TIN LIÊN QUAN | |
Hỗ trợ doanh nghiệp nắm vững quy tắc xuất xứ khi hội nhập | |
Cần tăng cường sự minh bạch trong thực thi EVFTA |
EVFTA có hiệu lực sẽ là cơ hội tốt để EU tiếp cận các quốc gia ven Thái Bình Dương. (Nguồn: TTXVN) |
Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) được ký kết từ tháng 12/2015 và dự kiến sẽ có hiệu lực vào năm 2018. Đối với lục địa già, EVFTA chỉ cần sự thông qua của Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu.
EVFTA được đánh giá là một hiệp định "mở" với những điều khoản ngoài phạm vi thương mại thuần túy nên có thể sẽ phải được cơ quan hành pháp và lập pháp của các quốc gia thành viên EU phê duyệt. Quy trình phê duyệt EVFTA chỉ có thể được xác định sau khi EU giải quyết được vấn đề FTA với Singapore vốn được ký kết từ năm 2014 nhưng đến nay vẫn chưa được thông qua vì những điều khoản phi thương mại.
Ngoài vấn đề "quy trình phê duyệt", sau 4 năm thương thuyết có lẽ các điều khoản về thương mại trong EVFTA đã đáp ứng được đòi hỏi của từng quốc gia thành viên. Những điều khoản về dân chủ, nhân quyền và phát triển bền vững đều nằm trong EVFTA.
Từ khi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 bùng nổ, EU vẫn chưa thoát khỏi sự suy thoái kinh tế toàn diện và sự suy sụp của một số quốc gia thành viên. Từ 3 năm nay, làn sóng di cư từ Trung Đông và châu Phi đã tạo ra cuộc khủng hoảng chính trị, an ninh nghiêm trọng trong toàn khối, cũng như giữa các quốc gia trong liên minh.
Thêm vào đó, cuộc trưng cầu dân ý về Brexit tạo ra luồng tư tưởng "thoát ra khỏi EU" hay giảm thiểu quyền hạn chính trị của Brussels để trở về một liên minh kinh tế phi chính trị. Phát triển kinh tế không thể chỉ trông cậy vào tăng trưởng nhu cầu của khối khi bình quân 10% dân số đang trong tình trạng thất nghiệp và 19% đã quá 65 tuổi. Vì vậy bắt buộc phát triển kinh tế phải dựa vào thị trường nước ngoài và những năm vừa qua EU cố gắng tìm kiếm thị trường bằng những hiệp định tự do thương mại.
Trong bối cảnh đó, EU chuyển hướng sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương là chuyện hoàn toàn dễ hiểu bởi tâm điểm của kinh tế toàn cầu đã dịch chuyển từ Bắc Đại Tây Dương qua Thái Bình Dương. Do vậy, EU phải tìm cho bằng được "những cánh cửa" để vào tâm điểm kinh tế toàn cầu và Việt Nam chính là một trong những cánh cửa lý tưởng đó.
Thật vậy, hợp tác với Việt Nam, EU có thể tiếp cận dễ dàng AEC (Cộng đồng Kinh tế ASEAN), nhất là với điều khoản rất thuận lợi trong AEC cho phép những công ty con của một nước ngoài khối, nhưng hiện đang hoạt động trong môt nước của khối, có quyền thiết lập doanh nghiệp ở một quốc gia khác của khối. Hiện Việt Nam là thành viên ASEAN duy nhất đã ký kết hiệp định thương mại tự do với EU. Hơn nữa, do Việt Nam cũng tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) nên một khi hiệp định này có hiệu lực sẽ là cơ hội tốt để EU tiếp cận các quốc gia ven Thái Bình Dương.
Tăng cường kết nối Á – Âu vì tăng trưởng bao trùm Chiều 14/7, tại Cung Nhà nước (thành phố Ulaanbaatar, Mông Cổ) đã diễn ra cuộc đối thoại giữa các đại biểu tham dự Diễn đàn ... |
Việt Nam đề nghị EU sớm phê chuẩn EVFTA Chiều 14/7, tại Ulaanbaatar, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tiếp Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ... |
EVFTA: Cần sự tiếp cận chủ động từ phía doanh nghiệp Lợi ích và cơ hội là hai khái niệm đi liền với nhau nhưng không trùng nhau. Muốn biến cơ hội thành lợi ích, doanh ... |