TIN LIÊN QUAN | |
Đức: Đảng của Thủ tướng Merkel thất thế trước AfD | |
Đức ngăn chặn các phần tử cực đoan gia nhập quân đội |
Dự thảo của ban lãnh đạo CSU cho biết, đảng này yêu cầu Chính phủ liên bang cần siết chặt hơn nữa chính sách người tị nạn và di cư, đồng thời phản đối việc một nước Đức "cởi mở" với làn sóng người di cư và tị nạn.
Người tị nạn biết ơn chính sách nhập cư rộng rãi của Đức. (Nguồn: Indian Express) |
Theo đó, CSU yêu cầu cấm sử dụng trang phục trùm đầu burka và trùm kín mặt Niqab ở nơi công cộng vì cho rằng những trang phục này gây trở ngại lớn nhất cho việc hội nhập và là "biểu hiện của việc hạ thấp người phụ nữ" không thể chấp nhận trong văn hóa Đức. CSU cho rằng, những người phụ nữ không chấp nhận quy định này có thể tìm tị nạn hoặc di cư tới một nước khác.
Điểm thứ hai theo đề nghị của CSU là không miễn thị thực cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ vào Liên minh châu Âu (EU), dù đây là một phần trong thỏa thuận giữa Brussels và Ankara về kiềm chế người tị nạn vào EU; tiếp đó là xóa bỏ quy chế quốc tịch kép, điều cũng bị coi gây trở ngại cho tiến trình hội nhập; xây dựng "luật kiểm soát và hạn chế di cư" thay vì luật di cư; thực hiện bình đẳng giới, theo đó "không được từ chối tiếp xúc hoặc làm việc với nữ bác sĩ, nữ cảnh sát hoặc nữ giáo viên vì vấn đề giới tính".
Vấn đề người di cư đang gây ra nhiều phản ứng trái chiều trong chính trường Đức. (Nguồn: CBC) |
Trong dự thảo, CSU một lần nữa kêu gọi Chính phủ Đức phải áp đặt mức trần tiếp nhận người tị nạn ở mức tối đa 200.000 người/năm, cho rằng điều này sẽ tạo thuận lợi cho hội nhập, tình hình an ninh cũng như sự chấp nhận của người dân Đức. Bên cạnh đó, CSU cũng yêu cầu cho hồi hương các trường hợp không phải người tị nạn, tiến hành kiểm soát ra vào biên giới một cách nghiêm ngặt và hiệu quả hơn, cũng như áp dụng một hệ thống đăng ký thống nhất đối với các trường hợp ra vào châu Âu.
Phản ứng trước các yêu cầu trên của CSU, đại diện các đảng trong liên minh cầm quyền ở Đức cũng như trong quốc hội đã lên tiếng kịch liệt bác bỏ những chính sách cứng rắn này. Chủ tịch đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) Sigmar Gabriel bác bỏ việc áp đặt mức trần tiếp nhận, trong khi Phó Chủ tịch SPD Manuela Schwesig đồng thời là Bộ trưởng Gia đình của Đức cho rằng, những đòi hỏi của CSU không thể giúp giải quyết khủng hoảng.
Chủ tịch đảng Xanh Simone Peter thì cho rằng, lãnh đạo CSU Horst Seehofer đang muốn đưa đảng này trở thành "đảng chị em" của đảng cánh hữu "Sự lựa chọn vì nước Đức" (AfD) ở vùng Bavaria. Chuyên gia nội vụ của đảng Xanh Volker Beck coi các kế hoạch của CSU là vi hiến và không phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc về người tị nạn. Trong khi chính trị gia đảng Cánh tả Jan Korte coi kế hoạch của CSU như bản sao chép của AfD.
UNICEF: Hơn 28 triệu trẻ em rời bỏ nhà cửa do các cuộc xung đột Đây là số liệu trong báo cáo "Cuộc khủng hoảng ngày càng trầm trọng đối với trẻ em tị nạn và di cư" của Quỹ ... |
Uy tín Thủ tướng Đức Angela Merkel sụt giảm mạnh Kết quả thăm dò dư luận của Viện Infratest Dimap (Đức) cho biết, hiện chỉ còn 47% người được hỏi hài lòng với Thủ tướng ... |
Đức: Tiếp tục nhận người tị nạn trước "thách thức lịch sử" Trước làn sóng tị nạn và những bất ổn an ninh dồn dập gần đây không chỉ ở Đức mà còn là toàn châu Âu, ... |