TIN LIÊN QUAN | |
Hai máy bay ném bom B-1B Lancer của Mỹ hoạt động tại Biển Đông | |
Bộ Quốc phòng Mỹ lên án Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam ở Biển Đông |
Bài báo về trên tờ National Interest. (Ảnh chụp màn hình) |
Trong tháng 5/2020, lực lượng tàu ngầm thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ tuyên bố tất cả các tàu ngầm tiền phương của họ đều đồng loạt tiến hành "các hoạt động ứng phó dự phòng" ở Tây Thái Bình Dương để hậu thuẫn chính sách Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở của Lầu Năm Góc.
Theo National Interest, động thái trên là nhằm chống lại chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời cũng phần nào bác bỏ quan niệm cho rằng Hải quân Mỹ đã bị suy yếu vì chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2) gây ra đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.
Trong khoảng 2 tháng gần đây, Trung Quốc bị cáo buộc gia tăng việc củng cố các đảo nhân tạo và "bắt nạt" các quốc gia khác trong khu vực trong bối cảnh phần lớn thế giới tập trung vào việc chống đại dịch Covid-19.
National Interest dẫn lại một phóng sự của Honolulu Star-Advertiser cho biết ít nhất 7 tàu ngầm Mỹ, cũng có thể nhiều hơn - trong đó có 4 tàu ngầm tấn công đóng quân ở đảo Guam, tàu USS Alexandria đóng quân ở San Diego và các tàu đóng quân ở Hawaii - tham gia vào hoạt động biểu dương sức mạnh của Hải quân Mỹ trong khu vực, đồng thời cho thấy rõ Lầu Năm Góc có thể tiến hành các hoạt động linh hoạt và không thể đoán trước được.
Thông thường, ít khi người ta nhìn thấy các tàu ngầm Mỹ. Khi Hải quân Mỹ quảng bá về sự hiện diện của lực lượng tàu ngầm, điều đó có nghĩa là Hải quân Mỹ có chủ ý đưa ra một thông điệp với đối phương. Trong trường hợp này, động thái của Mỹ cũng có thể nhằm thể hiện Washington vẫn linh hoạt cho dù nước này phải đối phó với đại dịch Covid-19.
Hải quân Mỹ tuyên bố các tàu ngầm của họ đang tiến hành huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và sử dụng các khả năng tác chiến trong lòng biển để hỗ trợ cho một loạt nhiệm vụ. Tư lệnh Lực lượng tàu ngầm, Chuẩn Đô đốc Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ Blake Converse nói: "Lực lượng tàu ngầm của chúng tôi đã chứng minh hết lần này đến lần khác rằng họ sẵn sàng hoạt động mọi lúc, mọi nơi".
Tin liên quan |
Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và cơn bão xung đột Mỹ-Trung sắp 'gõ cửa' |
Ông khẳng định: "Lực lượng tàu ngầm của Hạm đội Thái Bình Dương vẫn có sức mạnh hủy diệt, đa năng và sẵn sàng chiến đấu ngay tối nay".
Tàu ngầm được xem là một phần quan trọng trong việc duy trì cán cân sức mạnh ở khu vực Tây Thái Bình Dương bao gồm Biển Hoa Đông và Biển Đông. Lực lượng tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) của Hải quân Mỹ vẫn là trọng tâm trong kho vũ khí hạt nhân của nước này.
Ba trong số các tàu ngầm thuộc Hạm đội 7 của Mỹ đã tham gia một cuộc tập trận tác chiến tiên tiến trong tháng 5 này ở Biển Philippines, trong đó bao gồm thực hiện các hoạt động an ninh hàng hải, kịch bản chiến đấu trên mặt nước và trong lòng biển.
Lực lượng tàu ngầm Thái Bình Dương của Mỹ có năng lực tác chiến chống ngầm, chống hạm, tấn công chính xác vào các mục tiêu trên mặt đất, hoạt động tình báo, do thám, trinh sát và cảnh báo sớm cũng như có khả năng tác chiến đặc biệt và răn đe chiến lược trên toàn thế giới.
Chuẩn Đô đốc Converse nói trong một thông cáo ngày 8/5 rằng "hoạt động của chúng tôi là một minh chứng chúng tôi sẵn sàng bảo vệ lợi ích và quyền tự do của chúng ta theo luật pháp quốc tế".
Fox News dẫn lại lời các quan chức Hải quân cho biết ngày 19/5 rằng sức mạnh của Hải quân Mỹ tiếp tục hồi phục với việc tàu sân bay Theodore Roosevelt sẽ ra khơi trở lại vào cuối tuần này.
Kể từ khi tàu sân bay này phải quay về cảng, Trung Quốc dường như đã lợi dụng tình hình và tăng cường quấy rối quân đội Mỹ cũng như các đồng minh của nước này trong khu vực trong bối cảnh đại dịch toàn cầu.
