Nhỏ Bình thường Lớn

Trí tuệ nhân tạo sẽ tác động tới chiến tranh trong tương lai ra sao?

Các chuyên gia Mỹ đã đưa ra một số dự báo về khả năng của trí tuệ nhân tạo (AI) áp dụng vào chiến tranh trong tương lai.
Trí tuệ nhân tạo sẽ tác động tới chiến tranh trong tương lai như thế nào
Mô phỏng một cuộc chiến tranh trong tương lai có sự tham gia của trí tuệ nhân tạo AI. Ảnh minh họa. (Nguồn: Bloomberg)

AI làm tăng các yếu tố mang tính tự động hóa, do đó nó có khả năng khiến các cuộc chiến trong tương lai trở nên tàn khốc hơn nhiều.

Pphát biểu trong một cuộc họp ở Quốc hội Mỹ, ông Alexandr Wang, giám đốc công ty Scale AI của Mỹ cho rằng, AI có thể nhanh chóng tổng hợp khối lượng khổng lồ các dữ liệu thông tin do các vệ tinh, radar, cảm biến và hoạt động gián điệp thu thập về, từ đó cung cấp cho người sử dụng AI những lợi thế thực sự.

"Chúng tôi có phần mềm quân sự lớn nhất thế giới, có khả năng xử lý 22 terabyte dữ liệu mỗi ngày. Nếu có thể tận dụng khả năng của AI, chúng ta có thể tạo ra lợi thế khổng lồ khi ứng dụng AI vào hoạt động quân sự", ông nói.

Nhân vật này cũng tiết lộ Scale AI đang có một hợp đồng tuyệt mật với một đơn vị lớn của quân đội Mỹ. Chatbot mang tên "Donovan" của Scale AI cho phép người chỉ huy đơn vị lên kế hoạch và hành động trong vòng vài phút thay vì hàng tuần.

Các robot, thiết bị bay không người lái, ngư lôi... và mọi loại vũ khí đều có thể chuyển thành hệ thống tự động nhờ những cảm biến phức tạp được quản lý bằng AI.

Tuy nhiên, "tự động không có nghĩa là vũ khí có thể tự quyết định bắt đầu một cuộc chiến tranh", ông Stuart Russell, giáo sư khoa học máy tính ở Đại học California tại Berkeley, giải thích.

Tin liên quan
Bảo vệ dữ liệu cá nhân: Cảnh giác với những trào lưu làm lộ, lọt thông tin Bảo vệ dữ liệu cá nhân: Cảnh giác với những trào lưu làm lộ, lọt thông tin

Vũ khí tự động có một số lợi thế tiềm năng khi tấn công đối phương. Chúng có thể hoạt động hiệu quả hơn, chi phí sản xuất rẻ.

Tàu ngầm, tàu chiến và máy bay có thể hoạt động tự động, giúp tăng cường trinh sát, do thám hoặc hỗ trợ hậu cần ở những khu vực xa xôi hẻo lánh hoặc nguy hiểm.

Những phương tiện này đang là trung tâm của chương trình "Replicator" do Bộ Quốc phòng Mỹ thực hiện. Mục tiêu của chương trình này là triển khai vài nghìn phương tiện rẻ và dễ thay thế ở các khu vực, từ trên biển tới ngoài không gian vũ trụ.

Nhiều công ty Mỹ cũng đang phát triển và thử nghiệm các phương tiện tự động như công ty Anduril ở California với phương tiện dưới nước nhằm tiến hành các nhiệm vụ phòng thủ và thương mại, bao gồm lắp đặt các cảm biến hải dương học tầm xa để chống tàu ngầm, đo đạc địa hình đáy biển, và khai thác mỏ.

Elon Musk tích hợp trí tuệ nhân tạo vào mạng xã hội X

Elon Musk tích hợp trí tuệ nhân tạo vào mạng xã hội X

Mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới do công ty khởi nghiệp xAI của tỷ phú Elon Musk phát triển sẽ được tích hợp ...

Trí tuệ tăng cường - một khía cạnh khác của Trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ tăng cường - một khía cạnh khác của Trí tuệ nhân tạo

Với sự lan tỏa mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, người ta hay nhắc đến AI hay còn gọi là trí tuệ ...

Ba nước châu Âu đạt thỏa thuận về quản lý AI trong tương lai

Ba nước châu Âu đạt thỏa thuận về quản lý AI trong tương lai

Đức, Pháp và Italy đã đạt được thỏa thuận về cách thức quản lý AI trong tương lai, qua đó đẩy nhanh các cuộc đàm ...

Tốc độ nhanh ‘khủng khiếp’ của Trạm vũ trụ quốc tế ISS

Tốc độ nhanh ‘khủng khiếp’ của Trạm vũ trụ quốc tế ISS

Tốc độ bay vòng quanh Trái đất của Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) có thể khiến nhiều người cảm thấy “kinh hoàng”.

Phát hiện chấn động về kim tự tháp cổ nhất thế giới tại Indonesia

Phát hiện chấn động về kim tự tháp cổ nhất thế giới tại Indonesia

Một nhóm các nhà khảo cổ, nhà địa vật lý, nhà địa chất và nhà cổ sinh vật học ở Indonesia đã tìm thấy bằng ...

(theo Saipan Tribune)