lý do Tổng thống Putin bất ngờ chọn người 'ngoại đạo' làm Bộ trưởng Quốc phòng Nga

Tổng thống Nga Putin quyết định thay thế đồng minh lâu năm là Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu bằng cựu Phó Thủ tướng chuyên trách kinh tế.
Thủ tướng Campuchia chuẩn bị thăm Hàn Quốc

Thủ tướng Campuchia chuẩn bị thăm Hàn Quốc

Thủ tướng Campuchia Hun Manet sẽ có chuyến thăm chính thức 4 ngày tới Hàn Quốc bắt đầu từ ngày 15/5.
Chủ tịch Triều Tiên khẳng định ngành công nghiệp quốc phòng 'phát triển vượt bậc ở cấp độ thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên khẳng định ngành công nghiệp quốc phòng 'phát triển vượt bậc ở cấp độ thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un kêu gọi nước này nỗ lực tăng cường năng lực pháo binh của quân đội.
Bầu cử Nghị viện châu Âu: Cực hữu sẽ nhiều hơn?

Bầu cử Nghị viện châu Âu: Cực hữu sẽ nhiều hơn?

Cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu sắp tới không chỉ là một trong những cuộc bầu cử lớn nhất thế giới mà còn được đặc biệt chú ý khi châu Âu đang phải đối ...
Những ngày ‘trọn vẹn’ của Thủ tướng Nhật Bản

Những ngày ‘trọn vẹn’ của Thủ tướng Nhật Bản

Với các điểm đến ở châu Âu và Mỹ Latinh, chuyến đi của Thủ tướng Nhật Bản là một cơ hội rất thuận lợi để Tokyo gia tăng ảnh hưởng và vai trò của mình.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

Ứng dụng của AI trong quân sự là phát triển các hệ thống vũ khí tự hành. AI trở thành thứ vũ khí đầy sức mạnh nhưng cũng nhiều nguy cơ.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Truyền thông Campuchia: Chiến thắng Điện Biên Phủ là hình mẫu về tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương

Truyền thông Campuchia: Chiến thắng Điện Biên Phủ là hình mẫu về tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương

Những ngày qua, truyền thông Campuchia đã đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh về sự kiện Việt Nam kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Truyền thông Uruguay đưa tin đậm nét về chiến thắng Điện Biên Phủ

Truyền thông Uruguay đưa tin đậm nét về chiến thắng Điện Biên Phủ

Tờ Grupo R Multimedio của Uruguay khẳng định Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son vàng chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chuyến thăm châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần này là nỗ lực cấp cao nhất nhằm cứu vãn những đứt gãy giữa Trung Quốc và EU.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Phiên bản di động