Bên cạnh đó, Không quân Mỹ đã tăng cường các máy bay ném bom B-1B ở vùng biển gần Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng giữa 2 cường quốc này trên mọi mặt trận. Đoàn máy bay này được triển khai vào lúc các hoạt động quân sự gia tăng của cả Hải quân lẫn Không quân Mỹ ở Biển Đông, Biển Hoa Đông, Eo biển Đài Loan và Hoàng Hải trong năm nay, trong khi các nhà quan sát quân sự của Trung Quốc cảnh báo về nguy cơ xung đột quân sự gia tăng giữa 2 nước này.
Đáng chú ý, Không quân Mỹ đã triển khai 4 máy bay ném bom B-1B và khoảng 200 phi công từ Texas đến Căn cứ Không quân Andersen tại đảo Guam vào ngày 1/5 vừa qua, nói rằng sứ mệnh này là nhằm hỗ trợ Không quân Thái Bình Dương cũng như tiến hành huấn luyện và các hoạt động với các đồng minh và đối tác.
Tin liên quan |
Biển Đông dậy sóng không phải chỉ vì Covid-19 |
Ông Li Jie - chuyên gia quân sự đóng tại Bắc Kinh - cho rằng việc triển khai máy bay ném bom đó cho thấy Mỹ đang tìm cách duy trì năng lực răn đe chiến lược, với việc Không quân Mỹ tiến hành 11 chuyến bay trong tháng 3 và 13 chuyến bay trong tháng 4 vừa qua ở Eo biển biển Đài Loan và Biển Đông.
"Rõ ràng, các nhà hoạch định chính sách tại Lầu Năm Góc đang tìm cách tận dụng các máy bay ném bom như một công cụ mới trong năng lực răn đe chiến lược của họ chống lại Trung Quốc. Chúng ta sẽ chứng kiến sự can thiệp được tăng cường của B-1B vào không phận ở Eo biển Đài Loan và Biển Đông trong tháng 5", ông Li Jie nói.
Vị chuyên gia này lưu ý rằng ngay sau khi được điều động tới đảo Guam, 2 bay ném bom B-1B đã bay trên Biển Hoa Đông và vùng biển ngoài khơi bờ biển Đông Bắc Đài Loan vào ngày 6/5 vừa qua - một chỉ dấu đối với Đài Loan rằng Mỹ không từ bỏ ảnh hưởng quân sự của họ trong khu vực này.
Trong khi đó, Giám đốc Viện nghiên cứu thuộc Đại học Nam Kinh Zhu Feng cho hay căng thẳng ở Biển Đông đã “leo thang và không kiểm soát được” trong 3 tháng qua và được liên hệ chặt chẽ tới xung đột ngoại giao và chính trị giữa hai nước”.
Ông nhận định: “Phản ứng cứng rắn của Trung Quốc có sẽ càng khiến chính quyền Trump đẩy mạnh kiềm chế Trung Quốc trên các mặt trận khác, qua đó thúc đẩy chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Washington - một chiến lược quan trọng phục vụ Nhà Trắng lôi kéo đồng minh trong khu vực này về phía mình cũng như xa lánh Trung Quốc”.
Ngoài ra, chuyên gia bình luận quân sự Song Zhongping còn cho rằng các hoạt động bay thường xuyên của B-1 và B-52 không chỉ phô trương sự hiện diện của quân đội Mỹ, mà còn là các cuộc diễn tập chuẩn bị cho các cuộc chiến tiềm tàng trong tương lai.
“Trung Quốc và Mỹ đang bước vào một cuộc cạnh tranh chính thức và tình hình đang trở nên đáng sợ hơn cả thời Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô. Không thể loại bỏ nguy cơ xung đột quân sự ở Biển Đông và Eo biển Đài Loan”, Song Zhongping nhận định.
Mỹ tố Trung Quốc tiếp tục hành xử 'đầy mạo hiểm và leo thang' ở Biển Đông TGVN. Lầu Năm Góc cho biết quân đội Mỹ đã có những cuộc chạm trán "không an toàn" với các lực lượng vũ trang Trung Quốc ... |
Quốc vương Malaysia: Phải cảnh giác với tình hình hiện tại ở Biển Đông TGVN. Vừa qua, tại phiên họp Quốc hội kéo dài một ngày, Quốc vương Malaysia Al-Sultan Abdullah Ri'ayatuddin Al-Mustafa Billah Shah cho rằng, cần cảnh giác ... |
Việt Nam bác bỏ quyết định đơn phương cấm đánh bắt cá ở Biển Đông TGVN. Ngày 8/5, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc ban hành thông báo cấm đánh bắt cá ở Biển Đông ... |